SKKN Nâng Cao Năng Lực Giao Tiếp Tiếng Anh Cho Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Hội Chợ Ẩm Thực Văn Hóa Nhà Hàng Khách Sạn
- Mã tài liệu: MP1326 Copy
Môn: | TIẾNG ANH |
Lớp: | 10.11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 432 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Ninh Bình |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Ninh Bình |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng Cao Năng Lực Giao Tiếp Tiếng Anh Cho Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Hội Chợ Ẩm Thực Văn Hóa Nhà Hàng Khách Sạn“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
b. Các bước tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm: “Hội chợ ẩm thực – văn hóa nhà hàng, khách sạn”
Bước 1: Phân nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí (Phụ lục 1)
Bước 2: Trảo đổi thảo luận nhóm lên thực đơn (Phụ lục 1 và 2)
Bước 3: Tiếp tục trao đổi nhóm, phân công nhiệm vụ và lập kế hoạch thực hiện
Bước 4: Nghiên cứu và thực hành các tình huống giả định giao tiếp trong nhà hàng, khách sạn (Phụ lục 3)
Bước 5: Tổ chức chính thức (Phụ lục 4)
Mô tả sản phẩm
“NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HỘI CHỢ ẨM THỰC VĂN HÓA NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN”
I. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bản thân các tác giả
II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết
– Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục – giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh phổ thông
– Vấn đề được giải quyết:
+ Xóa bỏ tình trạng giảng dạy Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống nghe giảng, khép kín mang tính áp đặt, khuôn phép trong phạm vi không gian một bài học, lớp học.
+ Đưa ra một giải pháp mới với các hình thức tổ chức, những bước tiến hành tổ chức một hoạt động học tập gắn liền với hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai.
III. Mô tả bản chất của sáng kiến
1. Nội dung
1.1. Giải pháp cũ đã tiến hành trong việc dạy Tiếng Anh ở trường phổ thông
a. Thực trạng
Trước khi áp dụng sáng kiến, giáo viên thường dạy Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền tải kiến thức, và học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức, ghi chép và học thuộc theo những nội dung mà giáo viên dạy. Học sinh không có nhiều cơ hội để giao tiếp Tiếng Anh nên bản thân các em càng cảm thấy không tự tin, ngại giao tiếp khi được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ học tập, đặc biệt là kĩ năng thực hành nói Tiếng Anh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường.
Ngoài ra, các trường có xu hướng phân lớp theo tổ hợp bộ môn thi đại học mà các em lựa chọn và theo khả năng của học sinh. Hơn nữa, số lượng không nhỏ các em học sinh ở các lớp chéo khối như A, B, C học môn Tiếng Anh như là một môn học điều kiện để thi tốt nghiệp nên gần như không thích học Tiếng Anh hoặc học với thái độ đối phó, không có động cơ học tập. Điều này dẫn đến kết quả học tập bộ môn Tiếng anh chưa cao, đặc biệt kết quả của các cuộc thi như Chinh Phục IELTS, TOEFL IBT và kì thi tốt nghiệp THPT chưa như mong đợi cũng như chưa phản ánh hết năng lực thực sự của học sinh.
b. Ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ và những yêu cầu đặt ra cho giải pháp mới
Ưu điểm:
Giáo viên: Giáo viên không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị bài giảng; luôn chủ động trong việc truyền tải kiến thức; chủ động trong việc kiểm tra đánh giá học sinh trên cơ sở những thước đo định sẵn
Học sinh: Không mất nhiều thời gian phải chuẩn bị bài học ở nhà; luôn học thuộc theo những nội dung mà giáo viên đã cho ghi chép ở trên lớp; chủ động trong việc thực hiện những bài kiểm tra đánh giá theo những nội dung định sẵn.
Hạn chế:
Mỗi học sinh đều có năng lực tư duy, sáng tạo khác nhau, vì vậy việc dạy học một chiều, bó hẹp trong khuôn khổ sách giáo khóa sẽ không khơi dậy được hết tiềm năng sẵn có trong mỗi học sinh.
Dạy và học theo phương pháp trên, học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân bởi lẽ các em chỉ nghe và làm theo những gì mà giáo viên hướng dẫn và yêu cầu. Điều này hạn chế sự sáng tạo, sự tìm tòi, tính tự chủ và tự học của học sinh.
Với phương pháp dạy học cũ thì người học gần như không có cơ hội để hình thành và phát triển những năng lực chung (như năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và những năng lực riêng (như năng lực ngôn ngữ, năng lực về sử dụng công nghệ, thông tin, thẩm mỹ). Điều này đi ngược lại với đường hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi thiết nghĩ việc tổ chức hoạt động trải nghiệm “Hội chợ ẩm thực – văn hóa nhà hàng, khách sạn” trong dạy và học để có thể giúp học sinh cải thiện được kỹ năng giao tiếp, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1.2. Nội dung giải pháp mới
a. Một số khái niệm
Hội chợ ẩm thực là một hoạt động tập thể với các không gian ẩm thực là các món ăn đồ uống được làm từ chính bàn tay, trí óc của các học sinh mang đến hội chợ với mong muốn quảng bá những nét văn hóa ẩm thực của các làng nghề, miền quê, đất nước; đồng thời cũng là cơ hội để các em học sinh thể hiện tài năng chế biến món ăn của mình.
Văn hóa nhà hàng, khách sạn là những qui tắc ứng xử văn minh lịch sự được thể hiện qua lối giao tiếp giữa người chủ với nhân viên; giữa nhân viên với nhân viên; giữa chủ và nhân viên với khách hàng; giữa khách hàng với khách hàng…v.v. tất cả được sân khấu hóa tại trường học với các vai diễn không chuyên là những học sinh và giáo viên.
b. Các bước tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm: “Hội chợ ẩm thực – văn hóa nhà hàng, khách sạn”
Bước 1: Phân nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí (Phụ lục 1)
Ngay từ đầu năm học, song song với việc phân nhóm hướng dẫn học sinh làm bài tập dự án theo mỗi đơn vị bài học trong sách giáo khoa thì giáo viên có thể linh hoạt triển khai đồng thời kế hoạch hoạt động trải nghiệm tới học sinh để các em có thời gian nhiều hơn để thực hiện hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Phân công nhóm, giáo viên nên căn cứ vào địa bàn dân cư, nơi cư trú hiện tại của các em học sinh để chia nhóm. Mặc dù có một số hạn chế nhất định nhưng về lâu dài sẽ tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn cho học sinh khi tập trung trao đổi cũng như thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
Lựa chọn người đứng đầu của mỗi nhóm vô cùng quan trọng bởi lẽ trưởng nhóm là người có trách nhiệm lãnh đạo một nhóm người để hoàn thành mục tiêu. Để làm được như vậy, họ cần phải giỏi trong việc truyền cảm hứng, tạo động lực và phối hợp các thành viên trong nhóm.
Thư kí là cánh tay phải đắc lực của nhóm trưởng, ghi chép và hỗ trợ nhóm trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập để đạt mục tiêu đề ra. Thiết lập nhóm Zalo hoặc Messenger của nhóm riêng để dễ dàng trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: Trảo đổi thảo luận nhóm lên thực đơn (Phụ lục 1 và 2)
Trên cơ sở những nội dung giáo viên triển khai, các nhóm trao đổi thảo luận và lên thực đơn cho nhóm mình. Yêu cầu số lượng đồ ăn và đồ uống tối thiểu ba đầu tên trên mỗi nhóm. Trong quá trình các nhóm trao đổi thảo luận, giáo viên cần sát sao tới từng nhóm và tư vấn cho các em học sinh về các món ăn đồ uống phù hợp (vừa kinh tế, vừa tiết kiệm thời gian…)
Bước 3: Tiếp tục trao đổi nhóm, phân công nhiệm vụ và lập kế hoạch thực hiện
Giáo viên tiếp tục triển khai các nội dung có liên quan tới hoạt động trải nghiệm. Cụ thể, mỗi nhóm sẽ tạo một video giới thiệu về ẩm thực của nhóm mình trên cơ sở những món ăn thức uống mà nhóm đã thống nhất.
Yêu cầu về video:
• Thời gian không quá 4 phút
• Tất cả các thành viên phải tham gia
• Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh
Với yêu cầu trên, thành viên của mỗi nhóm sẽ trao đổi, thảo luận, lập kế hoạch chi tiết về các công việc cần thực hiện và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
Để đạt được hiệu quả công việc cao, giáo viên yêu cầu tất cả các thành viên trong nhóm nâng cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, cùng cố gắng và trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc gì có thể trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp (zalo, messenger) với giáo viên để được tư vấn, hỗ trợ và xử lý các vấn đề một cách kịp thời.
Bước 4: Nghiên cứu và thực hành các tình huống giả định giao tiếp trong nhà hàng, khách sạn (Phụ lục 3)
Song song với các công việc thực hiện trong bước 3, các nhóm được phân công tìm hiểu về các tình huống, các mẫu câu giao tiếp thường được sử dụng trong nhà hàng, khách sạn và sẽ trình bày báo cáo trước lớp. Cụ thể:
Group 1: Make a reservation
Group 2: Order food and drink
Group 3: Complaint
Group 4: Payment
Group 5: Say Goodbye
Group 6: Các mẫu câu khác
Giáo viên chuẩn hóa kiến thức và tổ chức các tình huống giả định trong nhà hàng, khách sạn để học sinh thực hành sắm vai (Gọi điện đặt bàn trước; Chào khách, hỏi thực đơn, khen ngợi, phàn nàn, xin góp ý thanh toán, và chào tạm biệt khách hàng)
Bước 5: Tổ chức chính thức (Phụ lục 4)
Phần 1: Sân khấu hóa
Tại buổi tổ chức chính thức, các nhóm sẽ đưa các món ăn đồ uống được trang trí vô cùng hấp dẫn lôi cuốn được làm từ chính những đôi bàn tay và trí óc của các thành viên trong nhóm.
Các nhóm sẽ luân phiên sắm vai nhân viên nhà hàng và khách hàng và thực hành giao tiếp bằng Tiếng Anh. Với những tình huống quen thuộc như những tình huống giả định đã được thực hành trên lớp, cùng với những tình huống mới phát sinh, học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học để xử lý các tình huống một cách linh hoạt và sáng tạo.
Song song với các hoạt động trên thì các video giới thiệu ẩm thực của các nhóm sẽ được công chiếu trên màn hình lớn (máy chiếu hoặc tivi) để khách hàng có thể vừa thưởng thức vừa tận mắt nhìn thấy các món ăn, đồ uống được chế biến như thế nào từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn thành phẩm.
Phần 2: Buffet – New version
Sau phần sân khấu hóa, học sinh có thể di chuyển tự do đến khu vực ẩm thực, tự lựa chọn những món ăn mà mình yêu thích và thanh toán theo sự thỏa thuận của đôi bên. Tất cả các hoạt động giao tiếp này cũng đều sử dụng ngôn ngữ chính là Tiếng Anh.
Bước 6: Tổng kết trao giải và rút kinh nghiệm
Cơ cấu giải thưởng:
– 01 giải nhóm có video giới thiệu ẩm thực ấn tượng nhất
– 01 giải nhóm sử dụng Tiếng Anh trong xử lý các tình huống tốt nhất
– 01 giải nhóm có những món ăn ưa chuộng nhất
Sau phần công bố và trao giải thưởng cho các nhóm, giáo viên nhận xét những ưu điểm và hạn chế của buổi hội chợ, đánh giá về mức độ đạt được của mục tiêu đề ra và rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức tiếp theo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 105
- 1
- [product_views]
- 5
- 173
- 2
- [product_views]
- 4
- 165
- 3
- [product_views]
- 4
- 129
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 434
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 507
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 546
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 409
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 595
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 538
- 10
- [product_views]