SKKN Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” dạy học chủ đề Trao đổi chất qua màng tế bào – Sinh học 10, Chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
- Mã tài liệu: MP0810 Copy
Môn: | Sinh Học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 433 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Lợi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Lợi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” dạy học chủ đề Trao đổi chất qua màng tế bào – Sinh học 10, Chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Đối tượng nghiên cứu
– Mô hình LHĐN trong dạy học sinh học.
– Một số phần mềm hỗ trợ dạy học, các kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực có thể kết hợp trong dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược
– Nội dung chủ đề Trao đổi chất qua màng tế bào. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập có sử dụng mô hình lớp học đảo ngược khi dạy học chủ đề Trao đổi chất qua màng tế bào
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO dự báo:
“Công nghệ thông tin (CNTT) sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và toàn diện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao vào đầu thế kỉ XXI. Sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống…”
Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập toàn diện, ngành giáo dục đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Nhận thức được tầm quan trọng sống còn của đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó chỉ rõ: “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Tầm quan trọng, sự hiệu quả và ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được khẳng định bằng thực tiễn ở nước ta và trở thành xu thế tất yếu của giáo dục.
Theo định hướng phát triển giáo dục, học sinh phải là trung tâm trong quá trình dạy và học, qua đó phát triển các năng lực của bản thân. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, HS rất dễ tiếp cận các nguồn kiến thức mới (Internet, sách báo, truyền thông,…), không chỉ gói gọn trong sách giáo khoa.
Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là cần có một phương pháp dạy học mới đáp ứng được các yêu cầu trên, phát huy được năng lực của HS, việc dạy học không chỉ gói gọn trong phạm vi lớp học.
Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) là một phương thức thiết kế dạy học theo mô hình kết hợp (Strayer, 2012) đã và đang phát triển tại nhiều quốc gia. Dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược (LHĐN) là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Thay vì giảng bài như thường lệ thì giáo viên lại là người hướng dẫn, người học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo viên, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học. Mô hình này giúp học sinh phát huy và rèn luyện ý thức tự học, tính chủ động làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức.
Ở bậc THPT, năm học 2022- 2023 là năm đầu tiên tổ chức dạy học bám sát chương trình GDPT 2018, vì vậy phải tổ chức hoạt động dạy học đa dạng, mặt khác sau thời kỳ Đại dịch Covid 19 việc chuyển từ dạy học trực tuyến sang dạy học trực tiếp, kết hợp giữa học tại nhà và học tập ở trường đang dần có nhiều thuận lợi. Thay đổi, cải tiến chương trình, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ để hoạt động học tập trở nên sinh động, hấp dẫn hơn từ đó mang lại hiệu quả cao hơn là vấn đề cấp thiết trước mắt và lâu dài trong tương lai.
Với những lý do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài : Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” dạy học chủ đề Trao đổi chất qua màng tế bào – Sinh học 10, Chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh”.
- Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất việc ứng dụng mô hình LHĐN dạy học chủ để Trao đổi chất qua màng tế bào – Sinh học 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mô hình LHĐN trong dạy học sinh học.
- Một số phần mềm hỗ trợ dạy học, các kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực có thể kết hợp trong dạy học theo mô hình LHĐN.
- Nội dung chủ đề Trao đổi chất qua màng tế bào. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập có sử dụng mô hình LHĐN khi dạy học chủ đề Trao đổi chất qua màng tế bào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Sử dụng mô hình LHĐN dạy học chủ để Trao đổi chất qua màng tế bào – Sinh học 10. Thời gian nghiên cứu trong năm học 2022-2023.
- Giả thuyết khoa học
Nếu ứng dụng thành công mô hình LHĐN và phối hợp sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, các kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực thì sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả học tập của HS. HS hứng thú, yêu thích bộ môn, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của người học phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về mô hình dạy học LHĐN – Đề xuất các biện pháp, cách thức sử dụng ứng dụng LHĐN trong dạy học. Đề xuất phối hợp các phần mềm dạy học, các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực khi sử dụng mô hình LHĐN.
- Thiết kế và tổ chức dạy học sử dụng mô hình LHĐN thông qua chủ để: Trao đổi chất qua màng tế bào – Sinh học 10 theo hướng bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận dạy học Sinh học, mô hình LHĐN qua các tài liệu để phân tích, tổng hợp xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học và kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Những điểm mới và đóng góp của đề tài
Hệ thống được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về sử dụng mô hình LHĐN trong dạy học Sinh học. Đề xuất được tiến trình dạy học theo mô hình LHĐN có phối hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực và ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS. Xây dựng học liệu về sử dụng mô hình LHĐN trong dạy học sinh học 10 và những cấp học tiếp theo.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận.
- Mô hình Lớp học đảo ngược.
- Khái niệm Lớp học đảo ngược.
“ Đảo ngược lớp học là chuyển đổi những hoạt động bên trong lớp học ra ngoài lớp học và ngược lại”
Lớp học đảo ngược là mô hình học tập trong đó người học xem bài giảng và nghiên cứu tài liệu do người dạy cung cấp để hiểu nội dung bài học trước khi đến lớp. Thời gian học tập tại lớp sẽ được sử dụng cho các hoạt động thảo luận, giải quyết vấn đề, thực hành và nâng cao kiến thức về nội dung bài học.
Theo cách hiểu đơn giản, lớp học đảo ngược là đảo ngược quá trình học truyền thống, tức là HS sẽ nghe giảng tại nhà và làm bài tập, thực hành, ứng dụng phát triển kiến thức được thực hiện tại lớp.
- Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược.
Trong lớp học truyền thống, HS đến trường nghe giảng bài sau đó về nhà học bài, làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ rất khó khăn nếu như HS không hiểu bài. Như vậy nhiệm vụ truyền đạt kiến thức phụ thuộc vào GV. Đa phần HS chỉ thực hiện được các nhiệm vụ ở bậc thấp (biết, hiểu) và GV có thể kiểm soát nội dung này tại lớp. Tuy nhiên, các nhiệm vụ bậc cao hơn là các bài tập vận dụng ở mức độ cao (ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá) thì HS thực hiện ở nhà và GV không thể theo dõi đánh giá quá trình thực hiện.
Với mô hình LHĐN, HS xem các bài giảng qua mạng, giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác, củng cố thêm các nội dung đã tìm hiểu. HS sẽ chủ động trong việc nghiên cứu lý thuyết, có thể học thông qua video bất cứ lúc nào, có thể tạm ngưng bài giảng, ghi chú nội dung thắc mắc và xem lại nếu cần, điều này không thể thực hiện được trong mô hình dạy học truyền thống. Mô hình LHĐN với sự hỗ trợ của CNTT sẽ giúp HS hiểu kỹ hơn về lý thuyết, từ đó sẵn sàng tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm, các bài tập nâng cao tại lớp. Đặc biệt, có sự đảo ngược khi thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình học. Các nhiệm vụ bậc thấp được HS thực hiện tại nhà còn nhiệm vụ bậc cao thực hiện tại lớp với sự hợp tác của các HS khác trong lớp và sự hỗ trợ, theo dõi của GV. Thời gian ở lớp được sử dụng hiệu quả hơn, HS trở thành trung tâm của sự học, mặt khác, cách học này đòi hỏi HS phải thực hiện nhiệm vụ một cách có hệ thống, dùng nhiều đến hoạt động trí não qua đó phát triển năng lực của bản thân.
Bảng 1. Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược
Lớp học truyền thống | Lớp học đảo ngược |
Giáo viên chuẩn bị giáo án lên lớp. | Giáo viên thiết kế bài giảng, video, share tài liệu ở nhà đưa lên mạng. |
Học sinh nghe giảng và ghi chép bài trên lớp. | Học sinh xem bài giảng, video, tài liệu ở nhà trước khi đến trường |
Học sinh được giao bài tập về nhà để luyện tập. | Học sinh lên lớp để thực hành, thảo luận với giáo viên và bạn trong lớp |
Giáo viên là trung tâm, học sinh nghe giảng thụ động | Học sinh là trung tâm. Học sinh tự tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm kiến thức. giáo viên chỉ là người định hướng và hướng dẫn. |
Không phù hợp với thang tư duy Bloom vì người thầy có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, và theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “Biết” và “Hiểu”). Còn nhiệm vụ của học sinh là làm bài tập vận dụng và nhiệm vụ này thuộc bậc cao của thang tư duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá”). | Phù hợp với thang tư duy Bloom là do đã có sử đảo ngược. Nhiệm vụ của học sinh là tìm hiểu các kiến thức ở những bậc thấp “Biết” và “Hiểu”, còn giáo viên thì giúp đỡ học sinh trong quá trình khám phá và mở rộng thông tin, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy ở những bậc cao hơn bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá”. |
Khả năng tư duy và hoạt động trí não ít
hơn. |
Đòi hỏi sự phân tích, tư duy và phải dùng nhiều đến hoạt động trí não. |
Ứng dụng công nhệ thông tin, công nghệ dạy học vào dạy học còn hạn chế | Ứng dụng công nhệ thông tin, công nghệ dạy học vào dạy học nhiều hơn, hiện đại hơn. |
Học sinh không có nhiều thời gian để trao đổi với giáo viên nếu không hiểu kĩ bài giảng | Học sinh chưa hiểu kĩ bài giảng có nhiều thời gian hơn để trao đổi với giáo viên. |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]