SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD lớp 11
- Mã tài liệu: MP0957 Copy
Môn: | Giáo dục kinh tế và pháp luật |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 711 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Sỹ Sách |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Sỹ Sách |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD lớp 11“ triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Nắm vững những yêu cầu, nội dung, chương trình GDCD 11 trong dạy học phát triển năng lực.
3.2. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh.
3.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 |
Phần hai: NỘI DUNG | 3 |
1. Lý luận chung về phát triển năng lực; năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. | 3 |
1.1. Lý luận chung về dạy học phát triển năng lực | 3 |
1.1.1. Năng lực | 3 |
1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực | 5 |
1.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực | 6 |
1.2. Định hướng phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh trong môn GDCD | 7 |
2. Cơ sở thực tiễn cho dạy học phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD 11 |
7 |
2.1. Vai trò của môn GDCD hiện nay | 7 |
2.2. Thực trạng phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD 11 tại các trường THPT hiện nay |
7 |
2.2.1. Khó khăn | 7 |
2.2.2. Thuận lợi | 8 |
3. Kinh nghiệm về dạy học phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD 11 |
10 |
3.1. Nắm vững những yêu cầu, nội dung, chương trình GDCD 11 trong dạy học phát triển năng lực |
10 |
3.2. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh. |
10 |
3.2.1. Phương pháp dự án | 11 |
3.2.2. Phương pháp đóng vai | 14 |
3.2.3. Phương pháp giải quyết vấn đề | 15 |
3.2.4. Phương pháp tình huống | 17 |
3.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm | 19 |
3.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh. |
23 |
3.3.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam |
23 |
3.3.2. Nguyên tắc xây dựng thành công bài học trải nghiệm sáng tạo | 24 |
3.3.3. Kinh nghiệm sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh trong nhà trường phổ thông. |
25 |
4. Kết quả nghiên cứu | 32 |
Phần ba: KẾT LUẬN | 34 |
1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | 34 |
2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài |
34 |
3. Kiến nghị | 35 |
PHỤ LỤC | 37 |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 53 |
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
GDCD: Giáo dục công dân
THPT: Trung học phổ thông
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Giáo dục công dân (môn Đạo đức ở cấp tiểu học, môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông) giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Trong môn Giáo dục công dân 11 THPT, phát triển năng lực lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh là giúp học sinh có kiến thức phổ thông, cơ bản về kinh tế, xã hội; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, vấn đề, tình huống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, với các phương pháp đã từng thể hiện, tôi thấy việc học và tìm hiểu kiến thức Giáo dục công dân chưa thật sự gây được hứng thú triệt để cho học sinh. Học sinh chưa có ý thức cao trong việc tìm hiểu các kiến thức của môn học, làm cho hoạt động dạy và học không mang lại hiệu quả cao dẫn đến việc không phát huy được hết tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy, và bài giảng Giáo dục công dân của giáo viên chưa thể hiện được hết nội dung mà mình muốn truyền tải, các em ngại tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội trong thực tế.
Nắm được những điểm yếu của học sinh, cũng như những tồn tại và hạn chế trong phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân của bản thân nói riêng, với mục đích hình thành cho học sinh thói quen tìm hiểu kiến thức kinh tế, xã hội và đời sống, hình thành cho các em cách ứng xử phù hợp và vận dụng thành thạo những kiến thức ấy để giải quyết các vấn đề thực tiễn nên bản thân đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm đề tài: “Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD lớp 11.”
- Mục đích của đề tài
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
Góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh.
Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh
- Tính mới của đề tài
Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách nói riêng và các trường THPT trên địa bàn Huyện Thanh Chương nói chung. Đề tài đã khai thác, trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng có tính hệ thống trong việc tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội . Tên đề tài có thể là không mới hoặc đã có những tác giả khai thác nhưng nội dung của đề tài hoàn toàn là những kinh nghiệm, những tâm huyết mà bản thân tôi đã đúc kết lại trong quá trình giảng dạy của mình và đã được kiểm định qua thực tế. Đề tài đã góp phần nâng cao tính hứng thú, hấp dẫn và hiệu quả cho các giờ học. Đồng thời phát huy tối đa khả năng tính tích cực, chủ động độc lập sáng tạo, tự giác trong quá trình học tập của học sinh.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ở môn Giáo dục công dân 11 – cấp trung học phổ thông – Thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách – Thanh Chương.
- Thời gian thực hiện: Từ đầu năm học 2021- 2022 đến nay.
- Phương pháp nghiên cứu – Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp thu thập số liệu: Kiểm tra đánh giá học sinh
- Phương pháp xử lí số liệu: nhập và xử lí số liệu
- Nghiên cứu năng lực, kết quả học tập của học sinh các lớp trong sự đối sánh với nhau.
- Báo cáo trước tổ, nhóm, hội đồng khoa học nhà trường nhận được những đóng góp, ý kiến của các thành viên.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 10
- [product_views]