SKKN Một vài biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt của trường
- Mã tài liệu: BM0256 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1876 |
Lượt tải: | 34 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | Bùi Thị Lan Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | TH Hoàng Văn Thụ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | Bùi Thị Lan Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | TH Hoàng Văn Thụ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt của trường“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Về xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu.
2. Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chon giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi
3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
4. Đối với giáo viên
5. Về chương trình phụ đạo
6. Tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi đợt khảo sát chất lượng hoặc kiểm tra cuối kỳ
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Trong các bậc học, bậc tiểu học là bậc học có tầm quan trọng trong giáo dục cũng như trong đời sống của xã hội, đòi hỏi người quản lý cần phải quan tâm và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng, nâng cao chất lượng quản lý chỉ đạo phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học đặc biệt là môn tiếng Việt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm hoàn thành mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Nâng cao chất lượng dạy học là việc làm cần thiết, hết sức quan trọng đối với Ban giám hiệu nhà trường nhằm hoàn thành chất lượng kế hoạch, nhiệm vụ năm học. Trong đó không thể thiếu được công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thàn của nhà trường. Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học đề ra phải thông qua hoạt động chủ yếu của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy học là hoạt động chính, nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động chung của nhà trường. Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này khẳng định vai trò của người quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, học tập của học sinh .
Trong nhà trường, chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi hoạt động dạy và học, nhiệm vụ công tác để đảm bảo hiệu quả của kế hoạch năm học. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là nâng cao chất lượng đại trà trong nhà trường là trách nhiệm của người làm công tác quản lý. Chính điều này đã khiến tôi phải suy nghĩ, tìm ra phương án chỉ đạo hoạt động cho tốt.
Nhưng trong thực tế, hiện nay vẫn còn một số ít giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành trong nhà trường nên trong quá trình giảng dạy chưa chú trọng đến việc kèm cặp học sinh hoặc chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi và rút kinh nghiệm trong quá trình phụ đạo học sinh chưa hoàn thành của đồng nghiệp.
Từ những nội dung phân tích trên, là một người quản lý phụ trách chuyên môn, bản thân luôn suy nghĩ trăn trở cần phải chỉ đạo cho giáo viên phụ đạo học sinh chưa hoàn thành để nâng cao chất lượng dạy và học nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một vài Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt của trường TH Hoàng Văn Thụ” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện trong năm học này.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích của đề tài là tìm ra “Một vài biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thànhmôn tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường TH Hoàng Văn Thụ.” và làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt.
- Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Giáo viên trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, năm học ………….
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp điều tra thông tin, so sánh.
– Phương pháp nghiên cứu kết quả hoạt động
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
Quản lý dạy học ở trường Tiểu học cũng chính là quản lý chuyên môn của nhà trường. Quản lý chuyên môn là quá trình giáo dục đặt ra cho trường Tiểu học sao cho bốn nhân tố then chốt: Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và kết quả giáo dục.
Mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp lên các bậc học trên hoặc đi vào cuộc sống lao động thực tế. Và kết thúc quá trình học tập của bậc học, học sinh tiểu học phải đạt được những chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản. Vì vậy, quản lý mục tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động có chủ định vào đối tượng giáo dục (học sinh) để các khía cạnh của mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ.
Tóm lại :
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, ngoài việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học thì việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt để nâng cao chất lượng dạy và học làm nền móng cho chiến lược đào tạo con người của đất nước.
Chúng ta thấy công tác chỉ đạo phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chiếm vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đặc biệt là môn tiếng Việt, nếu không biết đọc, không biết viết thì không thể học tốt các môn học khác, là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà trong nhà trường, đòi hỏi quản lý phải quan tâm và chỉ đạo thật tốt hoạt động này. Đây là thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình ở cấp tiểu học.
- Thực trạng
- Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi: Nhà trường luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo và chuyên môn phòng GD&ĐT. Luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; Sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường.
* Khó khăn: Trường có 3 phân hiệu nằm rải rác ở 3 thôn buôn, đường sá đi lại khó khăn, tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm trên 38% học sinh toàn trường.
– Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều em nhà ở quá xa trường. Một số em học sinh còn lười học, còn nghỉ học nhiều vào mùa vụ nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Gần 100% học sinh là con em có bố mẹ đều làm nông. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
– Một số giáo viên trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng không đồng đều ở các môn, ở các lớp.
– Việc chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp, giải pháp cho công tác phu đạo học sinh chưa hoàn thành trong nhà trường đã có nhưng vẫn chưa kịp đáp ứng với yêu cầu của ngành trong chiến lược phát triển giáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục.
- Thành công – hạn chế
* Thành công: Bước đầu đã thấy kết quả phụ đạo học sinh yếu có nhiều tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Được các bậc cha mẹ học sinh hết lòng ủng hộ.
* Hạn chế: – Đa số giáo viên dạy phụ đạo phải làm công tác chủ nhiệm lớp, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu năm học và kiêm nhiệm, do đó cường độ làm việc quá tải và đầu tư thời gian cho việc phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành có phần bị hạn chế.
- Để phụ đạo cho học sinh còn hạn chế. Một số học sinh tham gia phụ đạo chưa cố gắng nên nhiều em chưa hoàn thành môn học. Giáo viên dạy phụ đạo đều phải tự soạn chương trình dạy theo kinh nghiệm của bản thân, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
2.3 Mặt mạnh – mặt yếu
* Mặt mạnh: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định của BGD&ĐT. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ giáo viên của trường tuổi đời còn khá trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, ham học hỏi nghiên cứu để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
– Đa số học sinh ngoan. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy.
* Hạn chế: Kinh nghiệm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành của giáo viên còn nhiều hạn chế, thời gian phụ đạo còn ít. Một số học sinh học yếu lại lớn tuổi nên chưa thực sự hứng thú tham gia học phụ đạo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]