SKKN Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học
- Mã tài liệu: BM0236 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2543 |
Lượt tải: | 45 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | tiểu học Khương Đình |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | tiểu học Khương Đình |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tổ chức nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các chủ thể quản lý nhà trường đối với giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học …
2. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có phẩm chất đạo đức tốt, vững vàng về chuyên môn, gương mẫu trong giảng dạy và giáo dục
4. Đa dạng hoá nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
5. Phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Đạo đức là mặt cốt lõi của nhân cách con người, chi phối quan hệ con người với con người, con người với xã hội và thiên nhiên để hình thành và phát triển nhân cách. Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội và đời sống của mỗi con người. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức. Đạo đức trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội.
Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò quan trọng. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nội dung quan trọng. Điều 2, Luật giáo dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập của dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:“Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải cuộc sống xã hội bình thường, ổn định”.
Tại Hội nghị BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ II khóa VIII, khi đánh giá về công tác giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã nêu “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Đảng ta đã đề ra: “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”.
Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển. Nền kinh tế thời hội nhập, cửa mở ra cho đất nước ta những vận hội lớn nhưng cũng đặt ra vô vàn khó khăn, thử thách mà chúng ta cần vượt qua. Hơn lúc nào hết, việc giáo dục thanh thiếu niên được đặc biệt chú trọng. Trách nhiệm lớn lao ấy đặt lên vai những người làm công tác giáo dục, những người có tác động rất lớn đến sự hình thành phát triển nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, mỗi ngành học cấp học, mỗi tập thể, mỗi cá nhân làm công tác giáo dục làm đều phải nỗ lực hết mình, lao động và sáng tạo không mệt mỏi để góp sức mình tạo nên những thành quả tốt đẹp trong công cuộc “Trồng người“.
Trong những năm qua, việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đã được nhà trường chú trọng thường xuyên song chưa mang lại kết quả như mong muốn.
Bên cạnh phần đông học sinh có có phẩm chất đạo đức tốt, chăm ngoan, lễ phép, khiêm tốn, thật thà, các em còn nhiều hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo trước cám dỗ của cuộc sống. Số học sinh vi phạm về nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức, các chuẩn mực có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học tuy đã thu được kết quả quan trọng song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập hạn chế. Trước tình hình đó, việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh càng cấp thiết và cần được quan tâm trước tiên. Đây là bước đầu tiên quyết định chất lượng giáo dục. Mặc dù việc giáo dục đạo đức học sinh có tầm quan trọng như vậy, nhưng thực trạng hiện nay, một số cán bộ quản lý, giáo viên chỉ tập trung việc dạy kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh, thậm chí chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Khương Đình” với mong muốn tìm ra biện pháp hữu hiệu, góp phần giải bài toán thực tiễn trên.
- Khách thể, đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Khương Đình
- Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Khương Đình
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Khương Đình
Phạm vi điều tra, khảo sát thuộc trường tiểu học Khương Đình Các số liệu sử dụng từ năm đến nay.
- Thời gian nghiên cứu
Từ năm học đến nay.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
- Các khái niệm cơ bản
- Giáo dục đạo đức
* Đạo đức
- Theo giáo trình “Đạo đức học” (NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000) “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”.
- Theo quan điểm học thuyết Mác – Lênin: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội vì vậy tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội (đạo đức) cũng thay đổi theo. Và như vậy đạo đức xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.”
- Theo từ điển tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội) thì: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức là những phầm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định”.
- Theo góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và các ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình.
Đạo đức biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và phát triển của các điều kiện kinh tế – xã hội, cùng với sự phát triển của xã hội. Khái niệm đạo đức ngày càng được hoàn thiện đầy đủ hơn. Các giá trị đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện nay là thể hiện sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, với xu thế tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Lao động sáng tạo, nguồn gốc của mọi giá trị là một nguyên tắc đạo đức có ý nghĩa chỉ đạo trong giáo dục và tự giáo dục của con người hiện nay.
Từ những quan niệm trên, chúng tôi quan niệm:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh quan hệ, ý thức và hành vi của con người trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, con người với tự nhiên và với bản thân.
Đạo đức có 3 chức năng: nhận thức, giáo dục và điều chỉnh hành vi. Trong đó điều chỉnh hành vi hết sức quan trọng vì nó điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
* Giáo dục đạo đức:
Giáo dục theo nghĩa rộng là giáo dục xã hội được coi là lĩnh vực hoạt động của xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm xã hội – lịch sử, chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành lực lượng tiếp nối sự phát triển xã hội, kế thừa và phát triển nền văn hoá của loài người và dân tộc.
Giáo dục theo nghĩa hẹp là giáo dục trong nhà trường, đó là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, có quy trình chặt chẽ nhằm mục đích cung cấp kiến thức, kỹ năng hình thành thái độ, hành vi cho thiếu niên, xây dựng và phát triển nhân cách theo quy mô mà xã hội đương thời mong muốn.
Giáo dục đạo đức là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Nhờ đó con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giá suy nghĩ về hành vi của bản thân mình vì thế công tác GDĐĐ góp phần vào việc hình thành, phát triển nhân cách con người mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
GDĐĐ về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi từ bên ngoài xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối tượng giáo dục.
Từ cách tiếp cận trên, tác giả quan niệm:
GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục theo các chuẩn mực đạo đức nhằm hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của nhà trường.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học:
Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11tuổi. Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý. Trong sự phát triển tri giác của học sinh, GVTH có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.
Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn…Sau 5 năm học, “tính cách học đường” mới dần ổn định và bền vững ở trẻ.
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.
Hiểu được những điều này thầy cô giáo tuyệt đối không được “chụp mũ” nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy.
GDĐĐ cho học sinh là sự tác động tới học sinh của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và cuối cùng quan trọng nhất là hình thành cho họ thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội. Song giáo dục trong nhà trường giữ vai trò chủ đạo định hướng. “GDĐĐ cho học sinh là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]