SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng giờ dạy hát môn âm nhạc khối 8
- Mã tài liệu: BM8003 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 703 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Phong Sắc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Phong Sắc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng giờ dạy hát môn âm nhạc khối 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới:
2. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh để gây hứng thú học tập cho các em.
.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:
4. Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao hiệu quả bài học vừa tạo hứng thú cho học sinh với tinh thần “học mà vui,vui để học”
5. Giáo viên vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức, kỹ năng giữa các môn học (đặc biệt là môn mỹ thuật) để các em có điều kiện luyện tập để phát triển toàn diện hơn.
6. Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm.
7. Sử dụng phương pháp khuyến khích động viên như một bài thuốc hiệu nghiệm trong giảng dạy.
8. Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh những hình thức biểu diễn cho một ca khúc hoặc một tổ khúc nào đó để học sinh được tham gia vào các hoạt đọng âm nhạc chung cùng nhau
9. Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trường để học sinh được xem, được nghe đựơc thể hiện và bình luận:
10. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh vào giờ dạy hát để nhằm đáp ứng được phương châm dạy Nhạc cũng là dạy Người
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho học sinh THCS không nhằm đào tạo các em trở thành những người làm nghề Âm nhạc chuyên nghiệp mà thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học.
Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên các môn văn hóa truyền thống như: Toán, Văn, Lý, Hóa…môn Âm nhạc cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì sự lôi cuốn kỳ diệu không ngờ của Âm nhạc nên loài người đã biết vận dụng nó như một phương tiện để làm cho đời sống tinh thần của mình thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục đích của giáo dục Âm nhạc trong nhà trường là đưa Âm nhạc vào đời sống, bắt đầu cho việc giáo dục văn hóa Âm nhạc góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất cho học sinh, khích lệ các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, định hình nhân cách sống cho các em. Vai trò của Âm nhạc từ lâu nay đã được xã hội thừa nhận như một yếu tố văn hóa lành mạnh. Âm nhạc từ khi xuất hiện nó đã gắn bó mật thiết cùng với con người đến suốt cuộc đời.
Là giáo viên Âm nhạc ta phải làm gì để tiết học Âm nhạc đạt kết quả tốt nhất,có chất lượng nhất? Đó không chỉ là câu hỏi của riêng cá nhân tôi mà đó còn là tâm huyết của không ít những nhà sư phạm Âm nhạc khác. Mỗi người giáo viên khi thực giảng một nội dung nào đó trong chương trình học đều có một cách cảm nhận khác nhau, cách cảm nhận đó dẫn đến một tư duy và phương pháp giảng dạy khác nhau…riêng bản thân tôi, tôi luôn lấy học sinh làm trung tâm, nghĩ như cách nghĩ của học sinh, thích theo cách thích của học sinh, tưởng tượng theo cách tưởng tượng của học sinh để biết mình nên làm gì, truyền đạt cái gì thì sẽ hiệu quả và gây được hứng thú cho các em. Muốn học sinh học được môn học của mình , trước tiên người giáo viên cần phải tạo cho các em một niềm vui, sự thích thú với môn học. Chính vì vậy giảng dạy không thể giáo điều, không thể chỉ có lý thuyết mà cần thực hành và trực quan sinh động.Học sinh phải được nghe, được nhìn để cảm nhận sâu sắc hơn nội dung của bài học Âm nhạc mà các Thầy,các Cô muốn thông qua tiết học.
Giảng dạy môn Âm nhạc có gì khác với các môn văn hóa ?Tại sao nó lại là bài toán khó đối với nhiều nhà sư phạm Âm nhạc đến vậy?
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi phải có sự hứng thú cao trong học tập.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn, tiếp nhận kiến thức mới.
Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 8, là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động và yêu thích ca hát. Nếu giáo viên có phương pháp dạy tốt có hiệu quả gây được hứng thú trong giờ dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả.
Với những lý do trên tôi quyết định thực hiện sáng kiến “Phương pháp nâng cao chất lượng giờ dạy hát môn âm nhạc khối 8 ở trường THCS Nga Tân ”. Để nghiên cứu về thực trạng và tìm ra cách dạy giờ hát sao cho hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đánh giá thực trạng việc dạy – học môn hát nhạc lớp 8, tìm ra cách dạy hiệu quả nhất.
Khích lệ và thu hút học sinh với bộ môn Âm nhạc ở trường THCS, động viên các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ khả năng và phát triển toàn diện, hứng thú mỗi khi đến giờ học Âm nhạc. Xóa bỏ tư duy phân biệt môn chính môn phụ trong mỗi học sinh và giáo viên đồng thời khẳng định vị trí quan trọng của bộ môn Âm nhạc trong trường THCS.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu phương pháp dạy – học giờ dạy hát môn Âm nhạc lớp 8 trường Trung học cơ sở.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, phân tích tài liệu SGK, các loại sách nâng cao, sách tham khảo có liên quan đến hát nhạc.
– Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu, tổng kết kinh nghiệm.
- NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, Âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo Âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trở thành những con người toàn diện.
Bởi vậy việc dạy Âm nhạc ở trường THCS nói chung và lớp 8 nói riêng là rất quan trọng. Giáo dục Âm nhạc là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.Mặt khác, qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ và không giống những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm “Học để mà vui – vui để mà học”. Vì vậy tạo cho các em sự say mê hứng thú học tập là rất cần thiết.
Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành công. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 8, do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 139
- 1
- [product_views]
- 2
- 124
- 2
- [product_views]
- 3
- 147
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 12
- 680
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 773
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 3
- 408
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 918
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 977
- 10
- [product_views]