SKKN Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT
- Mã tài liệu: MP0242 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 905 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 60 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 60 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Cho một đoạn trích văn xuôi: yêu cầu phân tích/ cảm nhận đoạn trích và nhận xét.
2. Phân tích nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét
3. Phân tích một khía cạnh nội dung trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét.
4. Phân tích một khía cạnh nghệ thuật trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét.
5. Cách làm phần nhận xét trong câu NLVH
Mô tả sản phẩm
Chữ viết thường | Viết tắt |
Phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá |
PPDH và KTĐG |
Giáo viên | GV |
Học sinh | HS |
Sách giáo khoa | SGK |
Văn bản | VB |
Nghị luận xã hội | NLXH |
Nghị luận văn học | NLVH |
Thực nghiệm | TN |
Đối chứng | ĐC |
Tốt nghiệp | TN |
Tốt nghiệp Trung học phổ thông | TN THPT |
Giáo dục và Đào tạo | GD & ĐT |
Sáng kiến kinh nghiệm | SKKN |
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kì thi TN THPT hiện nay ngoài mục đích chính là xét công nhận Tốt nghiệp cho học sinh còn dùng để xét tuyển vào một số trường Đại học cao đẳng các trên cả nước. Mặc dù tác động của đại dịch, hình thức tổ chức và mục đích của kì thi có sự thay đổi ít nhiều nhưng môn Ngữ văn vẫn luôn là một môn chính trong kì thi này và góp mặt trong nhiều tổ hợp khối thi vào các trường Đại học cao đẳng. Điều đó nói lên tầm quan trọng, vai trò bất biến của môn Ngữ văn đối với việc học và thi của tất cả học sinh lớp 12 hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh, từ năm 2015 đến nay, việc ra đề thi môn Ngữ văn có những thay đổi theo hướng “mở”, chú trọng đến hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Các câu hỏi được đưa vào đề thi không còn hướng đến mục đích tái hiện kiến thức lí thuyết mà chuyển sang đòi hỏi học sinh phải có năng lực huy động kiến thức tổng hợp, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, rèn kĩ năng trình bày quan điểm riêng của cá nhân về các vấn đề văn học hoặc xã hội được nêu trong đề thi.
Cấu trúc đề thi chính thức của môn Ngữ văn dành cho kì thi TN THPT gồm có hai phần: Đọc- hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm). Riêng phần Làm văn có hai câu: nghị luận xã hội (2,0 điểm) và nghị luận văn học (5,0 điểm). Câu nghị luận văn học thường là nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hoặc một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Đây là câu hỏi chiếm số điểm nhiều nhất và cũng là câu có phần yêu cầu dùng để phân hóa thí sinh.
Trong chương trình Ngữ văn 12, các tác phẩm văn xuôi chiếm số lượng lớn. Ở học kì 1 có các văn bản Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Học kì 2 có Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Tuy nhiên bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi trong SGK Ngữ văn 12 tập 2, (trang 34 – 35) lại rất chung chung, chỉ đưa ra hai bài tập. Bài tập 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan. Bài tập 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hạnh phúc một tang gia trích Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
Để rồi, ở phần Ghi nhớ (trang 36) yêu cầu học sinh nắm các nội dung:
+ Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận
+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
+ Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.…
Thêm vào đó, thời lượng của bài học quá ít ỏi (1 tiết), không đủ để hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích các dạng đề, hình thành luận điểm.
Ở bài Ôn tập phần Làm văn (tr.182 – 183 ) lại đưa ra các nội dung ôn tập nặng về lý thuyết, không ích lợi gì cho các bài thi sắp diễn ra với học sinh như: Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường, lập luận trong văn nghị luận, bố cục bài văn nghị luận, diễn đạt trong văn nghị luận.
Rõ ràng, những chỉ dẫn như thế là quá chung chung và còn quá xa với những dạng đề thi ngày càng mới mẻ hiện nay. Nếu chỉ dừng lại ở với những
nội dung kiến thức như thế, học sinh chúng ta khó lòng hiểu đề, xây dựng hệ
thống luận điểm luận cứ đầy đủ đúng với yêu cầu đề.
Thế nên, đa phần học sinh khi làm bài về nghị luận một tác phẩm – đoạn trích văn xuôi thường rơi vào các hạn chế, sai sót sau:
+ Không nắm các luận điểm mà đề yêu cầu, nên dẫn đến chỉ kể cốt truyện, kể về nhân vật một cách chung chung.
+ Mơ hồ về các khái niệm: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, chất sử thi, nghệ thuật trần thuật, tình huống truyện, cách kết thúc truyện…nên không xây dựng đầy đủ các luận điểm.
+ Chỉ nói về nội dung tác phẩm, chưa biết và ít phân tích nghệ thuật tác phẩm. Những hạn chế sai sót trên dẫn đến kết quả của bài làm không cao.
Từ những thực tế đó, qua quá trình giảng dạy và ôn thi TN THPT ở khối 12, tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]