SKKN Nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng
- Mã tài liệu: MP0238 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 934 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Liên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Liên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao năng lực, phẩm chất cho người học thông qua các hoạt động dạy học trong bài học
1.1. Cách thức tổ chức giờ đọc hiểu
1.2. Các hoạt động dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học trong giờ đọc hiểu văn bản Tây Tiến
2. Nâng cao năng lực, phẩm chất người học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.1. Tính cấp thiết của việc học trải nghiệm, sáng tạo môn ngữ văn
2.2. Lợi ích của việc tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ……………………………………………………….. | 3 |
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………. | 3 |
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….. | 3 |
3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………. | 4 |
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….. | 4 |
5. Điểm mới của sáng kiến…………………………………………………. | 4 |
PHẦN 2: NỘI DUNG……………………………………………………… | 4 |
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI………………… | 4 |
1.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………. | 4 |
2.1.1.1. Một số khái niệm liên quan………………………………………… | 5 |
2.1.1.2. Xác định những phẩm chất, năng lực cần hình thành cho học sinh | 5 |
2.1.1.3. Dạy học phát triển phẩm chất, nămg lực trong đọc hiểu văn bản
môn Ngữ văn ở trường phổ thông………………………………………… |
8 |
2.1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………… | 8 |
2.2. NÂNG CAO NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC QUA GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG …………. | 9 |
2.2.1. Nâng cao năng lực, phẩm chất cho người học thông qua các hoạt
động dạy học trong bài học ………………………………………………… |
9 |
2.2.1.1. Cách thức tổ chức giờ đọc hiểu…………………………………….. | 9 |
2.2.1.2. Các hoạt động dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người
học trong giờ đọc hiểu văn bản Tây Tiến…………………………………… |
11 |
2.2.2. Nâng cao năng lực, phẩm chất người học thông qua các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo………………………………………………………… |
15 |
2.2.2.1. Tính cấp thiết của việc học trải nghiệm, sáng tạo môn ngữ văn…… | 15 |
2.2.2.2. Lợi ích của việc tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn ………………………………………………………………. | 15 |
2.2.2.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo khi dạy tác phẩm Tây Tiến | 16 |
2.3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………………………………………….. | 23 |
2.3.1. Mục đích thực nghiệm……………………………………………….. | 23 |
2.3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm………………………… | 23 |
2.3.3. Đối tượng, địa bàn……………………………………………………. | 24 |
2.3.4. Phương pháp và quy trình thực nghiệm……………………………… | 24 |
2.3.5.Khả năng áp dụng của sáng kiến……………………………………… | 43 |
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………….……………. | 45 |
1. Kết luận………………………………………………………………… | 45 |
2. Đề xuất…………………………………………………………………… | 45 |
PHẦN 1: MỞ ÐẦU
- Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” Theo đường lối chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 theo định hướng phát triển giao tiếp.
Nắm bắt được tinh thần đổi mới, mỗi giáo viên đã và đang nghiên cứu đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng để ngành giáo dục thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của đơn vị cho thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng truyền thụ kiến thức, hoàn thành đầy đủ nội dung giáo án đã định sẵn.
Việc rèn luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất, năng lực có được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao, điều đó dẫn tới việc học sinh thụ động, lúng túng khi giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.
Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt, có ưu thế trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho HS.Việc khai thác hiệu quả giờ học Ngữ văn là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với bốn mục tiêu quan trọng của giáo dục:“học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Trong chương trình Ngữ văn 12, ở phân môn Văn học,học sinh đươc học nhiều văn bản với dung lượng khá lớn,lượng kiến thức tương đối nhiều do đó đồi hỏi thầy cô phải sử dụng phương pháp,kỷ thuật tích cực vào dạy học để đạt mục tiêu bài học cũng như góp phần hình thành năng lực,phẩm chất người học,đặc biệt khi dạy các tác phẩm thơ hiện đại. Xuất phát từ những yêu cầu và thực trạng trên, tôi đã lựa chọn đề tài: Nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.hướng tới phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh
- Mục đích nghiên cứu:
- Đối với giáo viên.
Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn nắm được thực trạng của việc nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trong nhà trường. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn; các em HS trở thành những người công dân có ích, đáp ứng được mục tiêu của ngành giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng.
Nâng cao trình độ chuyên môn; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; phát huy năng lực của học sinh trong giờ đọc – hiểu văn bản văn học từ đó bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Đối với học sinh:
Được bồi dưỡng phẩm chất, năng lực nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân. Tăng sự hứng thú trong học tập.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Qua theo dõi chất lượng giáo dục, đối chiếu so sánh với hệ thống các trường THPT trên địa bàn về thực tế, phẩm chất, năng lực học sinh hiện nay còn nhiều hạn chế. Vì thế, thực hiện đề tài này bản thân tôi muốn tìm ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh được tốt hơn đồng thời rút kinh nghiệm cho công tác quản lý việc Nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng
Sáng kiến tập trung nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng tại trường
THPT
4.2. Phạm vi
- Về lý luận, tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề năng lực, phẩm chất và nâng cao năng lực phẩm chất trong môn Ngữ văn ở trường THPT
- Về khảo sát thực tế và thực nghiệm, tôi mới chỉ tiến hành ở trường THPT Kim Liên. huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
- Những điểm mới của sáng kiến
Sáng kiến đóng góp với các đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn cấp THPT nói chung một số giải pháp nâng cao phẩm chất,năng lực người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy tại trường THPT.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]