SKKN Những giải pháp nâng cao hoạt động thư viện nhằm góp phần phát triển văn hóa đọc ở Trường THPT
- Mã tài liệu: MT0236 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 732 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Những giải pháp nâng cao hoạt động thư viện nhằm góp phần phát triển văn hóa đọc ở Trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao chất lượng phục vụ công tác bạn đọc
2. Mở rộng khả năng tiếp cận tài liệu tới bạn đọc
3. Quan hệ của cán bộ thư viện với giáo viên và học sinh và các dịch vụ dành cho giáo viên, học sinh
4. Xã hội hóa của công tác thư viện
Mô tả sản phẩm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Thư viện luôn được xem là trái tim tri thức của nhân loại, là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác đào tạo trồng người. Đọc sách từ xưa đã là một nét đẹp văn hóa của xã hội loài người. Sách là nguồn tri thức, kết tinh tất cả những học thuyết có giá trị nhất, sách ghi lại toàn bộ lịch sử loài người. Sách là người thầy, là di huấn của người đời trước để lại cho người sau. Sách không chỉ ghi lại quá khứ, phản ảnh hiện tại mà còn là cương lĩnh của tương lai. Nhờ có sách mà con người đã tiếp thu được tất cả những trí thức của nhân loại được tích lũy trong suốt quá trình lịch sử lâu dài.
Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu.
Văn hóa đọc có một vị trí quan trọng trong cuộc sống con người. Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có vẻ ưu thế hơn, hấp dẫn hơn sơ với sách và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh, lấn át văn hóa đọc. Song văn hóa đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu trí thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hóa nghe nhìn không thể thay thế được.
Ngày nay nhiều thế hệ con trẻ chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều bạn trẻ sinh ra trong thời gian này bị hụt hẫng về văn hóa, đọc nhiều truyện tranh, háo hức tiếp thu văn hóa số, không chọn lọc như chơi game, chát, nhắn tin và ít được nhắc nhở việc đọc sách. Hầu như các bạn đó được thỏa sức ở nhà một mình với máy tính và mạng internet, trong khi bố mẹ bận kiếm tiền và tiếp xúc với một không khí xã hội mới, việc giáo dục nhân văn bị xem nhẹ. Hệ lụy là các em không thích học văn, sử, không thích đọc sách, nhất là sách dài, nhiều chữ, phải suy ngẫm. Tình trạng đó tạo ra sự hụt hẫng về văn hóa đọc nói riêng và văn hóa nói chung từ chính thế hệ này và con em họ.
Đa dạng hóa các hoạt động của thư viện là một yêu cầu bức thiết của công tác bạn đọc. Tất cả những hình thức hoạt động đó sẽ giúp các em học simh thích đọc sách và say mê đọc sách. Đọc sách có chọn lọc, có hệ thống và có chất lượng giúp học sinh hoàn thành tốt việc học tập và nâng cao kiến thức các bộ môn khoa học trong chương trình học và chương trình ngoại khóa.
Thời đại mới với sự bùng nổ của nhiều phương thức truyền thông, nghe nhìn hiện đại, đặt ra nhu cầu mới cho cán bộ làm công tác thư viện. Đòi hỏi người cán bộ thư viện vừa phải có đầy đủ phẩm chất, tinh thông nghiệp vụ, nhiệt tình, tận tâm nhưng phải vừa năng động sáng tạo nắm bắt những cái mới, cái tiên tiến của nền công nghiệp dịch vụ nghe nhìn kết hợp với nhiều phương pháp truyền thống có được để áp dụng linh hoạt, hiệu quả cho hoạt động thông tin – thư viện nhằm khơi dậy phong trào văn hóa đọc đối giáo viên, với học sinh toàn trường.
Đề tài: “Những giải pháp nâng cao hoạt động thư viện nhằm góp phần phát triển văn hóa đọc ở Trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 3” là một đề tài mà bản thân tôi đã ấp ủ và triển khai áp dụng đối với hoạt động thư viện của trường mình. Bước đầu đã cho thấy được những kết quả đáng kể, khơi dậy phong trào đọc sách cho đông đảo học sinh toàn trường. Nó là một đề tài có nhiều ý tưởng, giải pháp mới với các hoạt động cụ thể ở từng nhóm giải pháp. Mong rằng nó sẽ đóng góp trí tuệ vào các hoạt động làm phát triển văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Đề tài sẽ cung cấp và giải quyết từng nhóm giải pháp sau:
Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc.
Mở rộng khả năng tiếp cận tài liệu cho từng người đọc.
Quan hệ của cán bộ thư viện với giáo viên, học sinh và các dịch vụ dành cho giáo viên, học sinh.
Xã hội hóa công tác thư viện.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao hiệu quả, cách thức hoạt động của thư viện trường học. Ở đây người cán bộ thư viện có cơ hội để rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ của mình nhiều hơn. Được lắng nghe những góp ý của giáo viên và học sinh về công tác mà mình đảm nhiệm.
Tạo được sự lan tỏa, góp phần đưa văn hóa đọc phát triển hơn nữa trong học sinh trung học phổ thông, xây dựng cho các em nhận thức đúng đắn về vai trò của sách, của văn hóa đọc trong thời kì mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cơ sở vật chất, vốn tài liệu thư viện; Cơ sở vật chất và không gian trường, lớp ở trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 3.
Các báo cáo, biên bản thống kê số liệu bạn đọc và vốn tài liệu hàng năm của thư viện.
Những tranh ảnh, vật liệu, hình ảnh các phần mềm, các trang mạng để phục vụ cho các hoạt động.
Những bạn đọc là giáo viên và học sinh trong nhà trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 3 – Nghệ An.
Yêu cầu của đề tài:
Cần có sự phối hợp góp sức, sáng tạo của cả giáo viên chủ nhiệm – học sinh – cán bộ thư viện – các đoàn thể trong nhà trường.
Người cán bộ thư viện vừa phải có kinh nghiệm trong chuyên môn vừa phải biết nắm bắt học hỏi những cái mới của công nghệ thông tin để áp dụng vào đề tài.
Phải có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà trường chi cho hoạt động thư viện.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu về bạn đọc, về tài liệu trong các năm học.
Phương pháp điều tra ý kiến học sinh qua các phiếu tích thăm dò.
Phương pháp khảo sát trực quan về không gian các phòng lớp, phòng thư viện.
Phương pháp chụp ảnh thực tế các sản phẩm từ các lớp tham gia hoạt động.
Tính mới của đề tài:
Sự đổi mới sáng tạo bằng việc mở mang cách tiếp cận tài liệu tới bạn đọc từ các trang mạng xã hội, youtube…
Những nét mới về phương thức phục vụ bạn đọc.
Các loại dịch vụ giữa cán bộ thư viện với giáo viên và học sinh.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Cơ sở lí luận:
Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước. (Quan điểm của điều 1 – Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng năm 2030 – số 329/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/3/2017)
Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kĩ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Cải thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xã hội học tập. (Mục tiêu chung của đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng năm 2030)
Văn hóa đọc chính là cốt lõi của đổi mới giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển xã hội.
Một trong những mục tiêu của đổi mới chương giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triểm năng lực tự học, biết thu thập và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau và ngày càng đa dạng, phong phú để có năng lực học tập suốt đời. Nhằm phát huy hiệu quả hệ thống thư viện trường học, thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
Từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21 tháng 4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng và phong trào văn hóa đọc trong trường phổ thông. Nâng cao nhận thức của học sinh về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kĩ năng phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.
Tất cả những lí luận trên đây là động lực, nền tảng hết sức quan trọng trong việc định hướng văn hóa đọc cho tương lai của đất nước.
- Cơ sở thực tiễn:
Đối với giới trẻ, nhất là các em học sinh Trung học phổ thông thì văn hóa đọc ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình nhận biết thế giới, hình thành nhân cách. Ngoài chương trình học tập trong nhà trường, việc đọc sách sẽ giúp các em lĩnh hội các giá trị văn hóa, xã hội, đồng thời hình thành và phát triển kĩ năng tiếp nhận thông tin tri thức – yếu tố quan trọng của một nhân cách sáng tạo trong thời đại ngày nay.
Văn hóa đọc giúp các em rèn luyện tư duy, nâng cao chất lượng học tập ở trường. Sách đưa ta đến chân trời của kiến thức, một chân trời kiến thức vô tận, giúp các em mở rộng thêm hiểu biết, là chìa khóa mở ra trí thức giúp đỡ các em bước vào đời sống tự lập. Sách còn đưa các em đến nơi của những cảm xúc lãng mạn, những cảnh thiên nhiên rất đẹp và những nhân vật tốt bụng luôn cứu giúp người khi hoạn nạn. Cho các em biết thêm những tình cảm tốt đẹp, đức tính trung thực, thủy chung…hướng các em nhìn cuộc sống bằng đôi mắt trong sáng, tràn ngập yêu thương, hướng tới giá trị chân – thiện – mỹ.
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa đọc của học sinh ở các nhà trường. Do bị lôi cuốn vào việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn nên giới học sinh ngày càng thờ ơ với sách, lười đọc sách, lười tìm kiếm những cuốn sách hay, mới, bổ ích cho môn học và thực tiễn đời sống. Việc đến thư viện, miệt mài đọc sách, ghi chép lại những trí thức quan trọng dần trở nên xa lạ đối với một số bộ phận học sinh. Sự lệ thuộc vào tri thức trên mạng kèm theo những hệ lụy như tri thức không chính xác, tản mạn, không hệ thống, không rõ nguồn trích dẫn khiến việc tư duy và phương pháp học của học sinh trở nên thiếu khoa học và sáng tạo.
Phong trào đọc sách ở các thư viện trường phổ thông hiện nay đang giảm xuống do nhiều yếu tố khách quan tác động nhưng không thể không nói đến yếu tố chủ quan do một bộ phận cán bộ thư viện không chịu vận động, đổi mới, học hỏi, sáng tạo để có những giải pháp phù hợp với thời kì mới.
Việc học tập, tìm hiểu tri thức bộ môn và cuộc sống qua kênh sách hay bằng hình thức đọc tuy là phương pháp truyền thống nhưng không hề cũ đối với người học. Các nhà trường và thư viện cần có những giải pháp để khơi dậy phong trào văn hóa đọc cho học sinh trường mình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]