SKKN Một số kinh nghiệm về công tác phát triển Đảng trong học sinh tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0233 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1062 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Thúc Trực |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Thúc Trực |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm về công tác phát triển Đảng trong học sinh tại trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nhận thức của chi bộ Đảng
2. Công tác xây dựng nguồn
3. Công tác giáo dục, bồi dưỡng
4. Công tác kiểm tra, đánh giá
5. Công tác hồ sơ, tiến trình phát triển Đảng
Mô tả sản phẩm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Công tác phát triển Đảng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, then chốt của các cấp ủy Đảng, trong đó có các nhà trường. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển đảng viên theo đúng quy định, chú ý những người ưu tú trong công nhân, đội ngũ trí thức, đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…”. Đặc biệt, Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị Khóa VIII về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học” đã đề ra nhiệm vụ cho các cấp ủy Đảng, các cấp, các ngành “ tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, nhất là ở những cơ sở hiện còn ít hoặc chưa có đảng viên”.
Trong những năm gần đây, công tác phát triển Đảng ở các trường THPT trên địa bàn Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các trường từ chỗ trong một năm học chỉ kết nạp được 2 đến 3 học sinh ưu tú vào Đảng, có trường nhiều năm không có học sinh nào thì nay đã có học sinh đứng vào hàng ngũ của Đảng. Tuy nhiên, số này không nhiều, số học sinh được kết nạp Đảng vẫn còn ít trong lúc nguồn lực cho công tác này rất dồi dào. Nguyên nhân:
- Tác động của xã hội: đa số học sinh chủ yếu tập trung vào việc học, chưa chú ý nhiều đến hướng phát triển, phấn đấu vào Đảng. Số học sinh học lực giỏi, khá thì ưu tiên học tập để thi vào các trường Đại học, số học lực trung bình thì chỉ hy vọng đậu tốt nghiệp ra trường và đi vào lao động sản xuất để mưu sinh.
- Quy định của điều lệ Đảng: Quyết định số 29-QĐ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2016 về quy định thi hành Điều lệ Đảng; Quyết định số 24-QĐ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2021 hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng, điều 1 khoản 2 quy định: tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ từ 18 tuổi đến 60 tuổi (tính theo tháng). Như vậy, những học sinh lớp 12 sinh sau tháng 5 không đủ điều kiện bởi lúc này các em chuẩn bị thi tốt nghiệp, sắp ra trường, mặc dù có em có nguyện vọng, đủ điều kiện tiêu chuẩn để kết nạp Đảng.
- Một số chi bộ Đảng chưa quan tâm đúng mức công tác phát triển Đảng trong học sinh, mới chỉ chú ý đến giáo viên, nhân viên, thiếu đi một lộ trình xây dựng kế hoạch; tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên chưa có kế hoạch rõ ràng để bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú giới thiệu cho chi bộ Đảng.
Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, an ninh an toàn trường học, pháp chế, khởi nghiệp, dân chủ cơ sở, dân vận chính quyền năm học 2021- 2022, ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An, phần nhiệm vụ, giải pháp cũng nhấn mạnh nội dung: “Thực hiện tốt công tác phát triển Đảng và bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong học sinh theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học”. Chú trọng phát hiện và bồi dưỡng những học sinh tiêu biểu, xuất sắc thông qua các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động học tập, rèn luyện, Đoàn – Hội để tạo nguồn kết nạp đảng. Triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong trường học”.
Chính từ sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An và vì từ những hạn chế trong công tác phát triển Đảng tại các cơ sở Đảng trường học nên chúng tôi đúc kết từ kinh nghiệm của chi bộ mình, viết “Một số kinh nghiệm về công tác phát triển Đảng trong học sinh tại trường THPT Phan Thúc Trực” như một sự sẻ chia cùng đồng chí, đồng nghiệp.
- Tính lịch sử của sáng kiến
Công tác phát triển Đảng trong học sinh- sinh viên được đề cập đến nhiều trên các tạp chí xây dựng Đảng, các báo của các cấp ủy Đảng, trong các văn kiện Đại hội Đảng các nhà trường. Các bài viết đó đã tập trung đi sâu phân tích ý nghĩa, kết quả đạt được của công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, chúng tôi thấy, các bài viết phần nhiều chú ý đến báo cáo số lượng học sinh được kết nạp vào Đảng, biểu dương kết quả hoặc một số bài viết có đề cập đến thực trạng phát triển Đảng trong học sinh ở các nhà trường nhưng còn chung chung. Cái mà các chi bộ Đảng trường học cần là cách thức, lộ trình làm thế nào để làm thay đổi nhận thức của học sinh trong việc phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng, làm thế nào để đến cuối năm lớp 12, các chi bộ Đảng có đủ điều kiện để kết nạp được nhiều học sinh ưu tú, có nguyện vọng vào tổ chức Đảng thì chưa nhiều. Khoảng trống đó chính là cơ sở để chúng tôi viết bản sáng kiến này chia sẻ với các đơn vị bạn.
- Điểm mới và đóng góp của sáng kiến
Bản sáng kiến này ít đề cập đến những lý thuyết chung chung về công tác xây dựng Đảng, bởi điều này đồng nghiệp ở các cơ sở Đảng có thể tìm thấy ở nhiều nguồn thông tin khác, nếu có, cũng chỉ là một số hiểu biết chung về công tác này để có cái nhìn toàn cục. Nội dung chính và cũng là đóng góp của sáng kiến là sự tổng hợp, hệ thống hóa những cách làm cụ thể, lộ trình chi tiết từ hình thành nhận thức đến công tác tạo nguồn, lộ trình bồi dưỡng cho đến các thủ tục, các quy định trong tiến trình kết nạp Đảng cho học sinh để mỗi Chi ủy, Chi bộ khi đọc được có thể làm theo, thực hiện được ở cơ sở Đảng của mình.
- Phương pháp nghiên cứu và phạm vi của sáng kiến
Bản sáng kiến này chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các giải pháp thực hiện bồi dưỡng một đoàn viên ưu tú cho đến khi kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.
Những kinh nghiệm được nêu ra tại bản sáng kiến này đều có thể áp dụng tại các cơ sở Đảng nhà trường THPT.
- NỘI DUNG 1. Hiểu biết chung về công tác xây dựng Đảng
1.1. Hiểu biết chung:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, xây dựng Đảng là một chuyên ngành nghiên cứu thuộc bộ môn khoa học chính trị hay Chính trị học, tập trung nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng hệ thống, cơ chế, hoạt động của một đảng chính trị. Công tác xây dựng Đảng là một trong những việc làm thiết yếu quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính sống còn của một Đảng chính trị cầm quyền.
Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng đã xác định như sau:
- Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam: là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc. – Mục đích của Đảng: là xây dựng nước Việt Nam hoà bình, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
- Nền tảng tư tưởng: Đảng lấy chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Công tác xây dựng Đảng chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: a) Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận.
Để đạt mục tiêu cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi huấn luyện cho cán bộ cách mạng từ năm 1925 đến năm 1927, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”; “chủ nghĩa” ấy là chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh đã ví chủ nghĩa Mác – Lênin như trí khôn của con người, như bàn chỉ nam định hướng cho con tàu đi, điều đó nói lên vai trò cực kỳ quan trọng của lý luận ấy trong tất cả các thời kỳ cách mạng. Với ý nghĩa đó, theo Người, chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành “cốt”, trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong việc tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh lưu ý những điểm sau đây:
Một là, việc học tập nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin phải luôn phù hợp với từng đối tượng.
Hai là việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn cảnh. Theo Hồ Chí Minh, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin phải tránh giáo điều, đồng thời chống lại việc xa rời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Điều này hoàn toàn đúng với lời căn dặn của C.Mác. Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đối với những người cộng sản trên thế giới khi các ông cho rằng: những quan điểm của các ông chỉ là phương pháp chỉ dẫn hành động trong thực tế.
Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung vào chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết nêu lên những vấn đề cơ bản nhất, trên cơ sở đó, mỗi Đảng vận dụng vào hoàn cảnh, điều kiện riêng của mình. Trong quá trình vận dụng, mỗi đảng lại giải quyết thành công những vấn đề mới, tổng kết thành những vấn đề lý luận bổ sung và làm giàu thêm nội dung lý luận Mác – Lênin. Đây là thái độ và trách nhiệm thường xuyên của Đảng ta.
Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chú ý chống giáo điều, cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin; chống lại những luận điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin. b) Xây dựng Đảng về chính trị.
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung, bao gồm: xây dựng đường lối, chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị… Trong đó, theo Hồ Chí Minh, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. Hoạch định đường lối chính trị trở thành một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong xây dựng Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền có vai trò định hướng phát triển cho toàn xã hội. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội cũng như sách lược và quy định những mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như từng giai đoạn. Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải coi trọng những vấn đề: đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ; trong xây dựng đường lối chính trị. Phải học tập kinh nghiệm của các đảng cầm quyền ở các nước, nhưng phải tính đến những điều kiện cụ thể của đất nước và của thời đại trong từng giai đoạn hoặc cả thời kỳ dài: để có đường lối chính trị đúng, Đảng phải thực sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, và của cả dân tộc.
Hồ Chí Minh lưu ý cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên để họ luôn luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời Người cũng cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với vận mệnh của Tổ quốc, sinh mệnh chính trị của hàng triệu đảng viên cũng như của hàng triệu nhân dân lao động.
- c) Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.
Về hệ thống tổ chức của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở phải chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng.
Trong hệ thống tổ chức Đảng, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ. Bởi lẽ, đối với bản thân Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng; là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên: chi
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]