SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ‘‘tiêu hóa ở động vật’’ sinh học 11 -THPT
- Mã tài liệu: MP0766 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 291 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 58 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 58 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ‘‘tiêu hóa ở động vật’’ sinh học 11 -THPT” triển khai các biện pháp như sau:
Ứng dụng CNTT vào dạy học và phát triển năng lực số cho học sinh có mối quan hệ chặt chẽ, gắn liền với nhau. Cụ thể:
– Khi học sinh được tiếp cận với các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính để hoàn thành sản phẩm học tập sẽ phát triển năng lực sử dụng các thiết bị kĩ thuật số, an toàn kĩ thuật số đối với thiết bị.
– Khi học sinh trao đổi, thảo luận qua các phần mềm như Facebook, Zalo, Padlet …sẽ góp phần phát triển và nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua môi trường số.
– Trong quá trình hoàn thành sản phẩm học tập dưới dạng bài trình chiếu Powerpoint, video.. sẽ giúp học sinh phát triển kĩ năng tìm kiếm, duyệt thông tin và dữ liệu, đánh giá, phân tích, quản lý dữ liệu trong môi trường số. Đặc biệt sẽ phát triển năng lực sáng tạo ra các sản phẩm số và giải quyết vấn đề kĩ thuật đối với thiết bị số.
– Thông qua sử dụng các phần mềm kiểm tra đánh giá như Azota, Google Forms… sẽ giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, an toàn kĩ thuật số qua việc đăng ký, quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân…
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Tiêu đề | Trang |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 |
1. Lí do chọn đề tài | 1 |
2. Mục đích nghiên cứu | 1 |
3. Đối tượng nghiên cứu | 1 |
4. Giả thuyết của đề tài | 2 |
5. Phạm vi nghiên cứu | 2 |
6. Phương pháp nghiên cứu | 2 |
7. Đóng góp của đề tài | 2 |
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU | 3 |
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài | 3 |
1.1.Tổng quan nghiên cứu về năng lực số | 3 |
1.1.1. Trên thế giới | 3 |
1.1.2. Ở Việt Nam | 3 |
1.2. Cơ sở lí luận về năng lực số | 4 |
1.2.1. Năng lực số trong dạy học | 4 |
1.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | 7 |
1.2.3. Mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực số | 10 |
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển năng lực số cho HS ở trường THPT. | 11 |
Chương 2: Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật”, Sinh học 11 –THPT nhằm phát triển năng lực số cho học sinh. | 15 |
2.1. Cấu trúc chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” | 15 |
2.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” theo hướng phát triển năng lực số. | 15 |
2.2.1. Quy trình chung thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển năng lực số cho học sinh. | 15 |
2.2.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” theo hướng phát triển năng lực số cho học sinh | 16 |
2.3. Tổ chức dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” nhằm nâng cao năng lực số cho học sinh. | 27 |
2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị | 27 |
2.3.2. Tổ chức học tập trên lớp | 31 |
2.4. Kiểm tra đánh giá | 34 |
2.4.1. Đánh giá quá trình học tập chủ đề | 34 |
2.4.2. Đánh giá qua bài kiểm tra trắc nghiệm trên azota | 35 |
2.4.3. Đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực số sau khi học tập chủ đề | 39 |
2.5. Đánh giá hiệu quả SKKN. | 39 |
2.5.1. Đối với giáo viên | 39 |
2.5.2. Đối với học sinh | 40 |
Phần III: Kết luận và kiến nghị | 44 |
3. 1. Kết luận. | 44 |
3.2. Kiến nghị. | 44 |
Tài liệu tham khảo | 45 |
Phụ lục |
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ |
GV
HS NL SGK THPT CNTT CNTT -TT |
Giáo viên
Học sinh Năng lực Sách giáo khoa Trung học phổ thông Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin- truyền thông |
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng 4.0 về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau mà nền tảng chủ yếu là công nghệ số đang bùng nổ mạnh mẽ. Trung tâm của cuộc cách mạng đó là công nghệ thông tin, internet kết nối vạn vật, nó không chỉ giúp con người giao tiếp với nhau mà còn giúp con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau. Cuộc cách mạng này đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, nó làm cho nền kinh tế đang chuyển dần sang kinh tế số, nền công nghiệp cũng chuyển thành công nghiệp số…kéo theo năng suất sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được nền sản xuất thông minh đó vào thực tiễn thì đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy mà nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục đào tạo là cần phải đổi mới để thích ứng thời cuộc, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng trong môi trường công nghệ số. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, nền giáo dục Việt Nam đang ngày càng chuyển hướng lấy học sinh làm trung tâm, chủ thể của quá trình dạy học, chú trọng rèn luyện năng lực, phẩm chất người học, chuyển từ dạy học nội dung sang dạy phương pháp để học sinh tự tìm tòi và lĩnh hội kiến thức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã làm gián đoạn quá trình dạy học ở hầu hết các địa phương thì hình thức dạy học trực tuyến trở thành tối ưu trong dạy học và việc ứng dụng công nghệ thông tin là một phần tất yếu. Thông qua dạy học trực tuyến đã giúp giáo viên tiếp xúc với công nghệ thông tin nhiều hơn, nâng cao năng lực cho bản thân, kích thích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, học sinh cũng được học tập trong môi trường số, giao tiếp qua các phần mềm công nghệ nên có cơ hội phát triển và nâng cao năng lực số.
Nghiên cứu chủ đề “Tiêu hóa ở động vật”, Sinh học 11 chúng tôi nhận thấy nội dung kiến thức dễ dàng liên hệ thực tiễn, thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm phát triển năng lực số cho học sinh.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” Sinh học 11 – THPT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học nói riêng và chương trình THPT nói chung.
- Mục đích đề tài
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” nhằm phát triển và nâng cao năng lực số cho học sinh đáp ứng xu thế phát triển của xã hội hiện đại.
- Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
- Năng lực số cho học sinh.
- Giả thuyết của đề tài
Nếu ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học và công cụ kiểm tra đánh giá trong thiết kế và tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” thì sẽ góp phần phát triển và nâng cao các năng lực số cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn nói riêng, các môn học và hoạt động giáo dục nói chung.
- Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực số, các phần mềm, công cụ hỗ trợ trong dạy học như Powerpoint, Facebook, Padlet, Azota…
- Thiết kế kế hoạch bài dạy chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” nhằm phát triển năng lực số cho HS.
- Thực nghiệm dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật”.
- Phương pháp nghiên cứu – Nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực số, lý thuyết về ứng dụng các phần mềm dạy học, công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá…
+ Nghiên cứu cấu trúc chương trình, yêu cầu cần đạt, các tài liệu giáo khoa… về chủ đề: Tiêu hóa ở động vật.
+ Nghiên cứu quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy và tổ chức, dạy học chủ đề theo hướng phát triển năng lực số cho học sinh.
- Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và phát triển năng lực số cho HS ở trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm: Thực hành dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” Sinh học 11 với sự hỗ trợ của các phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học và kiểm tra đánh giá quá trình học tập.
- Đóng góp của đề tài
- Làm rõ cơ sở lí luận về năng lực số, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và việc phát triển năng lực số cho HS ở trường THPT.
- Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm phát triển năng lực số cho HS.
- Thu thập, điều tra và phân tích các số liệu để khẳng định hiệu quả của việc dạy học nhằm phát triển năng lực số cho HS.
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]