SKKN Phương pháp dạy đọc – hiểu các tác phẩm văn học tự sự trong chương trình Ngữ văn 11
- Mã tài liệu: MP0278 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 674 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 47 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Nhật Duật |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 47 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Nhật Duật |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp dạy đọc – hiểu các tác phẩm văn học tự sự trong chương trình Ngữ văn 11” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
I.Hoạt động chuẩn bị:
1: Lập kế hoạch bài học – thiết kế giáo án
2: Xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài cho học sinh
II.Hoạt động dạy học trên lớp:
1. Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản
2. Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu văn bản
Mô tả sản phẩm
- MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
- Tình trạng các giải pháp đã biết
Môn ngữ văn luôn luôn đóng vai trò là một trong những bộ môn chính yếu trong trường THPT. Hơn thế nữa, với đặc thù riêng về sự chính xác tương đối, sự phụ thuộc vào cảm xúc của người dạy và người học mà vấn đề dạy và học Ngữ văn luôn được quan tâm đặc biệt. “Mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở THPT là trên cơ sở đã đạt được của chương trình Ngữ văn THCS, bồi dưỡng thêm một bước năng lực Ngữ văn cho học sinh, bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thông dụng (văn, thơ, truyện), năng lực viết một số văn bản thông dụng…đồng thời cung cấp một hệ thống tri thức về văn học dân tộc và văn học thế giới”. Học sinh luôn tiếp xúc trước hết với văn bản và chính vì thế mà định hướng phương pháp đọc hiểu là vô cùng cần thiết.
Trước yêu cầu đó, đã có nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học văn được tổ chức dưới nhiều cấp độ khác nhau trong phạm vi cả nước. Hàng loạt các phương pháp được đề xuất, thử nghiệm, như: phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học tích hợp, phương pháp dạy học theo nhóm… Vậy mà niềm yêu thích học văn của học sinh vẫn chưa tăng, thậm chí nhiều em còn chán nản với môn học này.
Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng nêu trên, nhưng theo tôi, có một lý do, ai cũng biết nhưng lại ít ai đề cập tới, đó là hiện tượng đa số học sinh không đọc tác phẩm khi soạn bài. Trong giờ học môn văn, đôi khi cả giáo viên và học sinh đều bỏ qua khâu rèn luyện đọc diễn cảm, và hiếm khi người học có được những giây phút thăng hoa qua những lời bình ngắn gọn mà gợi nhiều chiêm nghiệm, liên tưởng.
Giáo sư Trần Đình Sử trong bài Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy-học văn khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Đáng tiếc là nhiều năm nay, trong nhà trường THPT đã diễn ra tình trạng học sinh không cần đọc trực tiếp văn bản nhưng vẫn soạn được bài, thậm chí khi thầy cô giáo yêu cầu hoạt động nhóm và cử đại diện trình bày, các em vẫn tỏ ra làm việc tích cực và phát biểu một cách gọn gàng. Việc học sinh xem nhẹ đọc tác phẩm đã làm hạn chế khả năng cảm thụ và sáng tạo của chính mình, từ đó khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo. Như vậy, mấu chốt của vấn đề nâng cao hiệu quả cảm thụ văn học chính là ở việc đọc trực tiếp văn bản văn học.
Các tác phẩm tự sự chiếm số lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ban Cơ bản, gồm 10 tác phẩm, đoạn trích của cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, trong đó có 3 tác phẩm, đoạn trích thuộc phần đọc thêm.
- Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
2.1 Mục đích của giải pháp
Với mong muốn góp phần tạo ra cho các em niềm say mê với thế giới văn chương phong phú, nhiều màu sắc, phát huy tiềm lực, nâng cao hiệu quả học văn của học sinh trong giờ đọc – hiểu môn văn, tôi chọn đề tài Phương pháp dạy đọc – hiểu các tác phẩm văn học tự sự trong chương trình Ngữ văn 11 làm đối tượng nghiên cứu.
Như tên đề tài, Phương pháp dạy đọc – hiểu các tác phẩm văn học tự sự trong chương trình Ngữ văn 11, tôi tập trung nghiên cứu làm thế nào hiểu được văn bản tự sự và dạy đọc – hiểu văn bản tự sự thành công. Muốn vậy, giáo viên phải tìm hiểu đặc trưng của tác phẩm tự sự và phương pháp dạy tác phẩm tự sự.
Giáo viên ứng dụng hiệu quả hơn phương pháp dạy tác phẩm tự sự để dạy tốt các văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn THPT; đưa ra những đề xuất và ứng dụng phương pháp giảng dạy tác phẩm tự sự.
Quá trình thực hiện đề tài này nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, làm cơ sở cho việc học tập và nghiên cứu sau này. Giáo viên góp phần truyền đạt và giúp học sinh cảm thụ những nét độc đáo trong nội dung và nghệ thuật viết truyện của những tác giả với những tác phẩm, đoạn trích trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ban cơ bản; từ đó có những kiến thức công cụ để tự bản thân học sinh có thể đọc – hiểu được những văn bản cùng loại thể ngoài chương trình.
2.2 Nội dung giải pháp
2.2.1 Hệ thống các tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn lớp 11
Chương trình Ngữ văn 11 có 10 tác phẩm văn học tự sự thuộc các thể loại kí sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có 8 tác phẩm của văn học Việt Nam và 2 tác phẩm của văn học nước ngoài.
* Kí sự : Vào phủ chúa Trịnh (TríchThượng kinh kí sự) -Lê Hữu Trác * Truyện ngắn:
- Hai đứa trẻ – Thạch Lam
–Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
- Chí Phèo – Nam Cao
- Đọc thêm : “Vi hành” – Nguyễn Ái Quốc
- Đọc thêm : Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan
- Người trong bao -A.P. Sê-khốp(Văn học Nga) * Tiểu thuyết:
- Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích tiểu thuyết Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng
–Đọc thêm :Đoạn trích Cha con nghĩa nặng (Trích trong tiểu thuyết cùng tên) – Hồ Biểu Chánh
- Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích tiểu thuyết Những người khốn khổ) – V.Huy-gô (Văn học Pháp)
2.2.2. Phương pháp dạy đọc hiểu các tác phẩm văn học tự sự trong chương trình ngữ văn lớp 11
2.2.2.1. Hoạt động chuẩn bị:
Để tiến hành tốt một giờ dạy đọc hiểu văn bản tự sự, cả giáo viên và học sinh phải có những hoạt động chuẩn bị. Về phía giáo viên, vì đóng vai trò là người thiết kế, hướng dẫn nên giáo viên phải đi trước một bước trong hoạt động chuẩn bị cho bài dạy của mình, vừa tuân thủ nguyên tắc dạy học theo hướng tích hợp vừa gợi mở, phát huy năng lực tự học, chủ động tích cực của học sinh. Với những hoạt động cơ bản như: nghiên cứu kĩ nội dung, xác định chính xác mục tiêu bài dạy và trọng tâm của bài (SGK, SGV, sách bài tập là những tài liệu bắt buộc); nghiên cứu, nắm chắc đối tượng học sinh, từ đó lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp; lập kế hoạch bài học – thiết kế giáo án, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, những tình huống có vấn đề để học sinh chuẩn bị bài, tham gia thảo luận; tổ chức hoạt động nhóm …. Giáo viên có thể tùy vào những điều kiện khách quan và chủ quan mà chuẩn bị với tinh thần sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của phương pháp dạy học chủ động, tích cực.
- a) Bước 1: Lập kế hoạch bài học – thiết kế giáo án:
- Giáo án là sự hình dung trước những công việc mà người giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh học tập trên lớp. Đây không phải là bài chuẩn bị những nội dung mà giáo viên sẽ nói trên lớp cho học sinh nghe. Văn bản văn học là đối tượng của cả giáo viên và học sinh trong giờ dạy và học đọc – hiểu. Ngay từ khâu thiết kế giáo án dạy đọc – hiểu văn bản tự sự, giáo viên phải xác định ý nghĩa của tác phẩm là tổng số các phương diện sau đây: ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm
+ ý nghĩa tự thân của các yếu tố trong văn bản
+ ý nghĩa mà người đọc “đọc ra” từ sự trải nghiệm, liên tưởng, tưởng tượng của chính bản thân
+ ý nghĩa của văn cảnh như thời đại, hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh đọc cụ thể. Có như thế giáo viên mới chuẩn bị chu đáo các câu hỏi gợi ý, gợi cảm, gợi tưởng tượng, gợi vào những kỉ niệm, vốn sống, vốn văn hóa của học sinh, không áp đặt, không gò bó học sinh theo ý mình, làm mất tính chủ động sáng tạo của học sinh.
- Từ tài liệu liên quan đến nội dung bài học, từ những yêu cầu cụ thể của bài học và đặc biệt từ những yêu cầu của thể loại tự sự, giáo viên hình dung và tìm kiếm các phương pháp, biện pháp dạy học, các phương án thiết kế để bài học đạt hiệu quả nhất: bài học nào cần được liên thông với chương trình cấp II, bài học nào cần sự hỗ trợ của các phương tiện trình chiếu, dụng cụ trực quan, phiếu học tập; lúc nào cần tổ chức thảo luận, làm việc theo nhóm .. .Sau đó giáo viên suy nghĩ đến tiến trình thực hiện bài học và phác thảo đề cương của bài giảng. Ví dụ như:
+Ví dụ 1: Khi lập kế hoạch thiết kế bài học về truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Có thể hình dung sau khi giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và xuất xứ của tác phẩm Chữ người tử tù, giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan, cho học sinh xem một tác phẩm thư pháp để giới thiệu về nghệ thuật chơi chữ – một thú chơi tao nhã của những nhà nho có tâm hồn cao thượng. Cần thiết phải dành thời gian để giảngvề thư pháp và nhấn mạnh: người viết chữ đẹp trở thành nghệ sĩ và viết chữ trở thành hành vi sáng tạo nghệ thuật. Chữ trong những tác phẩm thư pháp không phải là sản phẩm của sự khéo tay mà là sự hiện hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong tâm khảm, trong nhân cách của người viết. Có hiểu như thế thì ta mới cắt nghĩa được tại sao “có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Nó trở thành mơ ước suốt cả đời viên quản ngục. GV cho HS xem một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp.
Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp :
Chữ CẦN |
Chữ ĐẠO |
Chữ LỘC |
+Ví dụ 2: Khi lập kế hoạch thiết kế bài học về truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao. Bài học Chí Phèo của Nam Cao có hai phần. Phần một: Tác giả; phần hai: Tác phẩm. Về thời gian, phần một dành một tiết, phần hai dành hai tiết và bố trí không liền nhau trong phân phối chương trình. Thời gian như thế là rất hạn chế, giáo viên không thể tham kiến thức, cần tính toán thiết kế bài học theo hướng có sự hỗ trợ và gắn bó giữa hai nội dung của bài học (tác giả và tác phẩm). Chẳng hạn khi dạy tác giả Nam cao, phần Sự nghiệp sáng tác, giáo viên sử dụng truyện Chí Phèo để minh họa cho mảng đề tài người nông dân nghèo
(Số phận của Chí Phèo, tình trạng người nông dân bị tha hóa, thái độ của Nam Cao,…). Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy, nếu giáo viên khéo léo trong việc vừa định hướng vừa khơi gợi (kể một vài tình tiết hấp dẫn của truyện chẳng hạn), HS sẽ có hứng thú đọc tác phẩm khi kết thúc phần học tác giả.
Khi tiến hành hoạt động đọc – hiểu văn bản Chí Phèo của Nam Cao, căn cứ vào một số yêu cầu, mục tiêu của bài như:
+ Giúp HS hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
+ Giúp HS thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]