SKKN Một số kinh nghiệm trong thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Sinh học 11 nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh
- Mã tài liệu: MP0784 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 754 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Sinh học 11 nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh” triển khai các biện pháp như sau:
Việc xác định loại hình trò chơi cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung, đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của lớp học.
Trong quy trình tổ chức dạy học một chủ đề sinh học 11, thì giáo viên có thể lồng ghép và thiết kế trò chơi trên các phần mềm sau:
(1) Powerpoil; (2) Active; (3) Quizzi.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | TRANG |
1 | I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN | 7 |
2 | Tên sáng kiến | 7 |
3 | Lĩnh vực áp dụng sáng kiến | 7 |
4 | Phạm vi áp dụng sáng kiến | |
5 | Thời gian áp dụng sáng kiến | 7 |
6 | Tác giả | 7 |
7 | II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN | 7 |
8 | 1. Tình trạng giải pháp đã biết | 7 |
9 | 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến | 7 |
10 | 2.1. Mục đích của giải pháp | 7 |
11 | 2.2. Nội dung giải pháp | 7 |
12 | 2.2.1. Cách thức thực hiện. | 7 |
13 | 2.2.2. Các bước thực hiện giải pháp. | 8 |
14 | 2.2.2.1. Những căn cứ và nguyên tắc thiết kế, tổ chức trò chơi tri thức trong giờ lên lớp. | 8 |
15 | 2.2.2.2. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng trò chơi trong dạy học sinh học ở trường THPT. | 8 |
16 | 2.2.2.3. Một số kinh nghiệm trong thiết kế và tổ chức trò chơi. | 10 |
17 | 2.3. Tính mới của giải pháp. | 20 |
18 | 3. Khả năng áp dụng của giải pháp. | 21 |
19 | 4. Hiệu quả, lợi ích của sáng kiến | 22 |
20 | 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu | 24 |
21 | 6. Các tài liệu mật | 25 |
22 | 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến | 25 |
23 | 8. Tài liệu kèm theo | 25 |
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN | 25 |
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT | Trung học phổ thông |
ĐC | Đối chứng |
TN | Thực nghiệm |
HS | Học sinh |
GV | Giáo viên |
TNKQ | Trắc nghiệm khách quan |
SKKN | Sáng kiến kinh nghiệm |
TNSP | Thực nghiệm sư phạm |
PPDH | Phương pháp dạy học |
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến:
Sáng kiến của đưa ra một số kinh nghiệm trong việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học sinh học một cách hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình THPT mới là phát huy phẩm chất và năng lực của HS. Qua quá trình áp dụng hiệu quả, tôi rút ra một số kinh nghiệm cơ bản như sau:
- Về quy trình thiết kế trò chơi:
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung trọng tâm của chủ đề.
Bước 2: Lựa chọn loại hình trò chơi phù hợp.
Bước 3: Xây dựng nguồn thông tin, dữ liệu.
Bước 4: Thiết kế trò chơi.
Bước 5: Xây dựng luật chơi.
- Về quy trình tổ chức trò chơi.
Bước 1: Định hướng nhiệm vụ học tập.
Bước 2: Triển khai luật chơi.
Bước 3: Tổ chức thực hiện.
Bước 4: Tổng kết đánh giá.
- Về cách thức đánh giá:
Dựa trên quan điểm phát triển phẩm chất năng lực, đảm bảo đánh giá được cả năng lực cá nhân và hiệu quả hoạt động nhóm.
Việc đánh giá cá nhân là kết quả của đánh giá quá trình căn cứ vào sự theo dõi của giáo viên và đánh giá của các cá nhân trong lớp thông qua phiếu đánh giá năng lực, phẩm chất khi tổ chức trò chơi theo nhóm.
- Các bước thực hiện giải pháp:
+ Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực trạng của việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học.
+ Xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học sinh học dựa trên nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân.
+ Thực nghiệm, rút kinh nghiệm và đánh giá tính khả thi, các điều kiện để thực hiện hiệu quả các giải pháp đưa ra.
- Cách thức thực hiện
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức các trò chơi tri thức trong dạy học.
+ Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu và hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi trong học tập của HS và cách thức tổ chức tổ chức trò chơi của giáo viên hiện nay.
+ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Điều tra bằng các phiếu hỏi, dự giờ thăm lớp.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của giải pháp.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Giáo viên phải thành thạo các phần mềm, các kĩ thuật tổ chức trò chơi, tạo được không khí và sân chơi tri thức thực sự cho học sinh.
+ Phòng học phải có đầy đủ các phương tiện hỗ trợ hoạt động học: Bảng thông minh, máy chiếu, đường mạng wifi của lớp hoặc mạng 3G, 4G.
+ Học sinh có ý thức tự giác, có điện thoại kèm 3G / 4G phục vụ chơi trò chơi trực tuyến.
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
+ SKKN đã được áp dụng hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Huệ.
+ Có thể áp dụng hiệu quả ở nhiều trường khác cả THPT và THCS.
- Đánh giá lợi ích thu được:
Qua thời gian thực nghiệm dạy và dự giờ các tiết dạy thử nghiệm của đồng nghiệp tôi nhận thấy:
+ Năng lực: Học sinh đã hình thành được rất nhiều kĩ năng, phát triển được năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và cả năng lực cá nhân.
+ Về phẩm chất: cũng được rèn rũa, rõ nét nhất là các phẩm chất: trung thực, nhân ái, trách nhiệm và chuyên cần. Học sinh rất hứng thú có thể nói là hào hứng, vui vẻ, tự tin, chủ động và thích tham gia các hoạt động học tập. Các nhóm, các thành viên hoạt động sôi nổi, hăng hái, mạnh dạn thi đua nhau trong học tập. Giáo viên thực sự được giải phóng và chỉ đóng vai trò MC tổ chức và có thể đánh giá được năng lực và phẩm chất của HS trong quá trình tham gia trò chơi và thông qua kết quả của hoạt động.
+ Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
Tỉ lệ học sinh rất thích và thích giờ dạy áp dụng giải pháp của sáng kiến ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng: 56.2%, (và cao hơn so với khảo sát ban đầu là 22%), trong khi đó số học sinh không thích và bình thường ở lớp đối chứng cao hơn nhiều so với lớp thực nghiệm: 57.9%. Kết quả trung bình kiểm tra cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm 33% đạt điểm tuyệt đối, điểm trung bình là 7,3 cao hơn nhiều so với lớp đối chứng (5,85). Điều đó chứng tỏ giải pháp đưa ra đã nâng cao được năng lực và chất lượng học tập của học sinh.
Giải pháp đưa ra đã được chia sẻ và giáo viên trong tổ áp dụng thử:
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nơi công tác | Chức danh | Trình
độ CM |
Nội dung công việc hỗ trợ |
01 | Hoàng
Thị Loan |
1986 | Trường
THPT Nguyễn Huệ |
Giáo viên | Cử nhân | Sử dụng kế hoạch dạy học của tác giả để tổ chức các trò chơi trong dạy học chuyên đề tiêu hóa – sinh học 11. |
- Thời gian áp dụng, áp dụng thử sáng kiến: 16 tháng 10 năm 2021 đến ngày 15 tháng 12 năm 2022.
- Các nội dung đã áp dụng, áp dụng thử: Thử tổ chức trò chơi trong dạy học chủ đề Tiêu hóa theo kế hoạch dạy học mà tác giả thiết kế. Tiếp tục áp dụng quy trình thiết kế và tổ chức các trò chơi trong hoạt động dạy học các chủ đề tiếp theo trong học kì I.( Theo kết quả họp và phân công của tổ trưởng tổ chuyên môn tháng 10/ 2021)
Việc áp dụng thử sáng kiến được tiến hành ở lớp 11 D2, lớp đối chứng được chọn là lớp 11 D1 có trình độ tương đương nhau: Nhận thấy không khí học tập ở 2 lớp có sự khác biệt rất rõ rệt, ý thức của học sinh ở lớp thực nghiệm tham gia vào các trò chơi tri thức tích cực, chủ động sôi nổi hơn.
Học sinh hào hứng và tập trung cùng thực hiện các nhiệm vụ học tập được thiết kế dưới dạng các trò chơi, hăng hái tích cực tìm tòi kiến thức, giờ học có sự huy động cả những kiến thức trên mạng. Kĩ năng thực hiện các hoạt động phối hợp nhóm và khai thác tìm kiếm thông tin cũng tốt hơn, ý thức và thái độ của học sinh với bộ môn cũng tăng lên rõ rệt.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]