SKKN Nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học 11 phần trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật thông qua hoạt động trải nghiệm
- Mã tài liệu: MP0775 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 401 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 71 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 71 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học 11 phần trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật thông qua hoạt động trải nghiệm” triển khai các biện pháp như sau:
1. Tổ chức trải nghiệm thông qua hoạt động thăm quan các mô hình sản xuất nông nghiệp ở Kỳ Sơn để phát triển kỹ năng quan sát, mô tả và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn
2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn tạo ra phân hữu cơ để hình thành kỹ năng thực hành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề
3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm làm các món ăn truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa địa phương
Mô tả sản phẩm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT | Từ viết tắt | Từ đầy đủ |
1 | HS | Hoc sinh |
2 | THPT | Trung học phổ thông |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt nam trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học phổ thông là hết sức cần thiết. Luật giáo dục năm 2005, điều 28.2 nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Nền giáo dục mới đòi hỏi không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà nhân loại đã tìm ra mà còn phải bồi dưỡng cho học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, tức là đào tạo những con người không chỉ biết mà phải có năng lực hành động.
Trong tất cả các hoạt động giáo dục góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh, không thể không nhắc đến hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm môn Sinh học trong chương trình giáo dục phổ thông mới làm cho nội dung Sinh học không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
Tuy nhiên hoạt động trải nghiệm ở môn Sinh học cho học sinh vẫn chưa được nhiều trường chú ý và coi trọng, đặc biệt là ở các trường miền núi, các em học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, có trình độ nhận thức, các kĩ năng tư duy, thực hành xã hội hạn chế, việc tiếp nhận kiến thức còn thụ động, việc vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các tiết học còn mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm, chưa liên hệ nhiều với đời sống sản xuất, làm giảm tính hứng thú, yêu thích môn Sinh học. Thực tế trong những năm gần đây, Huyện Kỳ Sơn là một trong những huyện miền núi thực hiện hiệu quả việc xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp hàng hóa các sản phẩm thế mạnh, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học – công nghệ đặc biệt công nghệ Sinh học vào sản xuất nông nghiệp, dược liệu. Đây là điều kiện thuận lợi tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho các em học sinh. Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học, giúp học sinh có hứng thú học tập, có phương pháp tự học và rèn luyện tính tự học đồng thời giáo dục hướng nghiệp cho các em, chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học 11 phần trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường THPT “.
- Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trong hoạt động trải nghiệm từ đó đề xuất các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động học tập nhằm góp phần phát triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh vùng cao.
- Tính mới và kết quả đạt đƣợc của đề tài
Do đặc điểm học sinh trường miền núi chất lượng đầu vào thấp, nơi có điều kiện kinh tế xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn các em học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, có trình độ nhận thức, các kĩ năng tư duy, thực hành xã hội hạn chế, việc tiếp nhận kiến thức còn thụ động, việc vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Điểm mới ở đây là bản thân chúng tôi áp dụng sáng tạo phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương miền núi để tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Sinh học lớp 11 phần trao đổi chất và năng lượng ở thực vật. Đề tài đã góp phần nâng cao tính hứng thú, hấp dẫn và hiệu quả cho các giờ học. Đồng thời phát huy tối đa khả năng tính tích cực, chủ động độc lập sáng tạo, tự giác trong quá trình học tập của học sinh, đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-
- Nghiên cứu ở bộ môn Sinh học lớp 11 cấp trung học phổ thông.
- Thực nghiệm tại trường Trường THPT
- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2020 – 2021 đến nay.
PHẦN II: NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
1.1. Lý luận về hoạt động trải nghiệm
1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình người học tham gia vào việc xây dựng kiến thức, hình thành kĩ năng, năng lực qua các thao tác, hoạt động, hành động của cá nhân với môi trường xã hội, môi trường sống, môi trường tự nhiên bằng sự nhận thức và cảm xúc của chính mình. Hoạt động này dựa trên sự dịch chuyển từ những kinh nghiệm sống của bản thân thành các kiến thức của cá nhân.
1.1.2. Vai trò hoạt động trải nghiệm
Tổ chức cho học sinh học tập thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân học sinh là một con đường, cách thức đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường, đã được nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra vai trò to lớn của nó đối với giáo dục và dạy học.
UNESCO cho rằng, hoạt động học tập dựa trên sự trải nghiệm của học sinh sẽ tạo môi trường học tập suốt đời cho học sinh. Còn J.Dewey và A.Balleux thì khẳng định chính hoạt động trải nghiệm sáng tạo là chất keo gắn kết nhà trường với cuộc sống. Nhà giáo dục học M.Lindeman thì nhấn mạnh vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hình thức đặt học sinh vào giải quyết các tình huống thực tiễn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các nhà khoa học J.Piaget và D.Kolb lại làm nổi bật vai trò phát triển năng lực sáng tạo của học sinh dựa vào môi trường học tập, bởi vì chính cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh.
Sự phát triển năng lực của học sinh cũng được chỉ rõ trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên cơ sở các nhận định của các nhà khoa học J.Piaget, KLewin và D.Kolb là học sinh sẽ phát huy được năng lực thích nghi, năng lực sáng tạo dựa trên sự huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân cho phù hợp với bối cảnh, tình huống thực tiễn đang xử lí.
1.1.3. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm Trong nhà trường nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường cần được định hướng và nghiên cứu kĩ để tránh việc quá tải cho học sinh và tránh sự mất liên kết giữa hoạt động và mục tiêu giáo dục của môn học. Một số định hướng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trong nhà trường như:
+ Xây dựng chương trình của nhà trường gắn với phát triển nghề nghiệp, gắn với định hướng nghề nghiệp, kĩ năng sống của học sinh;
+ Xây dựng các chủ đề dạy học liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để bổ sung vào kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường;
+ Gắn với nghiên cứu khoa học – kĩ thuật trong nhà trường;
+ Gắn với văn hoá, đời sống, xã hội và đặc điểm truyền thống của địa phương, của cộng đồng;
+ Gắn với sản xuất, kinh doanh tiêu biểu tại địa phương, theo truyền thống gia đình. Tuy nhiên, khi lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học cũng cần đảm bảo một số yêu cầu sau để tránh cho học sinh bị quá tải và làm mất đi tính giáo dục của hoạt động, đó là:
+ Có tính thời sự, được truyền thông đăng tải nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định khi tổ chức chủ đề cho học sinh;
+ Được nhiều học sinh biết đến và học sinh phải có kiến thức, thông tin một cách khá hệ thống về vấn đề đó để thu hút toàn bộ học sinh trong hoạt động;
+ Gắn với một môn học cụ thể trong nhà trường để giáo viên bộ môn có thể là chuyên gia hướng dẫn, giảng giải kiến thức cho học sinh và gắn với hoạt động dạy học bộ môn để có thời gian, không gian trong chương trình tổ chức;
+ Thiết thực với địa phương nơi học sinh sinh sống, người học có thể đã được thực hiện hoặc trải nghiệm một phần của vấn đề đó;
+ Phù hợp với khả năng của học sinh, nghĩa là khi vận dụng các kiến thức trong nhà trường, học sinh có thể giải quyết được chúng. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là dựa trên các phương pháp tổ chức dạy học tích cực mang tính tích hợp cả về nội dung kiến thức và phong cách học tập khác nhau của học sinh, trong đó học sinh được học tập theo sự phân hoá về năng lực, sở trường, sở thích của cá nhân mình. Qua các hình thức này sẽ phát huy và bồi dưỡng toàn bộ năng lực của học sinh như: năng lực làm việc nhóm, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin, năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo,…
Các giai đoạn trong hoạt động trải nghiệm
Giai đoạn đầu tiên là đề xuất một nhiệm vụ cho chủ đề, đó phải là một nhiệm vụ vừa sức với học sinh, tạo ra được sản phẩm để làm căn cứ đánh giá sau khi kết thúc hoạt động.
Giai đoạn thứ hai là học sinh phải tự trải nghiệm trong thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Chính trong quá trình này học sinh chiếm lĩnh kiến thức và sáng tạo. Trong giai đoạn này, cần xác định được là học sinh trải nghiệm theo cá nhân, theo nhóm nhỏ hay theo lớp và có người hướng dẫn học sinh trải nghiệm hay không, nếu có thì là ai trong số những người như giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trong trường, phụ huynh học sinh hoặc các chuyên gia, chủ cơ sở mà học sinh đến trải nghiệm.
Giai đoạn thứ ba là học sinh phải làm báo cáo kết quả hoạt động theo nhiệm vụ được giao sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc. Giai đoạn này cần chỉ rõ học sinh phải báo cáo kết quả hoạt động theo nhóm về sản phẩm, về quá trình hoạt động của nhóm, quá trình học tập của nhóm diễn ra như thế nào. Đồng thời, cũng phải yêu cầu cá nhân học sinh báo cáo các kiến thức chiếm lĩnh được, cảm xúc của bản thân và kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình trải nghiệm để tạo tình huống, cơ hội cho học sinh khẳng định giá trị bản thân và đối diện với tập thể, điều chỉnh hành vi, thái độ của mình.
Giai đoạn thứ tư là học sinh phải báo cáo nhiệm vụ và quá trình trải nghiệm của mình trước “công chúng”. Khi đó, cần tổ chức, bố trí và lựa chọn “công chúng” để học sinh báo cáo kết quả và nhiệm vụ đã thực hiện. Có thể tạo môi trường báo cáo cho học sinh ở trong hoặc ngoài nhà trường theo mẫu lớn gồm có đông “công chúng” hoặc mẫu nhỏ gồm có một số công chúng” quan tâm hoặc bạn bè của học sinh. Đây là cơ hội để học sinh xác nhận kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo và khẳng định giá trị của mình trước tập thể. Giai đoạn này là giai đoạn để thể chế hoá kiến thức, kết quả học tập và rút ra kinh nghiệm cho từng cá nhân học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
Giai đoạn cuối cùng là tổng kết quá trình hoạt động, học tập, thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Giai đoạn này giáo viên cần thể chế hoá kiến thức theo mục
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]