Logo Kiến Edu

SKKN Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chủ đề: kĩ thuậttrồng trọt – công nghệ 10

Giá:
100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Công nghệ
Lớp: 10
Bộ sách: Cánh diều
Lượt xem: 422
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
47
Lượt tải:
8

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chủ đề: kĩ thuậttrồng trọt – công nghệ 10 triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3.1. Thiết kế các câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức để rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học chủ đề kĩ thuật trồng trọt
2.3.2. Thiết kế một số bài tập tình huống để rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học chủ đề: Kĩ thuật trồng trọt – Công nghệ 10
2.3.3. Thiết kế một dự án để rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học chủ đề Kĩ thuật trồng trọt – Công nghệ 10
2.3.4. Học sinh tham quan, tìm hiểu các ứng dụng KHKT vào trồng trọt, tham gia chế biến tương cà chua và trải nghiệm trồng rau tại vườn trường, trải nghiệm tính toán chi phí trồng 1 ha lúa tại địa phương.

Mô tả sản phẩm

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Yêu cầu về đào tạo con người thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ thông tin. Theo các chuyên gia, cứ sau một chu kỳ 5 – 7 năm, khối lượng thông tin mà loài người tích lũy được lại tăng gấp đôi so với toàn bộ thông tin trước đó. Chính cách mạng thông tin, cách mạng tri thức đã tạo ra nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức như hiện nay đòi hỏi nền giáo dục không chỉ của nước ta mà tất cả các nước trên thế giới phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, có năng lực giải quyết vấn đề và năng lực thích ứng cao. Do đó yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả về kiến thức, năng lực và phẩm chất đáp ứng về nhu cầu nhân lực trong thời đại mới.
Đối với dạy học tiếp cận năng lực thì xem trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kĩ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng có phối hợp các thành phần riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới đối với người học. Bên cạnh đó việc tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của học sinh. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn.
Vì vậy để đảm bảo phương châm “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người” và đào tạo nên những con người phát triển toàn diện thì việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng cho học sinh trong đó có kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn là điều hết sức cần thiết. Qua đó vừa nâng cao hiệu quả học tập bộ môn vừa đào tạo những con người hoàn thiện mọi mặt. Với triết lí “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”. Với mong muốn giúp các em có thể vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học về công nghệ trồng trọt vào thực tiễn, đồng thời định hướng nghề nghiệp để trở thành người có ích cho xã hội. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chủ đề: Kĩ thuật trồng trọt – Công nghệ 10”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, xây dựng được quy trình và các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vận dụng trong dạy học chủ đề: Kĩ thuật trồng trọt – Công nghệ 10.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của dạy học theo hướng rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Từ đó làm cơ sở xác định định nghĩa kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và cấu trúc của kĩ năng.
– Điều tra thực trạng dạy học Công nghệ 10 theo hướng rèn luyện kĩ năng vận dugj kiến thức vào thực tiễn trong một số trường THPT.
– Xác định các nguyên tắc, quy trình rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chủ đề: Kĩ thuật trồng trọt – Công nghệ 10.
– Xác định các biện pháp để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chủ đề: Kĩ thuật trồng trọt – Công nghệ 10.
– Xây dựng các tiêu chí để đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
– Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài
4. Đóng góp mới của đề tài
– Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Công nghệ 10 ở trường THPT.
– Định nghĩa và xác định được cấu trúc của kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
– Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, vận dụng trong dạy học chủ đề: Kĩ thuật trồng trọt – Công nghệ 10.
– Đề xuất được một số biện pháp để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chủ đề: Kĩ thuật trồng trọt – Công nghệ 10.
– Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, đề tài được chia thành ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chủ đề: Kĩ thuật trồng trọt – Công nghệ 10 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
1.1.1.1. Khái niệm thực tiễn
Thực tiễn là những hoạt động của con người trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội (nói một cách tổng quát).
1.1.1.2. Khái niệm vận dụng
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2000, trang 1105) thì khái niệm vận dụng được hiểu là “Đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn” ví dụ như vận dụng lí luận, vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất. Như vậy vận dụng còn được hiểu là khả năng con người biết cách xử lý các tình huống từ những tri thức đã được hình thành.
1.1.1.3. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Từ những nghiên cứu về khái niệm thực tiễn, khái niệm vận dụng ở trên nên chúng tôi khái quát Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động của con người nhằm tạo những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
1.1.2. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
1.1.2.1. Khái niệm kĩ năng
Theo Nguyễn Bá Minh (2008), “Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động hay một loạt hành động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ, thực hiện một công việc nào đó ở một cấp độ tiêu chuẩn xác định”.
1.1.2.2. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Dựa vào các định nghĩa khái niệm trên, chúng tôi cho rằng Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là khả năng người học huy động các kiến thức đã được học hoặc tìm tòi, khám phá kiến thức nhằm giải thích, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
1.1.2.3. Cấu trúc của kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Để VDKT vào thực tiễn, HS cần phải xác định được vấn đề thực tiễn, huy động được kiến thức đã học hoặc khám phá kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. Vì vậy, theo chúng tôi, kĩ năng VDKT vào thực tiễn gồm các tiêu chí sau:
Bảng 1.1. Cấu trúc của kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Tiêu chí Biểu hiện
Nhận biết được vấn đề thực tiễn HS nhận diện được vấn đề thực tiễn, nhận ra được những mâu thuẫn phát sinh từ vấn đề. Có thể đặt được câu hỏi có vấn đề.
Xác định được các kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn – HS phân tích, làm rõ nội dung của vấn đề
– Thiết lập các mối quan hệ giữa kiến thức đã học hoặc kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn.
Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn (nếu cần thiết) – HS thu thập, lựa chọn và sắp xếp những nội dung kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn.
– HS điều tra, khảo sát thực địa, làm thí nghiệm, quan sát,… để nghiên cứu sâu vấn đề.
Giải thích, phân tích, đánh giá vấn đề thực tiễn – HS giải thích vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức đã học/ khám phá.
– HS phân tích, đánh giá và phản biện vấn đề nghiên cứu.
Đề xuất biện pháp, thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn và đề xuất vấn đề mới. – HS đề xuất các biện pháp để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, ở mức độ cao hơn HS có thể thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan.
– Đề xuất các ý tưởng mới về vấn đề đó hoặc các vấn đề thực tiễn liên quan.
1.1.2.4. Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Công nghệ.
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa giúp HS củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần rèn luyện các kĩ năng học tập và kĩ năng sống
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn phản ánh được khả năng học tập và nhân cách của HS
Vận dụng được kiến thức vào thực tiễn là mức độ nhận thức cao nhất của con người
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thúc đẩy gắn kết kiến thức trong nhà trường với thực tiễn đời sống
1.1.3. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
KNVDKT vào thực tiễn là một kĩ năng mà để rèn luyện và thực hiện tốt thì đòi hỏi HS phải sử dụng thành thạo nhiều kĩ năng khác nhau. Trong quá trình dạy học đòi hỏi người GV phải sử dụng nhiều PPDH khác nhau nhất là các PPDH tích cực. Chúng tôi đề xuất các biện pháp để rèn luyện kĩ năng này cho HS như sau:
* Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập/bài tập tình huống
* Sử dụng các PPDH tích cực
1.1.3.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức thực tiễn
Khi rèn luyện các kĩ năng nói chung và kĩ năng KNVDKT vào thực tiễn nói riêng thì các bài tập, câu hỏi đặt ra đều phải đảm bảo được sự nhận thức của HS theo các mức độ nhận thức khác nhau từ mức độ vận dụng theo phân loại tư duy của Bloom (phiên bản mới).
Bảng 1.2. Bảng phân loại các mức độ tư duy theo Bloom
Kĩ năng Nội dung Động từ hay sử dụng
Nhớ Nhận biết và hồi tưởng lại thông tin đã được biết. Xác định, mô tả, gọi tên, phân loại, nhận biết, đối chiếu, nhận dạng.
Hiểu Hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp. Tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi…
Vận dụng Có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự hoặc một tình huống mới nào đó. Thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành…
Phân tích Chia nhỏ kiến thức thành nhiều phần và tư duy để tìm ra mối quan hệ của chúng với cấu trúc tổng thể. So sánh, đối chiếu, phân biệt, phân loại, lựa chọn.
Đánh
giá Đánh giá được những hiện tượng, kết quả. Chứng minh, phê bình, phán đoán, suy luận.
Sáng tạo Tạo ra cái mới từ những cái đã biết Dự đoán, phát huy, phát minh
Theo bảng phân loại này thì mỗi cấp độ kiến thức có thể tương đương với mỗi cấp độ của quá trình nhận thức. Như vậy KNVDKT vào thực tiễn có thể tương đương từ cấp độ 3 “ vận dụng” trở lên trong bảng phân loại ở trên.
1.1.3.2. Sử dụng các bài tập tình huống  Khái niệm bài tập tình huống (BTTH) Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và sẽ xảy ra trong quá trình dạy học và được cấu trúc lại dưới dạng bài tập.
Vai trò của bài tập tình huống trong dạy học Công nghệ
Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học công nghệ nói riêng thì việc giải quyết các tình huống sẽ giúp HS rèn luyện tư duy, tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Khi đó HS sẽ củng cố được kiến thức của mình đồng thời mở mang thêm được nhiều kiến thức. Như vậy, trong quá trình rèn luyện các kĩ năng học tập thì BTTH có thể được xem vừa là phương tiện, vừa là công cụ và cũng là cầu nối giữa GV với HS, giữa HS với HS, giữa HS và xã hội.
1.1.3.3. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học mà bản chất của nó là đặt ra trước HS một hệ thống các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích HS tự giác, có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tích cực của HS trong quá trình giải quyết vấn đề, tức là làm cho HS tự giác trong việc giành lấy kiến thức một cách chủ động.
Các bước tổ chức dạy học giải quyết vấn đề
Tác giả Trần Bá Hoành (2003) đã cụ thể hóa việc dạy học giải quyết vấn đề gồm 5 bước được trình bày như bảng dưới đây:
Bảng 1.3. Các bước tổ chức dạy học giải quyết vấn đề
Các bước Nội dung Các thao tác thực hiện
Bước 1 Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức + Tạo tình huống có vấn đề
+ Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh
+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết
Bước 2 Giải quyết các vấn đề đặt ra + Đề xuất các giả thuyết
+ Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Bước 3 Kết luận + Thảo luận kết quả và đánh giá
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu
+ Phát biểu kết luận
+ Đề xuất vấn đề mới
Tuy nhiên trong các bước giải quyết vấn đề người dạy có thể linh hoạt sử dụng để phù hợp với nội dung, mục đích và đối tượng HS.
1.1.3.4. Dạy học dự án
Khái niệm dạy học dự án
Dạy học dự án là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án có thể trình bày, giới thiệu .
Vai trò của dạy học dự án
Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học và đồng thời nó cũng có thể coi là một hình thức dạy học mà trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ tổng hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà còn nặng về mặt thực tiễn. Người dạy đóng vai trò định hướng học tập như định hướng quá trình thực hiện, định hướng xử lý sản phẩm… còn người học trực tiếp thực hiện các giai đoạn học tập.
Quy trình xây dựng dự án trong dạy học
Quy trình xây dựng dự án học tập được thực hiện qua 5 bước.
Bước 1: Xác định chủ đề. Các chủ đề thường gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn để tạo được các sản phẩm
Bước 2: Lập sơ đồ nội dung của chủ đề
Bước 3: Dự trù hoạt động học tập, lập kế hoạch hoạch hoạt động cần tiến hành, các bước cần thực hiện.
Bước 4: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng, để đánh giá kết quả thực hiện của dự án cũng như xác đinh trọng tâm dự án.
Bước 5: Dự trù đánh giá, xác định đánh giá cái gì bằng công cự gì?
1.1.3.5. Tổ chức các hoạt động tham quan, thực nghiệm sản xuất
• Vai trò của các hoạt động tham quan, thực nghiệm sản xuất
Quá trình tham quan, thực nghiệm sản xuất giúp các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và đặc biệt hơn thêm yêu lao động, tôn trọng người lao động, biết được những giá trị mà các em đang được thừa hưởng từ người khác.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chúng tôi điều tra thực trạng các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp điều tra
1.2.1.1. Mục tiêu điều tra
– Điều tra tìm hiểu về thực trạng dạy học bộ môn công nghệ, thực trạng rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học công nghệ.
1.2.1.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra 40 giáo viên tham gia dạy môn công nghệ trồng trọt và giáo viên dạy môn Sinh học có tham gia dạy môn Công nghệ trồng trọt của các trường THPT tại tỉnh Nghệ An.
1.2.1.3. Phương pháp điều tra
Chúng tôi đã thiết kế và sử dụng phiếu điều tra đối với GV. Bên cạnh đó chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số GV, đồng thời đã dự giờ một số GV Công nghệ tại trường THPT Tân Kỳ để có thêm thông tin đảm bảo cho việc đánh giá một cách chính xác và khách quan hơn.
1.2.2. Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá
1.2.2.1. Khảo sát hiểu biết của GV về rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Công nghệ.
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát hiểu biết của GV về rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn trong dạy học Công nghệ
Nội dung khảo sát Trả lời
Số lượng GV Tỷ lệ %
1. Theo thầy(cô), việc rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Công nghệ có cần thiết không?
Rất cần thiết 35 87.5%
Cần thiết 05 12.5%
Không cần thiết 0 0%
Phân vân 0 0%
2. Thầy (Cô) có hiểu về việc rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong quá trình dạy học hay không?
Hiểu rất rõ 30 75.0%
Chưa hiểu lắm 10 25.0%
Không hiểu 0 0%
Không biết 0 0%
3. Thầy (Cô) có thường xuyên rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Công nghệ hay không?
Rất thường xuyên 13 32.5%
Thường xuyên 18 45%
Thỉnh thoảng 9 22.5%
Hiếm khi 0 0%
Chưa bao giờ 0 0%
Qua bảng 1.4, chúng tôi nhận thấy rằng đa số GV đều cho rằng việc rèn
luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học là cần thiết, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong bộ môn dạy học Công nghệ. Tuy nhiên sự hiểu biết của GV về việc rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn thì không phải tất cả GV đều hiểu rõ, có tới 25% số GV được khảo sát cho rằng bản thân mình chưa hiểu rõ về vấn đề này. Khi phỏng vấn trực tiếp một số GV thì họ nói rằng họ chưa hiểu rõ về việc thiết kế, tổ chức, sử dụng các phương pháp, hình thức… như thế nào cho hiệu quả để rèn luyện cho HS các kĩ năng cần thiết trong đó có kĩ năng rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn. Hầu hết GV đều trả lời rằng họ có rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn thông qua việc cho HS liên hệ với thực tiễn sau một số bài học.
Thực trạng về việc thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập liên quan đến thực tiễn
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát việc thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập liên quan đến thực tiễn trong dạy học.

Nội dung khảo sát Mức độ sử dụng
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa
bao giờ

SL Tỷ lệ
%
SL Tỷ lệ
%
SL Tỷ lệ
%
SL Tỷ lệ
%
SL Tỷ lệ
%
1. Trong dạy học Công nghệ, Thầy (Cô) sử dụng câu hỏi, bài tập liên quan đến thực tiễn như thế nào? 23 57.5% 13 32.5% 4 10% 0 0% 0 0%
2. Trong dạy học, Thầy (Cô) có thiết kế câu hỏi, bài tập theo các mức độ 3-4 không? 10 25% 20 50% 7 17.5% 1 2.5% 2 5%
Qua bảng trên cho thấy rằng hầu hết GV có sử dụng các câu hỏi, bài tập liên quan đến thực tiễn. Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhận thức cao thì không phải GV nào cũng làm tốt. Thực tế điều tra cho thấy có hơn 17,5% số GV thỉnh thoảng mới sử dụng, khi phỏng vấn thì họ đa phần cho rằng việc ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức cao đặc biệt là câu hỏi mức 4 rất khó thiết kế, GV cũng cho rằng việc thiết kế các câu hỏi với các mức độ nhận thức khác nhau thường được sử dụng khi kiểm tra với sự phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này, chúng tôi đã phân tích những vấn đề lý luận như khái niệm VDKT, kĩ năng VDKT vào thực tiễn, vai trò của việc rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn, chúng tôi đã xác định cấu trúc và các tiêu chí biểu hiện của KNVDKT vào thực tiễn. Đồng thời, xác định được một số biện pháp rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn.
Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã có sự điều tra hơn 40 GV ở một số trường THPT ở tỉnh Nghệ An. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, hầu hết GV đều cho rằng việc rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn là rất cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết GV đều chưa thực sự nhấn mạnh vấn đề rèn luyện kĩ năng này trong dạy học mà chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc liên hệ kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. GV cũng thường chỉ sử dụng các câu hỏi dạy học ở các mức độ 1-2, các câu hỏi có tính vận dụng và vận dụng cao chủ yếu chỉ được thiết kế trong các ma trận đề. Việc thực hiện các phương pháp dạy học đặc thù môn Công nghệ giúp HS có thể dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tiễn như dạy học thực hành thí nghiệm cũng chỉ được sử dụng rất ít trong các tiết thực hành ở các phòng thực hành.
Từ phân tích trên cho thấy việc rèn luyện KNVDKT cho HS cần được nghiên cứu và vận dụng vào dạy học ở trường phổ thông một cách cụ thể và sâu sắc hơn.
Chương 2 RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHỦ DỀ: KĨ THUẬT
TRỒNG TRỌT – CÔNG NGHỆ 10

2.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung chủ đề KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT – CÔNG NGHỆ 10
2.1.1. Mục tiêu của chủ đề kĩ thuật trồng trọt.
2.1.1.1. Về kiến thức
– Mô tả được các bước trong quy trình trồng trọt.
– Tham gia trồng và chăm sóc được một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương.
– Nêu được một số ứng dụng nổi bật của cơ giới hoá trong trồng trọt.
– Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt.
– Chế biến được một số sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp đơn giản.
– Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng.
2.1.1.2. Về năng lực
Rèn luyện cho HS các năng lực như sau:
– Năng lực làm thực hành: Tự làm được thực hành chế biến tương cà chua.
– Năng lực quan sát mô tả: quan sát và mô tả được quy trình trồng rau ở địa phương từ đó vận dụng vào việc trồng và chăm sóc rau tại vườn trường.
– Năng lực: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa.
– Năng tự học và học tập từ nhiều nguồn kiến thức khác nhau như sách giáo khoa, mạng xã hội, từ sách báo và từ các vấn đề thực tế.
– Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: rèn luyện cho HS biết giải thích các vấn đề thực tiễn, biết cách vận dụng các kiến thức đã được tích lũy trong sản xuất và đời sống, biết cách làm các bài tập và trả lời các câu hỏi liên quan.
– Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.1.1.3. Về thái độ
Qua quá trình làm thí nghiệm, thu thập số liệu từ thực tiễn, thực hành trong thực tiễn thì HS tự mình có thể khám phá ra và chứng minh được vai trò của lao động sản xuất đối với đời sống. Qua đó tạo hứng thú cho HS trong quá trình khám phá và lĩnh hội tri thức, đồng thời hình thành thái độ yêu quý môi trường, bảo vệ môi trường sống. HS sẽ hiểu rõ hơn về lao động để tạo ra cơ sở vật chất, đặc biết là tạo ra lương thực để phục vụ cho cuộc sống và từ đó có những hành động đúng đắn, nghiêm túc trong tương lai về vai trò của bản thân trong quá trình tạo ra cơ sở vật chất .
2.1.2. Cấu trúc nội dung của chủ đề kĩ thuật trồng trọt.
2.1.2.1. Cấu trúc nội dung của chủ đề kĩ thuật trồng trọt Chủ đề 6. Kĩ thuật trồng trọt gồm 4 bài Bài 16. Quy trình trồng trọt.
Bài 17. Ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt.
Bài 18. Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt.
Bài 19. Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt.
2.1.2.2. Những nội dung của chủ đề kĩ thuật trồng trọt có thể được sử dụng trong dạy học để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS
Bài Nội dung Các nội dung rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn
16 Quy trình  trồng trọt. Thực hiện quy trình trồng trọt:
– Bước 1. Làm đất, bón lót.
– Bước 2. Gieo hạt, trồng cây.
– Bước 3. Chăm sóc.
– Bước 4. Thu hoạch
17 Ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt. Báo cáo các loại máy nông nghiệp được sử dụng rộng rãi ở địa phương
18 Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt. – Báo cáo các ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt được dùng ở địa phương.
19 Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt 1 ha Ngô, Lúa hoặc Keo ở địa phương
2.2. Quy trình rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chủ đề kĩ thuật trồng trọt
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình tổ chức rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Khi xây dựng quy trình tổ chức rèn luyện cho HS KNVDKT vào thực tiễn, theo chúng tôi cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
* Đảm bảo tính khoa học
* Đảm bảo tính hệ thống
* Đảm bảo tính cụ thể
* Đảm bảo tính vừa sức
* Đảm bảo tính thực tế
* Đảm bảo tính hiệu quả
2.2.2. Quy trình tổ chức rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Chúng tôi đề xuất quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn gồm các bước như sau:

Bước 1: Tiếp cận với tình huống thực tiễn/tình huống có vấn đề

Hình 2.2: Quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn

Bước 1) Tiếp cận với tình huống thực tiễn/tình huống có vấn đề:
– Cách thực hiện: GV sử dụng các tình huống có vấn đề hoặc thông qua chiếu video, tranh ảnh, thí nghiệm, kể chuyện cho HS và nêu ra tình huống hoặc tạo bối cảnh vấn đề để HS nhận diện tình huống.
Bước 2) Khám phá kiến thức liên quan và giải quyết tình huống thực tiễn:
– Cách thực hiện: HS tìm tài liệu, đọc tài liệu, làm thí nghiệm, quan sát mẫu vật, khảo sát thực địa, thảo luận, thực hiện dự án,… để tìm hiểu các phương án và giải quyết tình huống thực tiễn.
Bước 3) Báo cáo, thảo luận và rút ra kết luận:
– Cách thực hiện: HS báo cáo kết quả khám phá, nghiên cứu bằng các phương tiện phù hợp (dùng tranh ảnh, dùng lời, PowerPoint, video…) và thảo luận rút ra kiến thức mới.
Bước 4) Vận dụng nâng cao:
– Cách thực hiện: GV đặt ra một số câu hỏi, bài tập, tình huống với các mức độ phức tạp khác nhau tăng dần từ dễ đến khó. HS giải quyết vấn đề. Các vấn đề được giải quyết sẽ là tiền đề cho việc có thể giải quyết được các vấn đề nảy sinh mới.
Bước 5) Đánh giá và đề xuất vấn đề mới:
– Cách thực hiện: GV thiết kế, giao cho HS các câu hỏi, bài tập, bảng tiêu chí đánh giá/phiếu chấm điểm. HS tự đánh giá, đánh giá bạn, các nhóm đánh giá lẫn nhau dựa vào tiêu chí. GV đánh giá quá trình học tập, làm việc và kết quả của từng nhóm HS, từng HS cụ thể. HS đề xuất các vấn đề mới, phương án giải quyết các vấn đề khác trong thực tiễn.
Ví dụ minh họa: Bài 16 (Công nghệ 10) : Quy trình trồng trọt
Bước 1) Tiếp cận với tình huống thực tiễn/tình huống có vấn đề.
GV chiếu các hình ảnh về quy trình trồng trọt, trong đó có làm đất, bón lót, đặt câu hỏi: Tại sao trước khi gieo hạt hay trồng cây thì nhất thiết phải làm đất và bón lót? Để gieo các loại hạt khác nhau thì quá trình làm đất và bón lót có khác nhau không? Theo em, bước nào trong quy trình trồng trọt là  ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng? Vì sao?
Bước 2) Khám phá kiến thức liên quan và giải quyết tình huống thực tiễn
– Hoạt động 1: HS thảo luận về các câu hỏi ở bước 1 và trả lời sơ bộ. GV có thể yêu cầu một vài nhóm HS báo cáo.
– Hoạt động 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu hình 16.1 (Công nghệ 10) thảo luận và hoàn thành PHT số 1.
Phiếu học tập 1
Quy trình trồng trọt Trồng khoai lang Trồng mía
Lấy củ Lấy dây Miền núi Miền ven biển
Làm đất, bón lót
Trồng cây
Chăm sóc
Thu hoạch
– Hoạt động 3: HS thảo luận về bước nào trong quy trình trồng trọt có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng.
Bước 3) Báo cáo, thảo luận và rút ra kết luận:
– HS báo cáo PHT số 1
– Báo cáo phân tích các bước rong quy trình trồng trọt. – Trả lời hoàn chỉnh các tình huống ở bước 1.
Quy trình trồng trọt Trồng khoai lang Trồng mía
Lấy củ Lấy dây Miền núi Miền ven biển
Làm đất, bón
lót Cần lên luống để thu hoạch
củ Không cần lên luống Đào rãnh Lên luống để giảm thiểu hiện tượng ngập mặn
Trồng cây Trồng dây Trồng dây Ngọn hoặc cành Ngọn hoặc cành
Chăm sóc Làm cỏ, bón phân, tưới nước, Kiểm soát sâu bệnh Làm cỏ, bón phân, tưới nước, Kiểm soát sâu bệnh Làm cỏ, bón phân, tưới nước, Kiểm soát sâu bệnh, lọc lá
khô ra khỏi thân Làm cỏ, bón phân, tưới nước, Kiểm soát sâu bệnh, lọc lá khô ra khỏi thân
Thu hoạch Củ Dây Thân, ngọn Thân, ngọn
Bước 4) Vận dụng nâng cao.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi, bài tập tình huống:
– Tại sao nói bón quá nhiều phân bón cây trồng sẽ bị chết? (đối với lớp có học lực trung bình có thể thay thế bằng câu hỏi: Trong quy trình trồng trọt, khi bón phân cho cây trồng cần chú ý những gì?)
– Trong sản xuất, năng suất cây trồng là mục đích cuối cùng của người sản xuất, em thử hình dung xem người ta sẽ làm như thế nào để đạt được mục đích đó?
– GV yêu cầu các nhóm HS về nhà nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành dự án sau: “Tìm hiểu về những biện pháp làm tăng năng suất cây trồng tại gia đình và địa phương em sống”.
Bước 5) Đánh giá và đề xuất vấn đề mới/vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và bài tập. Sau đó, GV yêu cầu HS chấm bài cho bạn khác. Sau khi bài được chấm thì trả về cho HS và tự xem lại bài của mình. GV và HS cùng đánh giá.
Câu 1: Quy trình trồng trọt:
1. Chăm sóc.
2. Làm đất, bón lót.
3. Thu hoạch.
4. Gieo hạt, trồng cây.
Quy trình đúng là:
A. 1,2,3,4.          B. 4,3,2,1.              C. 2,4,1,3.       D. 2,3,1,4
Câu 2: Trong các loại cây trồng sau đây, loại cây trồng nào cần lên luống để trồng? A. Cà chua.      B. Khoai lang.       C. Lúa .           D. Bông.
Câu 3: Trong kho bảo quản CA, khí nào được điều chỉnh và được điều chỉnh như thế nào, mục đích?
A. Giảm O2, N2, tăng CO2 để giảm thiểu hô hấp của nông sản.
B. Giảm O2, CO2, tăng N2 để giảm thiểu hô hấp của nông sản.
C. Tăng O2, N2, giảm CO2 để giảm thiểu hô hấp của nông sản.
D. Giảm O2, tăng N2, CO2 để giảm thiểu hô hấp của nông sản.
Câu 4: Bản kế hoạch trồng trọt cần có những thông tin cơ bản nào?
Câu 5: Trong các bước của quy trình trồng trọt thì bước nào có thể ứng dụng cơ giới hoá? Ở địa phương em đã ứng dụng những loại máy móc nào vào quy trình trồng trọt?
Câu 6: Có người nói, người dân không hiểu biết về sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nông phẩm hiện nay. Em hãy nêu quan điểm của mình về vấn đề này.
Câu 7: Hãy đề xuất biện pháp làm tăng năng suất cây trồng tại địa phương em.
– Gv yêu cầu các nhóm HS về nhà nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành dự án sau: “Tìm hiểu về quy trình chế biến tương cà chua ở gia đình và địa phương em đang sinh sống”.
HS tự đánh giá quá trình học tập như bảng sau:

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

10;11;12
CÔNG NGHỆ
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)