SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12
- Mã tài liệu: MP0199 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 709 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 65 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 65 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung bài học để dạy học dự án
2. Quy trình tổ chức thực hiện các dự án môn Ngữ văn lớp 12
3. Những nội dung có thể tiến hành DHDA trong dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12
4. Thiết kế và vận dụng một số dự án trong dạy học văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
1.1.1. Vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông trong dạy học Ngữ Văn
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải đổi mới phương pháp để phát huy được khả năng sáng tạo của người học. Phương pháp giáo dục của Chương trình Ngữ Văn 2018 là dạy học tích hợp và phân hóa, đa dạng các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.
Phương pháp dạy học chuyển từ cách dạy nhồi nhét nội dung sang cách dạy hình thành và phát triển năng lực. Dạy cách đọc, cách viết, cách nghe, nói, khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của người học, khuyến khích tranh luận, đặt câu hỏi, tận dụng kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh, hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ.
Trong xu thế đổi mới ngành giáo dục ở Việt Nam, để phù hợp với sự thay đổi của xã hội, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, Chương trình GDPT môn Ngữ Văn phải xây dựng theo hướng mở. Với việc xây dựng chương trình mở, kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh…càng đặt ra thách thức cho HS trong vai trò chủ động tiếp cận lĩnh hội và giải quyết kiến thức trong toàn bộ quá trình học tập. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trở thành một yêu cầu vừa hiển nhiên vừa bức thiết.
Môn Ngữ Văn, với đặc thù riêng thông qua các tác phẩm văn học-những đứa con tinh thần của người nghệ sĩ giúp HS phát triển những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. Đồng thời hình thành các nhóm năng lực chung tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp và hợp tác. Hình thành và phát triển năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Và một trong những nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào các hoạt động học tập, tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS, hình thành và phát triển kĩ năng thực hành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống. Từ đó, HS biết ứng xử, vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình cũng như điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình.
1.1.2. Dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn 12 đang gặp nhiều khó khăn đối với GV- HS
Hiện nay, tình hình chung thì phần lớn HS vẫn chưa nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của Văn học trong cuộc sống dù sự đổi mới trong giáo dục nói chung và trong dạy học môn Ngữ Văn nói riêng đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Đối với các em, Văn học là môn học khó, phải học thuộc, ít trường để lựa chọn nghề nghiệp ưa thích, chủ yếu các em lựa chọn khối A, hoặc ban khoa học tự nhiên. Là một giáo viên dạy Ngữ văn, tôi muốn mỗi giờ văn có một giá trị riêng, vừa tìm tòi những phương pháp mới tạo hứng thú cho học sinh vừa thông qua những bài dạy của mình gợi nhắc một số kĩ năng cần thiết, khơi gợi ở các em những tình cảm, ý thức tốt đẹp…để HS ngày càng yêu thích môn học, khối học.
Đối với văn xuôi thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn lớp 12 gồm hai văn bản: “Vợ nhặt” (Kim Lân); “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài). Việc đọc hiểu văn bản “Vợ nhặt” (Kim Lân) trong chương trình Ngữ Văn 12, đây là một văn bản quan trọng không chỉ phơi bày tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra mà còn thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Qua đó để hình thành những phẩm chất cao đẹp: niềm nhân ái, lòng lạc quan, tin tưởng vào sức sống mãnh liệt của con người, trân trọng những khát vọng đổi đời, khát vọng hạnh phúc của con người… Ở tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”(Tô Hoài), tác phẩm đã phản ánh chân thực cuộc sống tăm tối, tủi nhục, bị áp bức cùng cực của những người dân nghèo miền núi xưa, đồng thời khẳng định và tin tưởng phẩm chất đẹp đẽ của họ, sức sống mãnh liệt và khả năng tự giải phóng để đến với cách mạng của người dân nghèo. Nhưng học sinh chưa thực sự hứng thú, chưa hiểu sâu sắc những giá trị tư tưởng mà tác phẩm mang lại. Nhiều GV đã tích cực đổi mới phương pháp, tuy nhiên một số giáo viên vẫn chưa tìm tòi, sáng tạo, chưa có sự thay đổi trong PPDH nên chưa kích thích được hứng thú, say mê học tập của HS.
1.1.3. Dạy học dự án (DHDA) là một trong những phương pháp dạy học vừa có tính tích cực vừa có tính thực tiễn cao. DHDA giúp HS nắm vững các kiến thức và rèn luyện các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính tích cực, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Phương pháp dạy học này mang lí thuyết lại gần với thực tế, gần gũi với cuộc sống của chính người học, góp phần khơi gợi hứng thú học tập và chuẩn bị những kĩ năng cần thiết cho người học bước vào cuộc sống sau này. Trong môn Ngữ văn, việc sử dụng dạy học dựa trên dự án có thể góp phần phát triển cho người học một số PC chủ yếu, NL chung, và các NL đặc thù thông qua các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Với việc thực hiện các sản phẩm học tập bằng các hoạt động cụ thể liên quan đến đọc, viết, nói và nghe, HS sẽ có cơ hội hình thành và phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học.
Từ những lí do đó tôi chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn lớp 12 nói riêng và chất lượng dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông nói chung. Đề tài đã được áp dụng thành công trong dạy học văn bản “Vợ nhặt”(Kim Lân) và “Vợ chồng A Phủ”(Tô Hoài) những năm gần đây và được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá và đề xuất dự xét sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định những giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ Văn lớp 12 hướng đến sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Vừa sử dụng phương pháp dạy học dự án, đưa ra một số dự án cụ thể gắn những vấn đề của tác phẩm văn học gần với thực tế đời sống. Để học sinh không chỉ cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm văn học mà còn hiểu lịch sử, xã hội, con người trong một giai đoạn lịch sử nhiều thắng lợi vẻ vang nhưng cũng đầy gian khổ của dân tộc thời kì kháng chiến chống Pháp khi học các văn bản “Vợ nhặt” (Kim Lân); “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài). Từ đó góp phần đào tạo các thế hệ học sinh không chỉ có kiến thức hàn lâm sách vở mà còn có tư tưởng đạo đức đúng đắn, có tâm hồn trong sáng, trung thực, thật thà, giàu lòng nhân ái, biết trân trọng những giá trị của cuộc sống hôm nay, có trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, đất nước…
- Giúp GV và HS THPT nói chung, ở trường THPT Hoàng Mai 2 nói riêng nâng cao được chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12A1, 12A4, 12A8 trường THPT Hoàng Mai 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Để hoàn thành đề tài SKKN này, tôi đã sử dụng: Phương pháp nghiên cứu; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp khảo sát và đánh giá tình hình thực tế
1.5. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan và làm rõ cơ sở lí luận của dạy học Ngữ văn. Đề tài đưa ra một số dự án dạy học cụ thể nhằm khám phá, khắc sâu kiến thức văn học đồng thời đưa văn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, phát huy năng lực, phẩm chất HS.
- Đề xuất các giải pháp dạy học tích cực hướng tới yêu cầu ĐỌC – VIẾT – NÓI- NGHE trong đó sử dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án làm trọng tâm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức thực tế để giải quyết các vấn đề của bài học. Giúp các em phát huy năng lực thu thập thông tin, phân tích thông tin, thuyết trình và tăng cường làm việc nhóm. Qua đó giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe đồng thời phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị hành trang tốt nhất khi rời ghế nhà trường.
- Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn lớp 12 góp phần hoàn thiện và đóng góp vào thực tiễn dạy học tác phẩm văn xuôi ở lớp 12 nói riêng và đáp ứng yêu cầu chương trình Ngữ Văn THPT nói chung. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật phát triển, là yếu tố rất thuận lợi để thực hiện phương pháp dạy học này. Đề tài giúp bổ sung vào ngân hàng dự án học tập dùng trong dạy học Ngữ Văn lớp 12 ở trường THPT theo nội dung chương trình để phát triển năng lực và những phẩm chất, kĩ năng cần thiết cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học.
1.6. Cấu trúc của đề tài
Gồm 3 phần
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở của đề tài
Chương 2. Các giải pháp
Chương 3. Thực nghiệm đề tài
- Phần kết luận và kiến nghị
1.7. Kế hoạch nghiên cứu
STT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Tháng 5/2021 | Hình thành ý tưởng và chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu | Bản đề cương chi tiết |
2 | Tháng 6,7,8,9,10 |
|
|
3 | Tháng 11,12/ 2021 và Tháng
1,2 /2022 |
|
|
4 | Tháng 2,3,4 | Viết và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm | Sáng kiến kinh nghiệm chính thức chấm cấp trường |
5 | Tháng 4 | Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến kinh nghiệm sau khi chấm cấp trường | Hoàn thành sáng kiến nộp Sở GD&ĐT |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]