SKKN Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học phân môn tiếng Việt 11 – THPT
- Mã tài liệu: MP0188 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 932 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 73 |
Tác giả: | Phạm Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thúc Hứa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 73 |
Tác giả: | Phạm Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thúc Hứa |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học phân môn tiếng Việt 11 – THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Rèn kĩ năng nghe – nói đọc viết
2. Rèn kỹ năng giao tiếp bằng các phương pháp, hình thức dạy học trong giờ tiếng Việt
3. Thiết kế bài học rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học tiếng việt là một trong những yêu cầu cần thiết trong đổi mới dạy học văn hiện nay. Bởi giao tiếp là một nhu cầu cơ bản của con người, có vai trò quan trọng trong các hoạt động của con người. Sự phát triển của xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải có những kĩ năng giao tiếp cần thiết. Những kĩ năng này có thể được hình thành một cách tự giác hoặc tự phát trong cuộc sống trong hoạt động của mỗi người, tuy nhiên con người chỉ được trang bị một cách có hiệu quả những kĩ năng trên nếu được sống trong môi trường giáo dục phù hợp và mang tính khoa học. Đối với lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông (THPT) giao tiếp là một hoạt động chủ đạo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em trong độ tuổi này. Việc hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh đang là vấn đề được quan tâm trong nhà trường hiện nay, bởi lẽ, nó góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông là hoàn thành phát triển năng lực và nhân cách toàn diện cho học sinh.
Thực tế cho thấy, học sinh THPT nói chung và học sinh THPT ở miền núi nói riêng, do hạn chế về điều kiện sống, môi trường giao tiếp, môi trường giáo dục, do ảnh hưởng của một số nét tâm lý như tự ti, thiếu mạnh dạn, không chú trọng học tập môn Ngữ văn nói chung và phân môn tiếng Việt nói riêng nên có nhiều hạn chế nhất định như: kĩ năng diễn đạt, kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp, kĩ năng làm chủ quá trình giao tiếp, kĩ năng đọc, nghe, nói, viết… Trong khi đó việc hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh của các giáo viên dạy học dạy học Ngữ văn nói chung và dạy phân môn tiếng Việt nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, kết quả giáo dục còn nhiều hạn chế, việc tổ chức các hoạt động giáo dục chưa thực sự có hiệu quả….
Vậy làm thế nào để học sinh phát huy được năng lực giao tiếp, nâng cao hiệu quả giờ dạy học phân môn tiếng Việt là một vấn đề cấp thiết. Trong những năm gần đây, đã có không ít những hội thảo chuyên môn, những tài liệu của các nhà giáo dục, các SKKN của GV biên soạn để hỗ trợ cho quá trình dạy học môn Ngữ văn cho học sinh THPT nói chung và phân môn tiếng Việt nói riêng. Tuy nhiên, nhiều tài liệu trong số đó đã viết cách đây khá lâu nên không còn phù hợp với xu thế thời đại, theo hướng mới của Bộ. Một số ít sách báo, SKKN hướng dẫn HS rèn kĩ năng giao tiếp nhưng chủ yếu nặng về kiến thức lí thuyết, nhiều tài liệu được viết với nội dung và cách thức giống nhau, chưa bám sát vào những khó khăn trên thực tế mà HS mắc phải để từ đó xây dựng những biện pháp phù hợp, hiệu quả cho các em.
Từ đó, bản thân tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh là điều hết sức cần thiết để các em đạt kết quả giao tiếp tốt nhất trong cuộc đời của mình. Khi thực hiện đề tài của mình, mục tiêu mà tôi hướng đến có nhiều điểm đồng điệu với các tài liệu của các tác giả cùng hướng nghiên cứu. Đó là mong muốn kết quả của đề tài sẽ góp phần giúp GV và HS THPT phát huy tốt nhất năng lực của mình. Tuy nhiên, điểm mới trong đề tài nghiên cứu của tôi là các kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình giảng dạy trong một thời gian khá dài, được trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ. Tôi đã cố gắng hệ thống các biện pháp hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng đồng thời vận dụng được những kiến thức đã học từ phân môn tiếng Việt ứng dụng vào những tình huống của đời sống thực tế. Cách ghi nhớ kiến thức mà tôi đề xuất cũng tương đối đơn giản, dễ nhớ, dễ vận dụng nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng kiến thức cần có. Bên cạnh việc hướng dẫn HS cách học từng dạng bài cụ thể, tôi còn hệ thống lại những lỗi sai mà các em thường mắc phải trong quá trình giao tiếp, từ đó, đề xuất cách sửa chữa các lỗi sai này cho các em. Đồng thời, các em sẽ có được những định hướng cụ thể và chi tiết nhất để nâng cao khả năng giao tiếp. Đặc biệt, đây sẽ là công trình hỗ trợ dạy học hiệu quả nhất, phù hợp với đối tượng học sinh trong trường THPT Đặng Thúc Hứa – nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy.
Chính từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình dạy học trình bày đề tài SKKN: “rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học phân môn tiếng Việt 11 – THPT”. Qua đó, tôi mong muốn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy – học môn học Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới.
- MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
- Nắm được tình hình học tập và thực trạng giao tiếp của lớp 11 ở trường THPT Đặng Thúc Hứa
- Trình bày hệ thống các cách thức rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh khi học phân môn tiếng Việt
- Giúp GV và HS THPT nói chung, ở trường THPT Đặng Thúc Hứa nói riêng nâng cao được chất lượng dạy – học hiệu quả.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
– Dựa trên nghiên cứu kết quả học tập, kết quả giao tiếp của HS khối 11 trường THPT Đặng Thúc Hứa từ năm 2021 – 2022 để đề xuất những biện pháp hữu hiệu, phù hợp với đối tượng HS, giúp các em phát huy năng lực giao tiếp trong thời gian tới
Khảo sát thực tiễn học tập và kết quả giao tiếp đầu năm của HS khối 11 ở mình tại ba trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An. Đó là: Các lớp 11A, 11B, 11C, 11D Trường THPT Đặng Thúc Hứa; Các lớp 11A1, 11A6 Trường THPT Đặng Thai Mai; Các lớp 11C1, 11C6 Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
. Bằng cách ra đề cho HS làm bài kiểm tra chất lượng khả năng vận dụng kiến thức tiếng Việt trong việc rèn kĩ năng giao tiếp của các em. Mục đích nhằm kiểm tra trình độ của HS tại các lớp được chọn để đối chứng và thực nghiệm.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên số liệu thông tin thu thập được để tổng hợp kết quả điều tra và phân tích số liệu đưa ra kết luận về thực trạng vấn đề và tính thiết thực, cần thiết của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Nhằm phục vụ cho nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng các cuộc nói chuyện dưới dạng hỏi đáp trực tiếp và lấy phiếu thăm dò của GV và HS lớp 11 về hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho HS.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong đề tài bao gồm các văn bản, nghị định, nghị quyết về vấn đề giáo dục, ngoài ra còn có tài liệu tập huấn chuyên môn của Bộ, một số sách báo chuyên nghành của nhiều tác giả, một số trang web… nhằm thu thập thông tin số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, so sánh các đối tượng các số liệu với nhau để tìm ra nhận định đánh giá của bản thân về vấn đề nghiên cứu. Sản phẩm của việc xử lý này là hệ thống hóa bằng bảng số liệu
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: được dùng khi có kết quả điều tra, quan sát các hiện tượng giáo dục. Để khẳng định kết quả của đề tài chúng tôi đã thực nghiệm sư phạm ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. ở lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành theo phương pháp dạy học tích cực rèn kĩ năng giao tiếp cho HS, còn những lớp còn lại chúng tôi dạy học theo phương pháp bình thường. Sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra 15 phút cho hai lớp có hai phương pháp khác nhau và lấy đó làm cơ sở để đánh giá. Chính đó là kết quả để khẳng định hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
- CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài Mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, đề tài tập trung một số vấn đề sau:
- Cơ cở của đề tài:
- Một số giải pháp của đề tài
- Triển khai thực hiện
- NỘI DUNG
- CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Kĩ năng giao tiếp và dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua phân môn tiếng Việt trong chương trình ngữ văn – THPT được thực hiện dựa theo yêu cầu đổi mới dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông; thể hiện rõ nhất là yêu cầu chuyển từ dạy học nội dung sang dạy học phát triển năng lực. Từ việc coi nhẹ nói và nghe chuyển sang yêu cầu tập trung rèn luyện cho HS biết nói tự tin, rõ ràng, mạch lạc; biết nghe chính xác, có phản hồi linh hoạt phù hợp. Đây là yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29 của Đảng và Nghị quyết 88 của quốc hội. Trong đó nêu rõ Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn.
Chương trình giáo dục 2018 đã xác định cần thay đổi cách dạy và cách học theo hướng chủ động tham gia kiến tạo nội dung kiến thức, vận dựng tri thức vào cuộc sống, chuyển từ PPDH theo lối “thầy đọc trò chép” sang dạy học vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất đồng thời cần đổi mới KTĐG để tạo nên bước đột phá cho hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Việc đổi mới cách thức dạy học – kiểm tra đánh giá hiện nay theo hướng giúp HS chủ động vận dụng kiến thức, hiểu biết, tình cảm của mình vào quá trình giao tiếp cụ thể.
Để đáp ứng nhu cầu trên việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn tiếng Việt nói riêng cần có những điều chỉnh phù hợp. Chính vì vậy, để thực hiện các mục tiêu giáo dục cho học sinh THPT thì điều cần thiết là phải hình thành và phát triển ở các em kỹ năng giao tiếp. Dạy cho các em biết cách giao tiếp có hiệu quả chính là dạy cho các em biết cách nhận thức đúng đắn về mình, nhận biết về đối tượng giao tiếp, biết cách tiếp cận với đối tượng giao tiếp và biết bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và bằng cả những việc làm khi cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp cho học sinh biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em nói những điều muốn nói, làm những việc nên làm, đồng thời biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Mặt khác kỹ năng giao tiếp nó không tồn tại độc lập mà nó có quan hệ mật thiết với kỹ năng tự nhận thức và các kỹ năng khác, thế nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh cũng chính là rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]