SKKN Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 8
- Mã tài liệu: BM8004 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 582 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Đức Trí |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Đức Trí |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát và
Tập đọc nhạc.
2. Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát và
Âm nhạc thường thức.
3. Áp dụng trò chơi trong phân môn Nhạc lí.
4. Áp dụng một số trò chơi khác cho tập thể và vận động.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
A- MỞ ĐẦU | |
1. Lí do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
B- NỘI DUNG | |
I. Cơ sở lí luận | |
1. Khái niệm trò chơi âm nhạc | |
2. Cách thức tổ chức trò chơi | |
II. Thực trạng vấn đề | |
1. Thực trạng chung của trường THCS DTNT Mường Lát | |
2. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng đề tài nghiên cứu | |
III. Các giải pháp thực hiện | |
1. Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát và
Tập đọc nhạc. |
|
2. Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát và
Âm nhạc thường thức. |
|
3. Áp dụng trò chơi trong phân môn Nhạc lí. | |
4. Áp dụng một số trò chơi khác cho tập thể và vận động. | |
IV. Kết quả kiểm nghiệm | |
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị | |
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO |
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Âm nhạc là sản phẩm văn minh, là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu của loài người, là ngôn ngữ âm thanh đặc biệt do con người sáng tạo ra để thể hiện những tình cảm của mình trước cuộc sống.
Âm nhạc không giúp cho ta khỏi lạnh, khỏi nóng, khỏi đói, khỏi khát, cũng không giúp chúng ta chống lại vi trùng, thú dữ. Không ai ăn, uống được âm nhạc. Vậy thì âm nhạc từ đâu mà có và có tác dụng như thế nào đến tình cảm, cá tính, thậm chí sức khỏe, trạng thái tâm sinh lý của con người?
Trước hết, âm nhạc không phải từ trên trời rơi xuống, mà xuất phát từ trong cuộc sống. Từ thời tiền sử, tai con người đã nghe tiếng sấm sét, tiếng núi lở, tiếng thác đổ, tiếng voi gầm ngựa hí… Nói chung là những tiếng gây khiếp sợ. Nhưng họ cũng nghe tiếng chim hót, tiếng lá cây rì rào, tiếng suối reo… rất êm tai.
Như một bản năng, khi nhiều người khiêng một vật nặng họ cùng cất lên tiếng hô một lúc để kết hợp sức đúng lúc. Bài hát Kéo thuyền trên sông Volga được hình thành khi người lao động hợp sức kéo thuyền ngược sông. Những bài hát ru con được hình thành khi người mẹ bắt chước tiếng lá xào xạc, tiếng suối reo, cất tiếng thủ thỉ bên tai bé, mong bé ngủ ngon. Nói tóm lại, âm nhạc xuất phát từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống. Âm nhạc còn phổ cập hơn tiếng nói. Hai người nói hai thứ tiếng khác nhau, nhưng có thể cầm tay nhau hát chung bài Quốc tế ca theo ngôn ngữ của nước mình (Theo báo Giáo dục và thời đại – Số 81. Ra ngày ……….).
Âm nhạc xuất hiện từ hồi khai thiên lập địa, từ thời nguyên thủy và vẫn tồn tại, được truyền lại cho đến những ngày nay. Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy âm nhạc có tác dụng như thế nào lên mỗi người và vì sao âm nhạc lại quan trọng đến thế trong việc thể hiện những tâm tư tình cảm của con người?
Ngày nay với sự phát triển của xã hội, nhu cầu được nói lên tiếng nói, bộc lộ cá tính riêng của bản thân chưa khi nào lại trở nên phổ biến như bây giờ. Và âm nhạc cũng là một lĩnh vực để các cá nhân thể hiện cái tôi rõ ràng nhất. Ngoài ra âm nhạc còn có các tác dụng thúc đẩy khả năng sáng tạo, có tính hấp dẫn, tính tập hợp, tính cổ vũ động viên, tính liên tưởng, tăng khả năng hòa nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng … của mỗi con người.
Chính vì những tác dụng to lớn mà âm nhạc mang lại, nên chưa bao giờ bộ môn âm nhạc lại được quan tâm đến thế trong các trường học phổ thông ngày nay. Tuy nhiên vì nhiều lí do, cả khách quan và chủ quan mà các em học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc đối với việc học tập cũng như những tác động mà âm nhạc mang lại. Các em có thể thích xem ca nhạc, thần tượng các ca sĩ nhưng đối với môn âm nhạc trong trường học lại không mấy hứng thú và quan tâm. Phải chăng vì các giờ học âm nhạc còn mang tính hình thức, chủ yếu dạy lý thuyết mà không tạo ra môi trường học tập sôi nổi để các em tiếp cận một cách dễ dàng cũng như hào hứng hơn đối với bộ môn âm nhạc?
Hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng các trò chơi vào môn Âm nhạc mà chỉ có một số ý kiến của các nhà chuyên môn về việc nên đưa các trò chơi vào giờ dạy âm nhạc. Từ đó, đa số giáo viên tự tìm hiểu các trò chơi và tự áp dụng vào tiết học nên chưa có sự thống nhất chung về cách thức tổ chức các trò chơi. Bên cạnh đó một số giáo viên sử dụng trò chơi chưa phù hợp hoặc thời gian trò chơi kéo dài, cần phải tổ chức cầu kì; Học sinh thay vì sau khi được chơi trò chơi sẽ thêm hứng thú và khắc sâu kiến thức lại sa đà vào việc chơi để lấy thành tích, chơi chỉ để giải trí đơn thuần nên trò chơi âm nhạc lúc này chưa thật sự mang lại hiệu quả cho giờ học.
Vì lí do này nên tôi đã tìm hiểu dựa trên một số ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu âm nhạc và mạnh dạn áp dụng một số trò chơi âm nhạc vào một số phân môn, từ đó giúp các em học sinh thêm yêu thích và có nhiều hứng thú hơn trong các giờ học âm nhạc qua đề tài:
“Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 8 ở Trường THCS Dân tộc nội trú Mường Lát”.
- Mục đích nghiên cứu
Đối với việc học tập ở trường phổ thông đặc biệt là ở lứa tuổi Trung học cơ sở (THCS), âm nhạc vừa có tác dụng kích thích sự ham muốn tìm tòi học hỏi của học sinh, nuôi dưỡng và củng cố niềm ham thích và sự tham gia của học sinh vào những hoạt động âm nhạc. Việc này giúp cho các em đạt được kết quả học tập tốt và có những lối cư xử đúng mực, thái độ tích cực và phẩm chất tốt hơn trong cuộc sống.
Qua thực tế, tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh khối 8 chưa có nhiều hứng thú đối với môn Âm nhạc, vì thế tiết học chưa sôi nổi và đạt hiệu quả. Khi đưa ra các trò chơi áp dụng vào các phân môn trong giờ học âm nhạc, mục đích của tôi là thông qua các trò chơi này, học sinh thêm yêu thích và thấy môn Âm nhạc không còn là môn học lí thuyết đơn thuần và nhàm chán.
- Đối tượng nghiên cứu
Bản thân tôi là giáo viên môn Âm nhạc tại huyện Mường Lát – Thanh Hóa đã nhiều năm và khi đi vào thực tế giảng dạy thì tôi nhận ra rằng, với các em học sinh trường THCS Dân tộc nội trú Mường Lát, môn học Âm nhạc vẫn còn chưa được các em quan tâm đúng mức, nhận thức về tầm quan trọng của âm nhạc còn hạn chế. Vì thế các tiết học diễn ra chưa thật sự hiệu quả trong việc giúp nâng cao thẩm mĩ, đồng thời chưa phát huy hết được các tác dụng mà âm nhạc mang lại. Từ thực tế đó, trong quá trình lên lớp, tôi đã nghiên cứu, áp dụng một số trò chơi nhằm kích thích và gây hứng thú cho các em, qua đó nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học môn Âm nhạc.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 139
- 1
- [product_views]
- 2
- 124
- 2
- [product_views]
- 3
- 147
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 12
- 680
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 773
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 3
- 408
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 918
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 977
- 10
- [product_views]