SKKN Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh THPT qua các hoạt động trải nghiệm
- Mã tài liệu: MT0373 Copy
Môn: | QUẢN LÍ |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 435 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Yên Khánh A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Yên Khánh A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh THPT qua các hoạt động trải nghiệm“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
* Giải pháp thứ nhất: Đổi mới giờ sinh hoạt lớp.
* Giải pháp thứ hai: Tổ chức hoạt động trải nghiệm với các hình thức đa dạng, phong phú.
* Giải pháp thứ ba: Tổ chức các sân chơi bổ ích cho học sinh
Mô tả sản phẩm
1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh THPT qua các hoạt động trải nghiệm ”
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục.
Thời gian áp dụng: từ năm học 2021 – 2022 đến năm học 2022 – 2023.
2. NỘI DUNG
2.1. Giải pháp cũ thường làm:
* Chi tiết giải pháp cũ:
Hoạt động trải nghiệm được thực hiện lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác: chào cờ, sinh hoạt lớp, thi đấu TDTT, thi Văn nghệ…
* Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục của giải pháp cũ:
– Ưu điểm: Làm cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp trở nên hấp dẫn, tạo được hứng thú cho học sinh; đồng thời phát huy được năng lực, năng khiếu và rèn kĩ năng, phẩm chất của học sinh.
– Nhược điểm:
+ Đối với giáo viên:
++ Coi trọng dạy kiến thức hơn là giúp học sinh hình thành nhân cách với đầy đủ phẩm chất, năng lực cần có. Hơn nữa, ngay cả giáo viên cũng cho rằng đây chỉ là một hoạt động phụ của mục tiêu giáo dục nên chưa có sự đầu tư thời gian, công sức.
++ Giáo viên không kiểm soát được hành vi của học sinh trong lớp học và ngoài nhà trường khi có hoạt động giáo dục tập thể. Giáo viên chưa hiểu hết được điểm mạnh, điểm yếu, tâm lí, tính cách… của học sinh để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, giáo dục.
++ Giáo viên phải tìm cách giải quyết hậu quả từ những hiện tượng trong học sinh như ngủ gật trong giờ học, bỏ học chơi game, bạo lực học đường, vô lễ với thày cô, có tình cảm khác giới chưa phù hợp, vi phạm đạo đức và pháp luật, nghiêm trọng hơn có trường hợp học sinh dọa tự tử, gây lo lắng bất an cho gia đình, nhà trường và xã hội làm cho chất lượng giáo dục không đạt mục tiêu.
++ Mối quan hệ giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm với học sinh trở nên căng thẳng, nặng nề. Giáo viên khó tiếp cận học sinh để định hướng nghề nghiệp và tư vấn tâm lí khi học sinh cần giúp đỡ.
+ Đối với học sinh:
++ Học sinh không được phát huy năng lực cá nhân làm cho học sinh chưa chủ động, chưa tự giác, tích cực khi tham gia các hoạt động tập thể; có biểu hiện rụt rè, nhút nhát, tự ti, khép mình, không dám thể hiện bản thân.
++ Thiếu kĩ năng xử lí các tình huống xảy ra trong cuộc sống, thiếu ý thức hợp tác trong học tập và công việc.
++ Chưa hiểu hết về bản thân với những điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, năng lực cá nhân; khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.
++ Sống không lí tưởng, không ước mơ nên khó thành công trong cuộc sống.
++ Học sinh thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng, bất hiếu với cha mẹ, vô lễ với thầy cô và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường sống, không có ý thức giữ gìn sức khỏe, sử dụng điện thoại chưa đúng mục đích; vi phạm đạo đức, pháp luật …
– Những tồn tại cần khắc phục: Học sinh hiểu chưa đầy đủ ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm, vậy nên học sinh tham gia chưa nhiệt tình, tích cực. Vấn đề đặt ra là cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong trường phổ thông một cách khoa học với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để lôi cuốn học sinh vào hoạt động giáo dục lành mạnh, bổ ích, giúp các em phát triển năng lực bản thân, phẩm chất đạo đức là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết hiện nay.
2.2 Giải pháp mới cải tiến.
2.2.1. Mô tả bản chất của giải pháp mới:
Qua nhiều năm giảng dạy thực tế, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT và việc nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, được sự chỉ đạo thống nhất của Ban giám hiệu nhà trường, mỗi giáo viên chúng tôi luôn đặt nhiệm vụ: dạy học sinh làm Người lên hàng đầu. Đồng thời với nhiệm vụ dạy học sinh kiến thức và kỹ năng thì dạy kỹ năng sống cho học sinh, việc phát triển năng lực, phẩm chất được quan tâm đặc biệt. Vì vậy nhiều giải pháp hữu hiệu đã được áp dụng ở trường THPT Yên Khánh A từ nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, chúng tôi đã và đang tiến hành các giải pháp sau:
* Giải pháp thứ nhất: Đổi mới giờ sinh hoạt lớp.
Ngay từ đầu năm khi được Ban giám hiệu phân công chuyên môn, mới nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện những kế hoạch trong cả năm. Giáo viên ổn định tổ chức lớp và xây dựng đội ngũ tự quản: Bí thư, Lớp trưởng, Tổ trưởng…. Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh lên kế hoạch cụ thể hóa những chủ đề và phân công người thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm chọn cử những học sinh có tố chất quản lí, bao quát công việc, có tinh thần trách nhiệm và gương mẫu, có lực học khá, giỏi tham gia ban cán sự lớp. Lớp trưởng có vai trò triển khai kế hoạch tới từng tổ, nhóm học sinh thực hiện.
– Giờ sinh hoạt thường diễn ra vào cuối tuần – tiết 5 thứ bảy, thay vì việc phê bình, chỉ trích lỗi vi phạm của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tự bình xét thi đua và rút kinh nghiệm cho tổ nhóm, cá nhân. Điều đó giúp học sinh tự ý thức được việc cần thiết phải tiến bộ về học tập và rèn luyện đạo đức, kĩ năng vào tuần sau.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh sinh hoạt lớp theo chủ đề tuần, tháng phù hợp với chủ đề sinh hoạt chi đoàn của Đoàn trường và Nhà trường. Học sinh chính là người xây dựng kịch bản và thực hiện trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. Lồng ghép trong sinh hoạt lớp theo chủ đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tổ chức sinh nhật tặng quà cho những em có ngày sinh trong tháng; trao thưởng cho học sinh có kết quả thi cao nhất, nhì, ba trong các kì thi của trường. Tổ chức sinh hoạt chủ đề vào đầu tháng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm tình hình lớp. Các tiết sinh hoạt theo chủ đề thường diễn ra vào hai tuần đầu trong mỗi tháng và hai tuần còn lại học sinh chia sẻ bài học của bản thân từ những tiết sinh hoạt đó.
Trong nhiều năm học gần đây, chúng tôi đã và đang tổ chức một số chủ đề sau:
Tháng 9: Chủ đề “Phòng chống tai nạn giao thông, phòng chống dịch bệnh Covid 19”.
(Do học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ hè, học sinh nghỉ học cách li, giãn cách phòng chống dịch Covid 19)
Tháng 10: Chủ đề “Tình bạn, tình yêu tuổi học trò”
Tháng 11: Chủ đề “Tri ân thầy cô”
Tháng 12: Chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”
Tháng 1: Chủ đề “Mừng Đảng mừng xuân”
Tháng 2: Chủ đề “Văn hóa ứng xử trong trường học, phòng chống bạo lực học đường”
Tháng 3: Chủ đề “Thanh niên làm theo lời Bác”
Tháng 4: Chủ đề “Bình đẳng giới”
Tháng 5: Chủ đề “Thanh niên tình nguyện”.
( Hình ảnh minh chứng trong Phụ lục)
* Giải pháp thứ hai: Tổ chức hoạt động trải nghiệm với các hình thức đa dạng, phong phú.
Trong giờ học chính khóa học sinh bị đóng khung ở không gian lớp học, bị gò bó và căng thẳng bởi áp lực bài tập nhiều. Học sinh không có điều kiện thể hiện bản thân với những năng lực cá nhân khác nhau, học sinh không giao tiếp với mọi người trong không gian và thời gian linh hoạt hơn. Qua hoạt động trải nghiệm học sinh đã được rèn luyện kĩ năng sống với nhiều bài học bổ ích, quý giá.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức cho học sinh những hoạt động trải nghiệm thực tế: Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ; Thanh niên với việc bảo vệ môi trường; Tham gia giao thông an toàn; Tư vấn tâm lí lứa tuổi học đường; Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh lớp 12; Tổ chức thi Dân vũ; Mừng Đảng mừng Xuân,…
Ngay đầu năm học chúng tôi đã tiến hành giáo dục học sinh phát triển năng lực, phẩm chất người học qua việc tổ chức học sinh tham gia các câu lạc bộ, cho học sinh đăng kí tham gia, hướng dẫn học sinh tự nhận những nhiệm vụ theo năng lực và hoàn thành đạt kết quả tốt. Trường THPT Yên Khánh A đã sắp xếp khu vực, phòng học cho các CLB hoạt động thường xuyên: CLB Tiếng Anh, CLB Sách và Hành động, CLB Thể dục thể thao…
Các CLB của trường THPT Yên Khánh A đã và đang hoạt động thường xuyên ngoài giờ học và trên nền tảng mạng xã hội:
– CLB Sách và Hành động
– CLB Truyền thông
– CLB Võ thuật
– CLB Âm nhạc và Dancer
– CLB Tiếng Anh
– CLB Dân vũ
– CLB Văn học
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]