SKKN Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về virut sars – cov-2 trong dạy học chủ đề:virut và bệnh truyền nhiễm kết hợp tổ chứcthi trực tuyến nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về dịch bệnh covid – 19

Giá:
100.000 đ
Môn: Sinh học
Lớp: 10
Bộ sách:
Lượt xem: 134
Lượt tải: 7
Số trang: 71
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Huyền
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Hà Huy Tập
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 71
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Huyền
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Hà Huy Tập
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về virut sars – cov-2 trong dạy học chủ đề: virut và bệnh truyền nhiễm kết hợp tổ chức thi trực tuyến nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về dịch bệnh covid – 19″ triển khai các biện pháp như sau: 

Quy trình thiết kế và sử dụng câu hỏi TNKQ về virut SARS – CoV – 2 và dịch bệnh Covid -19
Bước 1: Xác định nội dung về virut SARS – CoV – 2 và dịch bệnh Covid -19
Bước 2: Mã hoá nội dungvề virut SARS – CoV – 2 và dịch bệnh Covid -19 thành câu hỏi TNKQ
Bước 3: Sử dụng câu hỏi TNKQ đã thiết kế trong dạy học chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm” kết hợp tổ chức thi trực tuyến trong toàn trường

Mô tả sản phẩm

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 

  1. Lí do chọn đề tài Đại dịch Covid – 19phát hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12/2019 và bùng phát từ đầu năm 2020. Cho đến nay, sau hơn 2 năm xuất hiện,gây bệnh, tổ chứcY tế Thế giới (WHO) vẫn chưa thể khẳng định  bao  giờ  đại  dịch  chấm  dứt và việc phải chung sống với dịch bệnh Covid -19 dường như là một thực tại hiện hữu. Từ khi xuất hiện đến nay, đại dịch là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với loài người. Việc phát triển và lây nhiễm của loại virut gây ra đại dịch dường như vượt khỏi những tính toán của các nhà khoa học. Không ai có thể  ngờ  rằng  đại  dịch  có  thể  ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu như vậy.  

Trong cuộc chiến chống dịch Covid – 19 suốt 2 năm qua, Việt Nam và Thế giới đã rút ra được nhiều bài học cho việc phòng chống dịch bệnh. Những thành công hay mất mát trong cuộc chiến này đều là tư liệu quí để chúng ta chiến đấu với dịch bệnh một cách hợp lí hơn. Dịch bệnh vẫn đang diễn biến khó lường và virut SARS-CoV-2 vẫn là một loại virut, nghĩa là nếu chúng ta hiểu càng rõ cấu trúc, cơ chế sinh sản, cơ chế lây nhiễm… của nó thì việc phòng chống tác hại của nó càng hiệu quả hơn.  

Trong chương trình Sinh học lớp 10, phần Sinh học Vi sinh vật có chương 3 “Virut và bệnh truyền nhiễm”, chương này gồm 4 bài. Với định hướng dạy học tiếp cận năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 như hiện nay, xây dựng các chủ đề dạy học là yêu cầu cần thiết, bắt buộc đối với tất cả các môn học. Nội dung cơ bản trong chủ đề này là học sinh phải nắm được cấu trúc, cơ chế nhân lên, cơ chế gây bệnh của virut và miễn dịch của con người… Với tình hình thực tế bệnh Covid – 19 đang hoành hành như hiện nay, chúng tôi chọn phương án sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) về virut SARS-CoV-2 và dịch bệnh Covid -19 khi dạy chủ đề này để thu hút sự quan tâm của học sinh.  SARS-CoV-2  làcác ví dụ minh họa khi tìm hiểu về virut vàCovid -19 là đối tượng để vận dụng vào thực tiễn khi tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. Việc vận dụng để tổ chức dạy học chủ đề này như trên trong thời điểm nàythực sự có tác dụng kích thích hứng thú học tâp, góp phần nâng cao chất lượng bài học và thu hút sự tập trung của HS. 

Ngoài ra, để đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh theoChương trình 2018, việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục như hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm….là hết sức cần thiết. Việc chọn hoạt động giáo dục bằng hình thức thi trực tuyến trong bối cảnh dạy học như thời gian qua đã góp phần đa dạng hình thức tổ chức, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và trang bị  kiến thức thực tế cho học sinh rất nhiều. 

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về virut SARS – CoV-2trong dạy học chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm” kết hợp tổ chức cuộc thi trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về dịch bệnh Covid -19. 

  • Mục đích nghiên cứu 
      • Nâng cao hiểu biết của học sinh khối 10 về virut SARS – CoV-2 để chủ động phòng tránh dịch bệnhCovid -19  thông qua dạy học chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm” – Sinh học 10 THPT.  
      • Nâng cao hiểu biết của học sinh toàn trường về virut SARS – CoV-2 để chủ động phòng tránh dịch bệnh Covid -19 thông qua việc tổ chức cuộc thi trên nền tảng ứng dụng học và thi trực tuyến Azota. 
  • Nhiệm vụ nghiên cứu 
      • Nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học. 
      • Nghiên cứu về  virut SARS – CoV-2 và dịch bệnh Covid -19. 
      • Điều tra thực trạng dạy học chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm. 
      • Tìm hiểu về nền tảng ứng dụng học và thi trực tuyến Azota để thiết kế các đề thi tìm hiểu về virut SARS – CoV-2 và dịch bệnh Covid -19. 
      • Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. 
  • Đóng góp mới của đề tài 
    • Thiết kế được bộ câu hỏi TNKQ tìm hiểu về virut SARS – CoV-2 và dịch bệnhCovid -19. 
    • Sử dụng các câu hỏi TNKQ vào dạy học chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm” – Sinh học 10.Thông qua việc xây dựng chủ đề đã lồng ghép để trang bị các kiến thức sinh học cơ bản về virut SARS – CoV-2(Cấu tạo, cơ chế nhân lên,… ) và dịch bệnh Covid -19(Cơ chế lây nhiễm, phòng và chữa bệnh…) góp phần nâng cao hiểu biết của học sinh để phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn. 
    • Tổ chức được cuộc thi trực tuyến (gồm 3 vòng thi) cho học sinh các lớp 10, 

11, 12 để nâng cao hiểu biết của các em về virut SARS – CoV-2 và dịch bệnhCovid -19 trên các thiết bị thông minhgóp phần thực hiện định hướng chuyển đổi số trong trường học hiện nay. 

Phần II: NỘI DUNG  

  • Cơ sở lí luận 
  • Virut SARS – CoV-2 là gì? 

Virut corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2 (tiếng Anh: Severe acute respiratory syndrome corona virut 2). Đây là một chủng coronavirut gây ra bệnh viêm đường hô hp cấp do virut corona 2019 (Covid -19), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịchCovid -19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 1 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virut corona mới.Đến ngày 11/02/2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại 

Virut (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virut corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virut SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Virut này là một loại virut corona RNA liên kết đơn chính nghĩa. Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch Covid -19, các nhân viên nghiên cứu đã phát hiện chủng virut này sau khi họ tiến hành đo lường kiểm tra axit nucleic và dò tra trình tự bộ gen ở mẫu vật lấy từ người bệnh.  

Virut corona đã biết gây ra cảm mạo cùng với các triệu chứng khá nghiêm trọng giống như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS). SARS – CoV-2 là phân dạng của virut corona mà từ trước đây chưa bao giờ phát hiện ở trong cơ thể người.  

  • Ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 gây ra cho thế giới loài người 

Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều đại dịch gây hậu quả nặng nề như: dịch tả, đậu mùa, sởi, lao… Ngày 11 – 3 – 2020, chỉ sau khoảng 3 tháng xuất hiện, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công bố Covid – 19 là đại dịch toàn cầu. Đến nay, sau hơn hai năm kể từ ngày tuyên bố, thế giới vẫn chao đảo với diễn biến phức tạp, những tác động nghiêm trọng mà đại dịch đưa đến cùng nhiều ẩn số chưa có lời giải. Đại dịch chưa thể kiểm soát được dự báo sẽ đặt ra nhiều thách thức hơn với con người trong “năm Covid – 19 thứ ba”. Trong hơn 2 năm qua, chủng virut gốc gây bệnh dịch Covid – 19đã biến đổi thành 5 “biến thể đáng lo ngại”, căn cứ mức độ nghiêm trọng của bệnh, hiệu quả của các biện pháp ứng phó y tế và khả năng lây lan từ người sang người. Trong đó, các biến thể Alpha, Beta và Gamma đã được WHO hạ xuống thành “các biến thể cần theo dõi” vào tháng 9/2021, trong khi các biến thể Delta và Omicron hiện vẫn bị xem là “các biến thể đáng lo ngại”. Có thể nói, từ khi xuất hiện đến nay, đại dịch là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho thế giới loài người. Nó gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống như: Sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, kinh tế, giáo dục, văn hóa – xã hội. Thời điểm virut gây Covid -19 được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc cuối năm 2019, không ai có thể ước lượng được tổn thất nghiêm trọng mà nó gây ra cho thế giới. Trước khi Tổ chức WHO công bố đại dịch toàn cầu, thì Covid – 19 đã kịp gây hoang mang và xáo trộn. Đóng cửa biên giới, phong tỏa, giãn cách xã hội được lựa chọn đầu tiên. Chỉ vài tuần sau khi đại dịch bùng phát, một phần ba quy mô nền kinh tế toàn cầu bị “đóng cửa”, khởi nguồn cho vòng suy thoái mới, tồi tệ chẳng kém đại khủng hoảng những năm 30 thế kỷ trước. Đại dịch tác động sâu sắc tới cục diện chính trị, an ninh quốc tế, gây chia rẽ và làm bộc lộ yếu kém của hệ thống quản trị toàn cầu, thách thức các cơ chế đa phương. Đại dịch cho thấy bất kể quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, đều mong manh trước Covid -19, không quốc gia đơn lẻ nào có thể một mình vượt qua đại dich. Nó đã tạo cho lịch sử nhân loại một cuộc khủng hoảng đa chiều, kinh tế xuống dốc và nghèo đói gia tăng, nó tạo ra một thách thức an ninh phi truyền thống chưa từng có, làm đảo lộn mọi mặt đời sống quốc tế, làm thay đổi cách thức vận hành xã hội và phương thức điều hành của các chính phủ. 

  • Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 

 Theo Dương Thiệu Tống, Nguyễn Phụng Hoàng, Stodola Q., Stordahl K. và một số tác giả khác: TN được gọi là khách quan (objective) vì hệ thống cho điểm là khách quan chứ không chủ quan (subjective) như bài TNTL. Có thể coi kết quả chấm điểm là như nhau không phụ thuộc vào người chấm bài trắc nghiệm đó. TNKQ có bốn hình thức chủ yếu:  

  • Loại trắc nghệm đúng – sai (True – false items) 
  • Loại trắc nghiệm ghép đôi (Matching items). 
  • Loại trắc nghiệm điền khuyết (Completion items) 
  • Loại trắc nghiêm nhiều lựa chọn (Multiple choice question – MCQ) Mỗi hình thức TNKQ trên đều có ưu, khuyết điểm của nó. 

* Chức năng của TNKQ 

 + Với người dạy, sử dụng TNKQ nhằm cung cấp thông tin ngược để điều chỉnh phương pháp nội dung cho phù hợp, nắm bắt được trình độ người học và quyết định nên bắt đầu từ đâu, tìm ra khó khăn để giúp đỡ người học, tổng kết để thấy đạt mục tiêu hay chưa, có nên cải tiến phương pháp dạy hay không và cải tiến theo hướng nào.  + Với người học, sử dụng TNKQ có thể tăng cường tinh thần trách nhiệm trong học tập, học tập trở nên  nghiêm túc. Sử dụng TNKQ giúp người học tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng, phát hiện năng lực tiềm ẩn của mình (bằng hệ thống TNKQ trên máy tính, nhiều chương trình tự kiểm tra và động viên khuyến khích người sử dụng tự phát hiện khả năng của họ về một lĩnh vực nào đó). Sử dụng TNKQ giúp cho quá trình tự học có hiệu quả hơn. Mặc khác, sử dụng TNKQ giúp người học phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tế.  

  • Cơ sở thực tiễn 
  • Thực trạng dạy học chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm (Sinh học 10) 

Qua tìm hiểu các giáo án trên các trang mạng Internet và kết hợp trao đổi với giáo viên một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi thấy rằng, với định hướng dạy học tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông 2018 như hiện nay, hầu hết các trường đều tích hợp các bài trong chương 3 phần Sinh học vi sinh vật,  thành chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm”. Như vậy, lựa chọn dạy học theo chủ đề nội dung “Virut và bệnh truyền nhiễm” của chúng tôi là hợp lí. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy việc lồng ghép bộ câu hỏi TNKQ về virut SARS – CoV-2, dịch bệnh Covid -19 trong khi soạn và dạy chủ đề này của các đồng nghiệp.(Phụ lục 1) 

Từ thực tế đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài này với mong muốn được chia sẻ với đồng nghiệp biện pháp nâng cao hiểu biết của học sinh về virut SARS-CoV-2 và dịch bệnh Covid – 19 để chủ động phòng tránh dịch bệnh.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

sử dụng nền tảng công nghệ tổ chức dạy học kết hợp phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 môn sinh học qua chủ đề trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào”
10
Sinh Học
4.5/5

12
Sinh Học
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)