SKKN Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ môn Ngữ văn 6 (CTST) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT6055 Copy
Môn: | NGỮ VĂN |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 412 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thiệu Dương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thiệu Dương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ môn Ngữ văn 6 (CTST) (W+PPT)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Để cảm thụ văn học thông qua việc khai thác, phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp NTTT trong một số bài, đoạn văn, thơ cụ thể đòi hỏi học sinh thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
Hiểu được khái niệm, cấu tạo về các biện pháp NTTT (So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ).
Phát hiện những tín hiệu nghệ thuật được tác giả thể hiện trong bài văn, bài thơ. (các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc). Thông qua hệ thống câu hỏi xoáy vào trọng tâm nội dung cần khai thác giúp học sinh nhận diện đúng những biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng. Để làm tốt được điều đó tôi hướng dẫn các em cần:
Mô tả sản phẩm
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP
1. Tên biện pháp: Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ môn Ngữ văn 6 (CTST)
2. Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Ngữ Văn
3. Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 6… Trường Trung học cơ sở…
4. Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
5. Tác giả:…
II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong môn Tiếng Việt lớp 6, biện pháp tu từ là một học phần quan trọng giúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo trong viết văn. Có thể thấy việc khai thác, phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật tu từ là một trong những phương pháp giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn học một cách tốt nhất. Từ việc nắm bắt lí thuyết đến quá trình vận dụng trong từng bài tập cụ thể sẽ giúp học sinh phát huy tối đa và có hiệu quả việc cảm thụ văn học qua những đoạn thơ, đoạn văn cụ thể. Bằng cách sử dụng các biện pháp này, học sinh có thể tạo ra những câu văn độc đáo, hấp dẫn và gợi cảm xúc cho người đọc. Ngoài ra học tốt các biện pháp tu từ giúp học sinh kết nối ý kiến, suy luận và thông tin một cách mạch lạc. Nhờ đó, văn bản trở nên logic, dễ hiểu và thu hút sự chú ý của người đọc. Đồng thời, qua việc áp dụng biện pháp tu từ, học sinh có cơ hội mở rộng vốn từ vựng và nắm vững cấu trúc ngữ pháp.
Nói đến biện pháp nghệ thuật tu từ đó là phạm vi khá rộng rãi và các em đã được làm quen ở bậc tiểu học như so sánh, nhân hóa… Tuy vậy ở tiểu học các em chỉ mới dừng lại ở mức độ phát hiện, nhận diện chúng thông qua một số ví dụ cụ thể chứ chưa biết vận dụng vào phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật tu từ để viết nên những đoạn văn, bài văn hay. Chính vì vậy hầu hết các em thường lệ thuộc nhiều vào những bài văn mẫu, bài viết của các em thường mang tính rập khuôn, thiếu tư duy, sáng tạo, thiếu dấu ấn cá nhân.
Bước vào lớp 6 là lớp đầu cấp, các em còn nhiều bỡ ngỡ với phương pháp học ở THCS đặc biệt là việc tiếp cận phương pháp học tập bộ môn Ngữ văn hoàn toàn mới so với tiểu học.
Là một giáo viên nhiều năm liền được được phân công dạy lớp đầu cấp tôi nhận thấy: Đa số các em nắm các biện pháp tu từ chưa chuẩn xác, còn bị nhầm lẫn giữa các phép tu từ với nhau dẫn đến hiểu sai, vận dụng sai. Việc nhận biết cũng như phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ còn yếu, các em cũng không tự tin trong các tiết học về biện pháp tu từ.
Trước khi đi vào xây dựng các biện pháp phù hợp, tôi đã tiến hành khảo sát khả năng nhận biết và phân tích biện pháp tu từ của 40 học sinh lớp 6… trước khi áp dụng biện pháp. Kết quả như sau:
Bảng khảo sát khả năng nhận biết và phân tích biện pháp tu từ của 40 học sinh lớp 6… trước khi áp dụng biện pháp
Kỹ năng
Trước khi áp dụng biện pháp
SL
TL
Nhận biết biện pháp tu từ
10
25%
Phân tích biện pháp tu từ
5
12,5%
Giải các bài tập về biện pháp tu từ
5
12,5%
Vận dụng biện pháp tu từ vào các hoạt động liên quan đến môn ngữ văn
4
10%
Nhìn vào bảng khảo sát có thể thấy được năng lực nhận biết và phân tích biện pháp tu từ của học sinh lớp 6… rất yếu kém. Về kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ chỉ có 10 em đáp ứng được, chiếm 25%. Chỉ có 5 học sinh trong số 40 học sinh cả lớp có kỹ năng phân tích biện pháp tu từ và kỹ năng giải các bài tập về biện pháp tu từ, chiếm 12,5%. Đặc biệt, kỹ năng vận dụng biện pháp tu từ vào các hoạt động liên quan đến môn ngữ văn đạt kết quả thấp nhất, chỉ có 4 em học sinh đáp ứng tương đương với 10% tổng số học sinh cả lớp. Kết quả này khẳng định rất rõ về chất lượng tiếp thu và áp dụng kiến thức biện pháp tu từ của các em học sinh. Biện pháp tu từ là một nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ Văn nói chung và chương trình lớp 6 nói riêng. Do vậy, nếu chất lượng học tập biện pháp tu từ của học sinh yếu kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động học tập môn Ngữ Văn của học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu biện pháp “Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ môn Ngữ văn 6” thông qua bộ sách Chân trời sáng tạo.
2. Nội dung biện pháp
Một trong những biện pháp giúp học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp các em nhận biết được các biện pháp nghệ thuật tu từ và tác dụng của nó trong các tác phẩm văn học. Các biện pháp NTTT thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở chương trình Ngữ văn lớp 6 đó là: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Để cảm thụ văn học thông qua việc khai thác, phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp NTTT trong một số bài, đoạn văn, thơ cụ thể đòi hỏi học sinh thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
Hiểu được khái niệm, cấu tạo về các biện pháp NTTT (So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ).
Phát hiện những tín hiệu nghệ thuật được tác giả thể hiện trong bài văn, bài thơ. (các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc). Thông qua hệ thống câu hỏi xoáy vào trọng tâm nội dung cần khai thác giúp học sinh nhận diện đúng những biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng. Để làm tốt được điều đó tôi hướng dẫn các em cần:
– Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập, biết đặt ra những câu hỏi như: Bài này yêu cầu gì ? Cần nêu bật được cái gì ?
Hệ thống câu hỏi phải gợi được cảm xúc, gợi liên tưởng, phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Giáo viên cần thoát khỏi các câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa, phải chủ động sáng tạo, tìm tòi để đặt ra những câu hỏi khơi gợi học sinh tìm hiểu về vần điệu, từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, hành động… trong từng bài học.
– Đọc và hiểu về câu thơ, câu văn hoặc đoạn trích được nêu trong đề bài.
(Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu. Ví dụ: Cách dùng từ, đặt câu; cách dùng hình ảnh chi tiết; cách sử dụng biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc.)
a. Phép tu từ so sánh.
Trước hết tôi cho các em hiểu thế nào là nghệ thuật so sánh rồi hướng cho các em tìm, nêu những câu văn hoặc thơ có sử dụng nghệ thuật so sánh.
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép so sánh thông qua cấu trúc cụ thể của nó. Mỗi dạng cấu trúc giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nhanh một ví dụ để minh họa.
Ví dụ 1: Trang 67 – SGK Tiếng Việt 6 – bộ sách Chân trời sáng tạo
* Học sinh xác định được: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là: Nghệ thuật so sánh
Hình ảnh so sánh : Tay người (như) có phép tiên
* GV định hướng cho sinh cảm nhận được: Phép tiên là cái trừu tượng được so sánh có trên tay người, là hình ảnh diễn tả khả năng sáng tạo và tài năng của con người. Nó cho thấy sức mạnh và khả năng phi thường của tay người, khiến nó trở thành một công cụ linh hoạt và tài ba. Tay người không chỉ có thể thực hiện những việc đơn giản hàng ngày mà còn có thể tạo ra những điều kỳ diệu, như viết ra nghìn bài thơ trên những chiếc lá tre. Nó cho thấy sự kỳ diệu của sức mạnh tưởng tượng và khả năng sáng tạo của con người. Bằng cách dùng tay, chúng ta có thể biến những vật liệu đơn giản như tre lá thành những tác phẩm nghệ thuật phong phú và đẹp mắt. Nó khẳng định rằng con người có thể vượt qua giới hạn và tạo ra những điều phi thường thông qua tài năng và ý chí của mình.
b. Phép tu từ nhân hóa
Giúp các em hiểu nghệ thuật nhân hóa là gì? Biết tìm những câu văn, thơ có sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Từ đó hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ nhân hóa trong văn, thơ.
Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,..bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,..trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ: Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ
“Có con chuồn ớt lơ ngơ
Bay lên bắt nắng đậu hờ nhành gai”
Bài thơ “Hoa Bìm” Trang 72 – SGK Ngữ Văn 6 – Bộ sách Chân trời sáng tạo
* Học sinh xác định được : Nghệ thuật được sử dụng: Nghệ thuật nhân hóa.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 116
- 1
- [product_views]
- 0
- 154
- 2
- [product_views]
- 2
- 133
- 3
- [product_views]
- 4
- 189
- 4
- [product_views]
- 5
- 145
- 5
- [product_views]
- 8
- 181
- 6
- [product_views]
- 8
- 128
- 7
- [product_views]
- 2
- 195
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 9
- [product_views]
- 1
- 144
- 10
- [product_views]