SKKN Một số kinh nghiệm về công tác Phối hợp giửa Hiệu trưởng với Ban đại diện CMHS
- Mã tài liệu: BM0245 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2765 |
Lượt tải: | 45 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | TH Krông Ana |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | TH Krông Ana |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm về công tác Phối hợp giửa Hiệu trưởng với Ban đại diện CMHS“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1. Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.
Biện pháp 2. Phối hợp với Ban đại diện CMHS trong việc xây dựng kế hoạch nhà trường và kế hoạch hoạt động của Ban đại diện CMHS
Biện pháp 3. Phối hợp với Ban đại diện CMHS trong công tác huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất trường học.
Biện pháp 4. Phối hợp với Ban đại diện CMHS để giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác
Biện pháp 5. Phối hợp với Ban đại diện CMHS trong công tác bồi dưỡng, khuyến khích học sinh năng khiếu
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, để đáp ứng với xu thế hội nhập toàn cầu, nhiệm vụ của ngành Giáo dục hết sức nặng nề nhưng cũng hết sức vẻ vang. Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “Đầu tư cho Giáo dục đào tạo là đầu tư có hiệu quả nhất cho sự phát triển kinh tế- xã hội”. Nhiệm vụ của ngành Giáo dục là; Bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài đáp ứng với nhu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Gần 30 năm làm công tác quản lý ở nhiều trường và nhiều vùng khác nhau trên địa bàn huyện, khi được điều về trường tiểu học Krông Ana, bản thân tôi có bao điều trăn trở. Trường tiểu học Krông Ana được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2000. Nhưng trong nhiều năm qua, chưa được sự hỗ trợ của nhà nước, sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS còn nhiều hạn chế, chưa huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng, nên còn thiếu phòng học và các phòng chức năng; hệ thống điện; các công trình vệ sinh chưa đảm bảo, nhiều phòng học đã xuống cấp cần phải được tu sửa và nâng cấp. Trong mấy năm gần đây, do công tác luân chuyển, đề bạt cán bộ quản lý nên đội ngũ cán bộ viên chức có nhiều biến động ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Công tác khuyến học, khuyến tài chưa được tiến hành thường xuyên, nguồn kinh phí quá ít, chưa khích lệ động viên kịp thời đối với học sinh và cán bộ viên chức đạt thành tích cao trong học tập và công tác.
Vì vậy làm thế nào để tiếp tục phát huy được truyền thống của nhà trường, phát huy những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước? Làm thế nào khắc phục những hạn chế, tồn tại, những vướng mắc trong công tác quản lý, chỉ đạo, để củng cố, ổn định; tiếp tục xây dựng nhà trường phát triển vững chắc và toàn diện?
Nhà trường sẽ không hoàn thành nhiệm vụ nếu không biết kết hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà trường và Xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò trung tâm để kết nối, phối hợp với gia đình và xã hội. Ban đại diện cha mẹ học sinh là chiếc cầu nối giữa nhà trường và gia đình. Sự phối hợp chặt chẽ giửa Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng nhà trường phát triển toàn diện. Trong thới gian công tác hai năm qua, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về: “Công tác phối hợp giửa Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh(CMHS) tại trường tiểu học Krông Ana”
Vì thời gian chưa dài, phạm vị thử nghiệm chưa nhiều, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý bổ sung.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu
Xây dựng các biện pháp, giải pháp thiết thực và có tính khả thi nhằm quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác góp phần xây cơ sở vật chất của nhà trường khang trang; cảnh quan môi trường bảo đảm tiêu chuẩn “Sáng- Xanh – sạch- đẹp”; Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện; chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng được nâng cao.
Rút ra các bài học kinh nghiệm để trao đổi học hỏi để cùng các trường học trong toàn huyện Quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác “Phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện Cha mẹ học sinh”
2.2 Nhiệm vụ cụ thể của đề tài
Đánh giá đúng thực trạng về công tác “Phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện Cha mẹ học sinh” của nhà trường trước khi thực hiện đề tài.
Xây dựng được những giải pháp, biện pháp thiết thực để giải quyết vấn đề trọng tâm sau:
– Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác xây dựng kế hoạch;
– Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;
– Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
- Đối tượng nghiên cứu
– Các biện pháp “Phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện Cha mẹ học sinh tại trường TH Krông Ana” .
– Vai trò, vị trí và chức năng, hoạt động của Ban đại diện CMHS trong nhà trường tiểu học.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Mối quan hệ , phối hợp giửa Hiệu trưởng với Ban đại diện CMHS tại TH Krông Ana, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
- Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp lý luận: Nghiên cứu tài liệu, sách báo, tài liệu tham khảo có liên quan đến mối quan hệ giửa Hiệu trưởng với Ban đại diện CMHS.
Nhóm phương pháp thực tiễn: Điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình thực tế về hoạt động của Ban đại diện CMHS trong trường TH Krông Ana; phân tích nguyên nhân về ưu điểm và tồn tại, thuận lợi và khó khăn về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường từ đó có các biện pháp phù hợp nhằm quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác “Phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh”. Trải nghiệm thực tế; kiểm tra, đánh giá; tổng kết, thống kê, rút kinh nghiệm.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giáo dục là một trong những quyết sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước.
Lúc sinh thời, khi bàn về công tác giáo dục, Hồ Chủ Tịch đã dạy: “ Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ…” (Hồ Chí Minh toàn tập-1996- NXB Chính trị Quốc gia).
Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và các cấp trên về mọi mặt hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Với mục tiêu quản lý nhà trường và với nhiệm vụ quyền hạn của mình, người Hiệu trưởng phải thể hiện được vai trò trách nhiệm của mình vừa là nhà lãnh đạo vừa là người quản lý.
Nhà trường sẽ không hoàn thành nhiệm vụ nếu không phối hợp với gia đình. Ban đại diện CMHS là chiếc cầu nối giữa nhà trường và gia đình.
Điều lệ Ban đại diện CMHS ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định các vấn đề sau:
Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).
Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 1
- 497
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 423
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 534
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 543
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 544
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 403
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 573
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 523
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 478
- 10
- [product_views]