SKKN Những giải pháp quản lý, tác động tích cực đến văn hóa ứng xử ở trường THPT

Giá:
100.000 đ
Môn: Quản lí
Lớp: THPT
Bộ sách:
Lượt xem: 1643
Lượt tải: 5
Số trang: 25
Tác giả: Lê Thị Mai Phương
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Hà Huy Tập
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 25
Tác giả: Lê Thị Mai Phương
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Hà Huy Tập
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Những giải pháp quản lý, tác động tích cực đến văn hóa ứng xử ở trường THPT triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Lựa chọn và vận dụng một số nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý
2. Tuyên truyền bồi dưỡng làm tăng nhận thức về kỷ cương trách nhiệm
3. Xây dựng lộ trình, các bước tiến hành từ ý tưởng đến sự thành công của việc thực hiện văn hóa ứng xử
4. Thái độ ứng xử và những quyết định quản lý đối với các thành tích trong ứng xử văn hóa đạt kết quả cao
5. Xây dựng khối đoàn kết, đậm bản sắc Vinh 2, duy trì tốt không khí sinh hoạt chuyên môn chân thành và cởi mở. Đó là cơ sở nền tảng cho sự thành công và phát triển của nhà trường trong đó có văn hóa ứng xử

Mô tả sản phẩm

A.ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lí do chọn đề tài

         Khi đánh giá chất lượng giáo dục của một nhà trường, đánh giá sự đầu tư và trưởng thành của ngôi trường ấy người ta quan tâm đến nhiều tiêu chí  mà trong đó việc xây dựng được văn hóa ứng xử trong nhà trường là một trong những vấn đề khen chốt mang tính cốt lõi. Văn hóa ứng xử không chỉ được nhìn nhận ở góc độ hình thức trong giao tiếp mà nó còn phản ánh chiều sâu, vốn tri thức và văn hóa của các đối tượng giao tiếp. Trong đổi mới toàn diện về giáo dục, vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường, vai trò trách nhiệm của hiệu trưởng, của các thành viên khác trong hội đồng sư phạm nhà trường được quan tâm đúng mực. Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị. Các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ tình cảm, hành vi tốt đẹp. Thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh là cơ sở để xây dựng chất lượng giáo dục của nhà trường, là sức hút đối với phụ huynh, học sinh trong việc lựa chọn môi trường để học tập và rèn luyện. Sức lan tỏa của văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục thực sự có ý nghĩa và tác động tích cực đến việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường. Thời đại mới của thế kỷ 21 mang đến cho con người thiều thời cơ để bứt phá và khẳng định mình nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức hết sức nghiệt ngã, đòi hỏi trí tuệ, trí thông minh, bản lĩnh và cả nghệ thuật nữa. Cũng chính từ thực tế này đặt ra cho các nhà trường những trách nhiệm nặng nề hơn trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và xây dựng thương hiệu nhà trường. Mỗi một giai đoạn lịch sử có một đặc điểm và sác thái riêng, không chấp nhận sự lặp lại theo lối mòn mà đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo. Quả thực xây dựng văn hóa ứng xử là một hoạt động tổng hòa của trí tuệ, văn hóa và phẩm chất của mỗi người, nó còn là tổng hòa của chất xám, sự đam mê và lòng kiên nhẫn của mỗi một con người. Sự thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Song từ góc độ chủ thể phải khẳng định rằng đó thực sự là lao động sáng tạo, là sự khẳng định năng lực bản thân. Như con ong cần mẫn chắt chiu từng giọt mật  cho đời. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đã từng có biết bao cây “đại thụ” về phương pháp, bao giáo trình viết rất hay và cô đọng về lý luận, về phương pháp quản lý, giảng dạy. Việc NCKH,ĐRSKKN của mỗi một cán bộ, giáo viên ở các trường THPT, có quá nhỏ nhoi hay không khi thời gian vật chất dành cho hoạt động này quá ít ỏi ? Trong quá trình tác nghiệp có những lúc chúng ta bị cám dỗ hoàn toàn bởi một bài toán khó, có những lúc ta hóa thân “lên đồng” trước những áng thơ mê hoặc lòng người và có những tình huống sư phạm mà người lãnh đạo đã giải quyết xong, kết quả đã là số dương nhưng lòng trắc ẩn thì không ngày một ngày hai mà hóa giải được. Việc tổ chức và triển khai chuyên đề cấp tổ từ báo cáo đến dạy thể nghiệm từ sự thành công hay thất bại của đồng nghiệp. Từ những ý tưởng nảy sinh trong quá trình dự giờ, trao đổi đều có thể là nguồn cơn, là cơ sở để nhen nhóm ý tưởng viết SKKN của cá nhân. Tất cả những điều đó đáng được chúng ta sẻ chia và trân trọng, đáng được viết ra để bạn bè đồng nghiệp có thêm một sân chơi bổ ích, cùng trao đổi, tranh luận và học hỏi lẫn nhau. Biết là vậy nhưng làm thế nào để khơi gợi được sự đam mê nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên trường mình? Làm sao để vận dụng được các phương pháp quản lý, tạo điều kiện để anh em cố gắng? Làm thế nào để gây dựng phong trào, các tác động quản lý ra sao? Tất cả những câu hỏi đó là nguồn cơn, là nguyên cớ thôi thúc chúng tôi viết đề tài “Những giải pháp quản lý, tác động tích cực đến văn hóa ứng xử  ở trường THPT Hà Huy Tập.” 

        Chỉ tính trong thời gian 5 năm liên tục từ 2016-2021 trường THPT Hà Huy Tập có 65 bản sáng kiến kinh nghiệm bậc 4 loại A và B, trong đó có 8 bản đạt loại A cấp Tỉnh và 3 bản được giải thưởng khoa học công nghệ của Tỉnh. Những con số biết nói đó là niềm tự hào không chỉ của cá nhân mà còn là thành quả chung của cả nhà trường, nó minh chứng cho những bước đi, những giải pháp quản lý đúng đắn của BGH ở lĩnh vực hoạt động NCKH, đúc rút sáng kiến trong giảng dạy và thực tiễn, là sự khẳng định về văn hóa ứng xử trong nhà trường.

2.Đóng góp mới của đề tài

Xây dựng văn hóa nhà trường là một mục tiêu hướng tới của các cơ sở giáo dục, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, là một trong những nấc thang quan trọng và có ý nghĩa trong sự lựa chọn. Bàn về văn hóa nhà trường có nhiều đề tài, nhiều tác giả đã viết. Song cái mới của đề tài này thể hiện ở ba điểm sau:

– Văn hóa ứng xử trong nhà trường là then chốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, là nét đẹp của nội lực, của thương hiệu nhà trường.

– Các giải pháp quản lý tác động trực tiếp đến văn hóa ứng xử trong nhà trường, vai trò, trách nhiệm, tính nêu gương của lãnh đạo nhà trường.

– Văn hóa ứng xử nhìn nhận trong mối quan hệ tổng hòa giữa con người với con người, con người với cảnh quan, cơ sở vật chất, môi trường văn hóa trong chính nhà trường.

III CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần đặt vấn đề và kết thúc, đề tài có các nội dung sau:

Phần  một: Đánh giá tình hình, thực trạng của văn hóa ứng xử trong trường học nói chung và ở trường THPT Hà Huy Tập nói riêng;

Phần hai: Cơ sở khoa học của đề tài;

Phần ba: Những giải pháp quản lý được vận dụng và kết quả của đề tài.

  1. NỘI DUNG:
  2. Tình hình, thực trạng văn hóa ứng xử trong nhà trường phổ thông nói chung và ở trường THPT Hà Huy Tập nói riêng:

         1.1 Tinh hình , thực trạng văn hóa ứng xử trong nhà trường phổ thông hiện nay.

   Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị các chuẩn mực văn hóa, giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để phát triển chất lượng giáo dục của nhà trường. Ngày 3/10/2018 Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ- TTg phê duyệt đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” Mục tiêu chung là: Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học simh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa. Xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần xây dựng con người Việt nam yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”Điều này cho thấy văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng được cả xã hội quan tâm.

  Thực tế thời gian qua trong ngành giáo dục đôi lúc còn có những cán bộ quản lý khi giao tiếp với cấp dưới sử dụng ngôn ngữ nặng nề, cứng nhắc, đôi khi còn quát nạt, áp đặt, từ đó tạo không khí nặng nề, căng thẳng trong giải quyết công việc.có những lúc góp ý cho cấp dưới không đúng nơi đúng chỗ, thiếu tế nhị đã gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ cũng như giao tiếp trong nhà trường.Bên cạnh đó có những cán bộ giáo viên cấp dưới lợi dụng về dân chủ trong trường học đã phát ngôn tùy tiện thiếu tính xây dựng, họp hành không tuân thủ theo quy định và điều hành của người chủ trì đã gây phản cảm đối với những người xung quanh.Hiện tượng học sinh, sinh viên sống buông thả, xem thường kỷ cương cũng đã xẩy ra trong một số trường hoc, hiện tượng bạo lực học đường và những hệ lụy kèm theo.

     1.2. Tình hình, thực trạng văn hóa ứng xử ở trường THPT Hà Huy Tập- thành phố Vinh

         Được thành lập ngày 22-12-1975 với tên gọi là Trường cấp 3 vừa học vừa làm thành phố Vinh. Ra đời trong bối cảnh đất nước vừa mới thống nhất, còn ngổn ngang với bao đổ nát sau chiến tranh. Ngày đầu thành lập trường chỉ có vẻn vẹn 4 lớp với 200 học sinh và 11 giáo viên.Cơ sở vật chất là nhà tranh vách đất thiếu thốn đủ đường. Không quản ngại gian khó Thầy và trò đã nỗ lực hết mình để xây dựng nhà trường. Gần trọn 40 năm gây dựng phấn đấu và trưởng thành bao thế hệ thầy cô giáo và học sinh của trường đã đóng góp bao công sức và trí tuệ để có được một ngôi trường khang trang bề thế như hôm nạy. Trường THPT Hà Huy Tập đã và đang là một địa chỉ đáng tin cậy của phụ huynh học sinh Thành phố Vinh và giáo dục đào tạo của Tỉnh Nghệ An. Bề dày truyền thống và những thành tích của trường được ghi nhận trong nhiều mảng hoạt động. Song không thể không nhắc tới    Ban giám hiệu nhà trường xác định rõ nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của Thầy là dạy tốt và Trò là học tốt. Bởi lẽ điều đó sẽ quyết định chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, quyết định chỗ đứng và vị thế của nhà trường. Trước yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục, trước những yêu cầu mới của thời đại đòi hỏi mỗi một giáo viên phải tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của phụ huynh, học sinh. Từ những trang giáo án, từ những trở trăn trong quá trình tác nghiệp, từ những tình huống sư phạm gặp phải trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy. Tất cả đã trở thành nguyên cớ để cán bộ giáo viên tích lũy và đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm của bản thân.Trong con mắt của một số cán bộ quản lý và giáo viên, xem việc nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm là một việc làm to tát, mất thời gian,văn hóa ứng xử là việc cần quan tâm của lãnh đạo còn các lực lượng khác không liên quan.Những suy nghĩ lệch lạc đó đã không có đất phát triển khi cả tập thể sư phạm nhà trường đặt mục tiêu phấn

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hoá ở trường THPT Lục Ngạn số 1
Quản Lí
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)