SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác phát triển đảng viên học sinh người Dân tộc thiểu số tại trường THPT DTNT
- Mã tài liệu: MT0230 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 965 |
Lượt tải: | 16 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT DTNT |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT DTNT |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác phát triển đảng viên học sinh người Dân tộc thiểu số tại trường THPT DTNT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức trong cấp ủy và đội ngũ cán bộ Đảng viên đối với vấn đề phát triển Đảng viên học sinh người Dân tộc thiểu số
2. Phối hợp với các tổ chức Đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường để tạo nguồn qua đó theo dõi, đào tạo và bồi dưỡng
3. Tăng cường bồi dưỡng lý luận chính trị, nâng cao trình độ cho quần chúng là người Dân tộc thiểu số
4. Thực hiện nhiệm vụ phát triển Đảng viên học sinh là người dân tộc thiểu số đảm bảo đúng tiêu chuẩn nguyên tắc và phương châm
Mô tả sản phẩm
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
- Lý do chọn đề tài:
- Theo Chỉ thị 34 ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, công tác phát triển Đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển Đảng trong trường học” khẳng định sự đề cao của Đảng đối với nguồn cán bộ trong tương lai, vì vậy công tác phát triển Đảng viên trong học sinh nói chung và học sinh người Dân tộc thiểu số nói riêng là việc làm hết sức quan trọng, ý nghĩa và cấp thiết.
- Phát triển đảng viên không chỉ nâng cao chất lượng tổ chức Đảng mà còn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
- Phát triển Đảng viên người Dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức về Chính trị – Tư tưởng cho học sinh trường Dân tộc nội trú và góp phần làm tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
- Ngày 15/10/2019, tại Trường Đại học Thủy lợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm Công tác phát triển đảng viên trong trường học.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh – Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhấn mạnh:
Công tác phát triển đảng trong học sinh – sinh viên là một trong những nội dung trọng tâm luôn được Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo thực hiện thông qua công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đối với các địa phương và các cơ sở đào tạo.
Hằng năm, trong các văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị năm học về việc thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 nhóm giải pháp cơ bản nhiệm vụ toàn ngành; Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày
08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành Giáo dục;
Hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Học sinh – Sinh viên;
Coi đây là một nội dung quan trọng nhằm góp phần định hướng nâng cao nhận thức về Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trong thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 34 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học đã đạt được những kết quả rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức đảng nói chung, cơ sở đảng trong ngành Giáo dục nói riêng.
Việc làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ góp phần quan trọng ổn định xã hội, thấm nhuần đường lối Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội; củng cố niềm tin tuyệt đối cho thế hệ trẻ kiên định đi theo con đường đổi mới đất nước của Đảng.
– Trường PT DTNT THPT là nơi đào tạo, giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc toàn diện cho con em đồng bào vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vì vậy việc phát triển Đảng viên học sinh người Dân tộc thiểu số là trách nhiệm và nghĩa vụ của Chi bộ và mỗi Đảng viên trong nhà trường.
Với những lý do trên, trong những năm qua chúng tôi có nhiều trăn trở và tìm kiếm những giải pháp tích cực nhất để thực hiện việc phát triển Đảng trong trường học, đặc biệt là Đảng viên người dân tộc thiểu số. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác phát triển đảng viên học sinh người Dân tộc thiểu số tại trường THPT DTNT” để làm SKKN.
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, học tập và đưa vào thực tiễn nhằm rút ra một số giải pháp đúng đắn, khoa học và phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao hiệu quả trong công tác phát triển Đảng viên người Dân tộc thiểu số tại trường PT DTNT THPT
- Phạm vi nghiên cứu
Phân tích, đánh giá đúng thực trạng của công tác phát triển Đảng tại chi bộ trường PT DTNT THPT.
Nghiên cứu quá trình phát hiện nhân tố, tạo nguồn, bồi dưỡng, giúp đỡ để học sinh người Dân tộc thiểu số tại trường PT DTNT THPT được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu
Từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2021 – 2022.
- Phương pháp nghiên cứu
-
- Lý luận thông qua tài liệu, các văn kiện của Đảng …..
- Thực tiễn thông qua Chi bộ, nhà trường và xã hội.
- Khảo sát điều tra nhận thức của học sinh về vấn đề nghiện cứu.
- Đàm thoại với học sinh, phụ huynh, giáo viên, cán bộ nhân viên….
- Thống kê: Kết quả các năm nghiên cứu.
Phần II. NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Cơ sở lý luận:
- Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, lấy chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Là tài sản vô cùng to lớn và quí giá cảu Đảng và dân tộc ta, đã dẫm dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, là ngọn cờ tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trước đây hôm nay và mai sau.
- Đảng CSVN luôn chăm lo tổ chức Đảng về cả chính trị tư tưởng và tình cảm, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ.
- Trong công tác xây dựng Đảng thì công tác phát triển Đảng viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng. Trong tình hình phát triển đất nước hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang bằng nhiều cách để rút ngắn khoảng cách giữa đồng bằng miền xuôi và các huyện miên fnuis về mọi mặt thì việc phát triển Đảng viên là học sinh người DTTS là một việc làm vô cùng cấp thiết và nhiều ý nghĩa. Chỉ thị 34 ngày 30/05/1998 của Bộ chính trị về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, công tác phát triển Đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển Đảng trong trường học” khẳng định sự đề cao của Đảng đối với nguồn cán bộ vừa giỏi giỏi về chuyên môn vừa có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định theo con đường của Đảng và nhân dân ta đã chọn lựa. Kết nạp học sinh, sinh viên vào Đảng, không chỉ nâng cao chất lượng tổ chức Đảng mà còn nâng cao chất lượng tổ chức Đảng mà còn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt là học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số, một lực lượng hết sức quan trọng, đóng góp một phần rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.
- Hội nghị lần thứ 4, BTV TW Đoàn khóa IX đã có sự nhìn nhận lại, đánh giá, rút kinh nghiệm về vấn đề làm thế nào để thực hiện tốt chỉ thị 34 của bộ
Chính trị, đẩy mạnh cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam”. Kết luận 138 tại hội nghị đã là động lực thúc đẩy công tác phát triển Đảng trong Đoàn viên thanh niên Nghệ An, cho học sinh trong các trường THPT nói chung và ĐVTN người DTTS nói riêng có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, công tác phát triển Đoàn viên trong học sinh THPT nhiều hạn chế do những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất: Số lượng ĐVTN nhận thức đúng đắn t/c Đảng chưa nhiều do đó chưa có mục tiêu, động lực để phấn đấu vào hàng ngũ của Đảng.
- Thứ hai: Để được đứng vào hàng ngũ của Đảng học sinh cần phải phát
triển toàn diện, vừa giỏ về học lực, tốt về đạo đức, hoạt động bề nổi năng nổ, linh hoạt …
Theo điều lệ của Đảng và đáp ứng bộ tiêu chí của Chi bộ
- Thứ ba: Quy định về tuổi kết nạp Đảng củng là một nguyên nhân khách quan hạn chế công tác phát triển Đảng trong trường. Nhiều học sinh ưu tú đã được tham gia học lớp cảm tình Đảng nhưng cho đến khi tốt nghiệp ra trường vẫn chưa đủ 18 tuổi để xét kết nạp mặc dầu quá trình phất đấu rất tốt và đảm bảo đầy đủ các tiêu chí được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
- Cơ sở thực tiễn:
- Tình hình công tác phát triển Đảng viên trong trường học nói chung và
học sinh trường THPT DTNT nói riêng.
Tình hình công tác phát triển Đảng viên trong các trường THPT nói chung:
- Phát triển Đảng trong Đoàn viên thanh niên học sinh là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu tại các trường THPT hôm nay. Bồi dưỡng và kết nạp nhiều học sinh vào hàng ngũ Đảng không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên mà đây sẽ là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Công tác phát triển Đảng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các t/c Đảng, đặcbiệt là trong các trường học. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng nhấn mạnh “Phát triển Đảng viên theo đúng qui định, chú ý những người ưu tú trong công nhân, đội ngũ tri thức, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh …” đặc biệt chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của BTC về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố t/c Đảng, đoàn thể quần chúng và côn tác phát triển đảng viên trong trường học” đã đề ra cho các cấp ngành, các chi bộ trường THPT “tích cực tạo nguồn làm tốt công tác phát triển Đảng viên trong cán bộ, giáo viên, học sinh …” đặc biệt là ĐVTN ưu tú trong học sinh.
- Từ sự quan tâm đặc biệt đó của bộ chính trị và ban BTTW Đảng đối với công tác phát triển Đảng trong các trường học, các cơ sở giáo dục cũng đã xác định t/c Đnảg trong nhà trường là hạt nhân chính trị, tập hợp lực lượng quần chúng lớn nhằm thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Công tác xây dựng củng cố và phát triển t/c Đảng trong nhà trường đã và đang là nhiệm vụ quang trọng để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong nhà trường. Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên trong các trường THPT thực chất là nhằm góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ
Đảng viên có năng lực, trí tuệ và đạo đức cách mạng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là đào tạo ra những cán bộ, Đảng viên của Đảng ………….
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]