SKKN Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tại Trường Tiểu học
- Mã tài liệu: BM0238 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1257 |
Lượt tải: | 24 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoàng Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | TH Tây Phong |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoàng Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | TH Tây Phong |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tại Trường Tiểu học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Bồi dưỡng nhận thức đội ngũ về công tác kiểm tra, giám sá
2. Xây dựng lực lượng kiểm tra
3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
4. Xây dựng chuẩn kiểm tra
5. Tổ chức kiểm tra linh hoạt
6. Chú trọng hiệu quả sau kiểm tra
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
-
- Lý do chọn đề tài.
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc – hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện. Lê- nin đã nói: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”.
Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động kiểm tra, giám sát là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý. Qua công tác kiểm tra, giám sát, nhà quản lý sẽ hiểu rõ hoạt động của các cấp có phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch của nhà trường hay không. Trên cơ sở đó người quản lý có cơ sở chuẩn xác để điều chỉnh kịp thời các quyết định cho phù hợp mục tiêu và yêu cầu kế hoạch đã đề ra.
Kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo mối liên hệ thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh trong quá trình quản lý nhà trường. Đây là một công cụ quan trọng góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy trong nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười lần, gấp trăm lần”.
Công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của giáo viên ở Trường học Tây Phong nói riêng trong những năm qua được chúng tôi rất quan tâm. Từ đó, chất lượng giáo dục nhà trường được nâng dần lên hàng năm. Qua phân tích thực trạng công tác kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra hoạt động chuyên môn để rút ra kinh nghiệm trong công tác quản lý, tìm ra giải pháp cải tiến công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường trong năm học và những năm học tới, bản thân tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tại Trường Tiểu học Tây Phong”
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Nhằm nâng cao năng lực quản lý- giúp giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả giáo dục. Chất lượng giáo dục tại đơn vị từng bước được nâng lên.
Thực tế khi nói đến thanh tra – kiểm tra thì hầu như từ cán bộ quản lý đến giáo viên đều cảm thấy như có áp lực rất lớn làm cho mọi người thường phải lo lắng, thậm chí là bất an. Thông qua đề tài này tôi chỉ muốn mọi người hiểu thêm về công tác kiểm tra, giám sát. Nó là một trong những nhiệm vụ của người quản lý, cần làm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên cảm thấy gần gũi, thân thiện hơn với hoạt động này.
- Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên, học sinh trường TH Tây Phong
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn từ năm học đến nay
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phần nội dung
- Cơ sở lý luận
Công tác kiểm tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này.
Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh kiểm tra còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật.
Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật.
Kiểm tra thường xuyên là một yêu cầu không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Muốn đảm bảo tính thường xuyên của công tác kiểm tra, yêu cầu cần thiết đặt ra là người lãnh đạo, quản lý phải tạo điều kiện cho tổ chức kiểm tra hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Hoạt động kiểm tra phải được bảo đảm tính độc lập tương đối, kiểm tra phải tuân theo pháp luật. Tính thường xuyên trong hoạt động thanh tra, kiểm tra do chính đặc điểm, tính chất của hoạt động chấp hành, điều hành trong quản lý hành chính Nhà nước quyết định và có mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu kịp thời của việc ra các quyết định lãnh đạo, quản lý.
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng quản lý mà còn giúp nhận rõ kết quả triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả cụ thể các hoạt động của mỗi cá nhân, từng đơn vị, từ đó có các biện pháp chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn không những để đánh giá ưu điểm, nhược điểm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường mà còn phải phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Do đó nhằm tư vấn, thúc đẩy đối tượng điều chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ; giúp cho việc động viên, khen thưởng các cá nhân- đơn vị chính xác, thực sự tiêu biểu.
Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ
giúp người quản lý có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.
- Thực trạng
- Thuận lợi- khó khăn
- Thuận lợi:
Tập thể giáo viên đa phần là trẻ, nhiệt tình, có lập trường tư tưởng vững vàng, trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bầu không khí sư phạm vui vẻ, thoải mái, dễ tương tác trong công việc; giữa lãnh đạo và giáo viên, nhân viên có không khí thân mật, hoà đồng; 100% giáo viên đạt chuẩn, đảm bảo kiến thức chuyên môn; được sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể trong xây dựng tập thể nhà trường.
- Khó khăn:
Trình độ giáo viên không đồng đều, giáo viên luân chuyển hàng năm; ban kiểm tra nội bộ nhà trường chưa được đào tạo nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra nên làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, truyền đạt cách làm kiểu cầm tay chỉ việc. Mặt khác trường có ba phân hiệu cách xa nhau; một số giáo viên còn ngại va chạm.
- Thành công- hạn chế
Nhà trường đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hàng năm. Ban kiểm tra nội bộ đã thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công; 100% giáo viên được kiểm tra, giám sát trong năm học. Ban kiểm tra nội bộ đã chỉ ra những ưu điểm của giáo viên để nhân rộng điển hình và chỉ ra những sai sót để giáo viên khắc phục. Qua đó chất lượng giáo dục tại đơn vị được nâng dần qua các năm học.
Tuy nhiên giáo viên trong đơn vị không ổn định, luân chuyển hàng năm. Nhà trường thường xuyên tiếp nhận giáo viên mới ra trường nên cũng hạn chế trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát;
- Mặt mạnh- mặt yếu
Lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý tổ chuyên môn có uy tín, có phẩm chất đạo đức tư cách tốt, được đạo tạo trên chuẩn, trình độ chuyên môn nhiệp vụ vững vàng. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường đã được đào tạo qua lớp quản lý giáo dục nên có kinh nghiệm trong công tác quản lý.
Trường có 17 đảng viên; đa số giáo viên nhiệt tình trong công tác, trẻ, năng động, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản (84% giáo viên có trình độ trên chuẩn).
Tuy nhiên các tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng qua nghiệp vụ quản lý điều hành tổ chuyên môn. Hằng năm, các tổ trưởng thường được thay đổi nên việc xử lý công việc chưa linh hoạt, chưa sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch đề ra. Mặt khác chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, giáo viên trẻ nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và chưa thực sự mạnh dạn trong việc lập kế hoạch bài dạy của mình theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Một số giáo viên còn chưa mạnh dạn trong công tác phê bình và tự phê bình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]