SKKN Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua chủ đề Thành phần hoá học của tế bào Sinh học lớp 10
- Mã tài liệu: MP0826 Copy
Môn: | Sinh Học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2018 |
Lượt xem: | 459 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 91 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Sỹ Sách |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 91 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Sỹ Sách |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua chủ đề Thành phần hoá học của tế bào Sinh học lớp 10″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.2.1. Dạy học dựa trên dự án
1.2.2. Phương pháp dạy học nhóm
1.2.3. Dạy học thực hành
1.2.4. Phương pháp dạy học STEM
1.2.5. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học
1.2.6. Phương pháp thuyết trình
1.2.7. Phương pháp vấn đáp
1.2.8. Phương pháp trò chơi
1.2.10. Kỹ thuật “tia chớp”
1.2.11. Kỹ thuật mảnh ghép
1.2.12. Kỹ thuật phòng tranh
1.2.13. Kỹ thuật khăn trải bàn
1.2.14. Kỹ thuật sơ đồ tư duy
1.2.15. Kỹ thuật dạy học theo trạm
1.2.16. Kỹ thuật động não
1.2.17. Kỹ thuật giao nhiệm vụ
1.2.18. Ứng dụng công nghệ thông tin
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rất then chốt nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục. Hướng tới đổi mới trong giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất năng lực là một định hướng mới nhằm phát triển toàn diện người học sinh.
Chúng ta đã quen nhiều với phương pháp dạy học truyền thống áp dụng theo một chiều đã phần nào làm cho các em học sinh học tập một cách thụ động, ảnh hưởng không nhỏ đến thành quả của giáo dục. Giờ đây trước sự thay đổi về mọi mặt của cuộc sống thì các nhà giáo cũng cần có sự đổi mới trong dạy học; đặc biệt là phương pháp, kỹ thuật dạy học. Đưa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp vào giảng dạy để các em học sinh được phát triển các năng lực, phẩm chất một cách toàn diện.
Thông qua việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp, linh hoạt, phong phú đã khơi dậy hứng thú học tập hơn ở các em học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời nâng cao chất lượng học tập ở các em học sinh, giúp các em yêu thích học tập, đưa bộ môn Sinh học xích lại gần hơn với thực tiễn và môn học có ý nghĩa hơn. Đây cũng là đóng góp của đề tài.
Trong chương trình 2018 lớp 10, chủ đề “Thành phần hoá học của tế bào” thời lượng 8 tiết, rất hay, khó dạy, khó học. Bao gồm cả phần lý thuyết, thực hành, bài tập ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp, ứng dụng thực tiễn bảo vệ sức khoẻ, môi trường sống,… Chủ đề lại ở phần đầu của chương trình Sinh học trung học phổ thông. Có thể vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực linh hoạt để hình thành ở các em học sinh những phương pháp học tập tích cực ngay từ ban đầu. Nên tôi đã thử nghiệm thấy có hiệu quả và mong muốn được chia sẻ.
Trước thực trạng và lí do trên, bản thân chọn đề tài: “Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua chủ đề Thành phần hoá học của tế bào Sinh học lớp 10” (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018).
2. Mục tiêu
Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của các em học sinh, khơi dậy được hứng thú, niềm đam mê trong học tập và thông qua đó phát triển phẩm chất năng lực ở người học.
Giúp các em có những phương pháp học tập để lĩnh hội các kiến thức, hình thành các kỹ năng. Từ đó góp phần phát triển phẩm chất năng lực ở học sinh. Giúp hình thành ở các em thói quen quan sát thế giới xung quanh bản thân mình; nhận ra những thay đổi để có các hoạt động trong đời sống thực tiễn. Từ đó có hành động thiết thực bảo vệ môi trường, sức khỏe bản thân và cộng đồng.
3. Nội dung
Nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động, tình huống nhằm vận dụng có hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp.
Trên cơ sở đó khơi dậy hứng thú học tập của các em học sinh, nâng cao năng lực tự chủ, tự học, năng lực hợp tác, tư duy, tự tin trong học tập và cuộc sống. Phát huy tính tích cực chủ động trong học tập và góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Từ đó giúp các em yêu thích bộ môn Sinh học hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp, kỹ thuật dạy học và học sinh lớp 10.
5. Phạm vi nghiên cứu
Sinh học 10, chủ đề: Thành phần hóa học của tế bào.
6. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5/2022 đến tháng 4/2023.
Kế hoạch thực hiện đề tài
TT | Thời gian | Hoạt động | Sản phẩm |
1 | 5/2022 đến 11/2022 | Nghiên cứu cơ sở lý luận và điều tra thực trạng.
Đặt tên cho đề tài |
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Tên đề tài |
2 | 6/2022 đến 12/2022 | Xây dựng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Thực nghiệm.
Viết đề cương. |
Các kỹ thuật dạy học tích cực vận dụng vào trong dạy học chủ đề
Đề cương. |
3 | 9/2022 đến 3/2023 | Tiến hành thực nghiệm. | Nội dung thu hoạch được. |
4 | 12/2022 đến 4/2023 | Viết đề tài, lắng nghe tư vấn của đồng nghiệp, chuyên viên.
Hoàn thành đề tài. |
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm. |
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu; điều tra, khảo sát. Qua các tiết thực nghiệm.
Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
8. Tính mới, tính khoa học của đề tài
Đề tài vận dụng linh hoạt một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào chủ đề dạy học ở môn Sinh học. Đây là năm học đầu tiên lớp 10 của chương trình
- Đề tài dựa trên cơ sở khoa học đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đảm bảo tính mới, tính khoa học.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
Dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho người học, phát huy tính tích cực chủ động, khơi dậy hứng thú trong học tập trong học sinh là một định hướng hoàn toàn phù hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Sử dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học như phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp tự học, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật dạy học theo trạm, kỹ thuật động não, kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật công đoạn,… sẽ làm tăng hiệu quả quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học, đảm bảo yêu cầu cần đạt của mỗi nội dung để giúp học sinh lĩnh hội và phát triển phẩm chất và năng lực.
1.1. Dạy học hình thành phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh
1.1.1. Các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại
Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính cơ bản có nghĩa là nội dung dạy học, giáo dục cần bao gồm các nội dung chính, cốt yếu, chủ yếu, tập trung vào các nội dung mang tính bản chất mà không tập trung vào các nội dung không chính yếu, không phải là bản chất của sự vật, hiện tượng trong từng môn học, HĐGD. Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính thiết thực có nghĩa là nội dung dạy học, giáo dục trong từng môn học, HĐGD cần sát thực, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của thực tế. Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính hiện đại đòi hỏi nội dung dạy học, giáo dục phải mới, tiên tiến, áp dụng được những thành tựu của khoa học, kĩ thuật trong các lĩnh vực trong thời gian gần đây, nhất là việc vận dụng chúng trong thực tiễn.
- Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]