SKKN Sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với xem video có định hướng trong giảng dạy chủ đề cơ chế di truyền biến dị cấp phân tử
- Mã tài liệu: MP0802 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 881 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hồng Quang |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hồng Quang |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với xem video có định hướng trong giảng dạy chủ đề cơ chế di truyền biến dị cấp phân tử “ triển khai các biện pháp như sau:
1. Giao nhiệm vụ về nhà với những kiến thức đã từng được học thông qua phiếu học tập dạng gợi mở và đường link các video liên quan
2. Xem các video kết hợp hoàn thành phiếu học tập
3. Xem video kết hợp rèn luyện kĩ năng ghi nhớ của học sinh thông qua câu hỏi định hướng
4. Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Mô tả sản phẩm
- MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
- Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
*. Ưu điểm
Về phía giáo viên: Bản thân là một giáo viên Sinh học, đã có kinh nghiệm giảng dạy môn Sinh học được 15 năm, tham gia giảng dạy môn sinh học 12 trong 15 năm liền. Hơn nữa, tôi cũng đã được tham gia nhiều lớp tập huấn do Bộ, Sở tổ chức nên có cơ hội trau dồi kiến thức cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Trong quá trình công tác tại trường THPT Hồng Quang, Lục Yên, Yên Bái, tôi đã được sự giúp đỡ và tạo điều kiện từ Ban giám hiệu cũng như các đồng nghiệp. Hơn nữa, với lòng yêu nghề, hết lòng vì học sinh nên tôi thường xuyên tìm tòi và học hỏi các phương pháp dạy học tốt nhất để có thể truyền đạt nội dung bài học cũng như phát triển các năng lực của học sinh một cách tốt nhất.
Về phía học sinh: Học sinh trường THPT Hồng Quang, Lục Yên, Yên Bái đa số được đánh giá ngoan, có ý thức học tập tốt. Qua khảo sát về mức đô yêu thích môn Sinh học năm học 2021 – 2022 của học sinh ba lớp 12A1, 12A2 và
12A3 do tôi phụ trách thu được kết quả như sau:
Bảng 1. Khảo sát về mức độ yêu thích môn Sinh học của học sinh lớp 12 năm 2021 -2022
Lớp | Số học sinh tham gia khảo sát | Mức độ yêu thích môn Sinh học | |||
Rất thích | Thích | Bình thường | Không thích | ||
12A1 | 45 | 10= 22,22% | 18 = 40% | 15= 33,33% | 2=4,5% |
12A2 | 41 | 8= 19,5% | 12 =29,3% | 18= 43,9% | 3=7,3% |
12A3 | 41 | 8=19,5% | 11=26,8% | 17=41,5% | 5=12,2%% |
Tổng | 127 | 26 = 20,47% | 41 = 32,28% | 50 = 39,37% | 10 = 7,88% |
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ học sinh thích và yêu thích môn Sinh học là tương đối cao, chiểm 52,75% trong khi học sinh không thích học môn Sinh học chỉ chiếm 7,88%. Đây là một thuận lợi lớn để tôi có thể áp dụng các biện pháp dạy học tích cực và thu hút học sinh tham gia.
* Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Giáo viên
Chủ đề “Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử” nằm ở những tiết đầu của năm học là thời điểm có khối lượng công việc lớn nên một số giáo viên không có
nhiều thời gian đầu tư cho việc thiết kế bài học theo hướng đổi mới. Bên cạnh đó giáo viên quen với phương pháp dạy học truyền thống nên ngại đổi mới.
Bảng 2. Khảo sát những khó khăn GV thường gặp khi dạy các bài trong chủ đề cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử, trên cơ sở đó có những biện pháp đề xuất hợp lý.
PHIÊU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG DẠY PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ.
Các đồng chí tích x vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn.
- Khối lượng kiến thức của 1 bài quá dài so với thời gian 1 tiết học(45 phút)
Thường xuyên
Thi thoảng
Không bao giờ
- Thiếu thời gian để tổ chức các hoạt động cũng như rèn luyện kĩ năng cho HS
Thường xuyên
Thi thoảng
Không bao giờ
- Mất nhiều thời gian cho việc ôn tập?
Thường xuyên
Thi thoảng
Không bao giờ
Bảng 2. Kết quả khảo sát GV trong quá trình dạy chủ đề cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử
– Thiếu thời gian để tổ chức các hoạt động cũng như rèn luyện kĩ năng cho HS | 100% | 0% | 0 |
– Mất nhiều thời gian cho việc ôn tập | 50% | 50% | 0 |
Qua bảng 2 và qua trao đổi trực tiếp với GV cho thấy, phần lớn GV gặp khó khăn trong khi dạy phần cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử vì khối lượng kiến thức quá lớn so với thời gian có hạn của 1 tiết học (75%). Do phải dành nhiều thời gian cho việc nhắc lại các kiến thức có liên quan đã học ở lớp 9 (50%), nên trong một tiết học việc tổ chức các hoạt động và rèn luyện kĩ năng cho HS còn hạn chế do thiếu thời gian (100%). Hầu hết các GV thường xuyên quan tâm đến việc dạy hết các kiến thức có trong bài.
Học sinh
Đầu vào của học sinh đa số thấp và rất thấp nên nhận thức còn nhiều hạn chế. Đa số các em chưa nắm được hoặc không còn nhớ kiến thức phần cơ chế di truyền và biến dị đã được học trong chương trình Sinh học lớp 9. Bên cạnh đó, phần lớn học sinh với tâm lí ngại thi môn thứ 3 trong tổ hợp khoa học tự nhiên và kĩ năng tính toán kém nên đã chọn thi tốt nghiệp tổ hợp Khoa học xã hội. Vì thế, việc học tập môn Sinh học của học sinh khối 12 càng không được quan tâm nhiều. Nội dung Chủ đề “Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử” lại rất dài và trừu tượng dẫn đến tâm lí ngại học, không muốn học của học sinh.
Từ những hạn chế như đã nêu trên dẫn đến việc bố trí thời gian cũng như phương pháp dạy Chủ đề “Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử” còn khó khăn, đa số trong tình trạng không đủ thời gian để truyền tải nội dung kiến thức đáp ứng mục tiêu bài học đã đặt ra. Điều đó dẫn đến học sinh không không hiểu rõ bản chất, các cơ chế của quá trình nhân đôi, phiên mã và dịch mã, cơ chế điều hoà hoạt động… nên lúng túng khi trả lời các câu hỏi và bài tập trong phần này đồng thời việc phát triển các năng lực cũng như rèn luyện kĩ năng cho học sinh
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]