SKKN Sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm bài Các phân tử sinh học trong tế bào ( tiết 2) – Sinh học 10 nhằm phát triển các năng lực cho học sinh
- Mã tài liệu: MP1308 Copy
Môn: | SINH HỌC |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 598 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm bài Các phân tử sinh học trong tế bào ( tiết 2) – Sinh học 10 nhằm phát triển các năng lực cho học sinh“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Nhóm 1
– Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột nghệ tại hộ gia đình ở xã Văn Phương
– Tìm hiểu về đặc điểm chung và vai trò của phân tử carbohydrate
– Sưu tầm các thực phẩm có chứa carbohydrate từ địa phương.
– Trải nghiệm sản xuất được tinh bột nghệ.
– Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm
– Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.
Nhóm 2:
– Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại hộ gia đình ở xã Văn Phong
– Sưu tầm các thực phẩm tương ứng với mỗi loại carbohydrate.
– Trải nghiệm sản xuất được tinh bột sắn
– Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm
– Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.
Mô tả sản phẩm
2.2. Giải pháp mới cải tiến
* Mô tả bản chất giải pháp mới.
– Phẩm chất và năng lực là hai yếu tố quan trọng và cần được đào tạo trong chương trình giáo dục phổ thông và là kết quả mà học sinh cần phải rèn luyện được trong quá trình học tập, rèn luyện . Vai trò của đào tạo phẩm chất năng lực cốt lõi cho học sinh ngày càng có tầm quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tiếp cận năng lực chủ trương giúp học sinh không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra.
– Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thông, dạy học trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh. Sinh học là môn học nghiên cứu về đặc trưng cơ bản của sự sống ở cấp tế bào, thế giới vi sinh vật và tác động của vi sinh vật đối với đời sống con người…. Đặc điểm của môn học đòi hỏi học sinh cần được trải nghiệm để khám phá kiến thức, qua đó hình thành và phát triển năng lực sinh học và khă năng vận dụng kiến thức vào thực tế, dạy học trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh gắn kết kiến thức, kinh nghiệm đã có vào các hoạt động học tập qua khám phá, phản ánh, thực hành, luyện tập, làm thực…, để kiến tạo nên kiến thức, kĩ năng và giá trị mới.
– Để giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực theo yêu cầu, giáo dục phổ thông đã từng bước thực hiện sự thay đổi về nhiều mặt, trong đó có đổi mới về cách thức tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, giúp người học gắn kết kiến thức trong nhà trường với thực tế cuộc sống.
– Việc học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, đây được coi là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển phẩm chất, năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi được học tập dưới hình thức này đều tỏ ra thích thú hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học.
Thông qua những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.
Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm các em rất tích cực tham gia. Nhiều em tỏ ra có năng lực thật sự khi thể hiện các hoạt động.
* Những năng lực chung sẽ được giáo viên giúp các em học sinh phát triển là:
– Tự chủ và tự học
– Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
– Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
* Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển là:Ngôn ngữ, tính toán, tin học, thể chất, thẩm mỹ, Công nghệ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội
Các năng lực và phẩm chất cần phát triển cho học sinh
Để dạy bài các phân tử sinh học trong tế bào (tiết 2) giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh trước 1 tuần khi diễn ra tiết học trên lớp. Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau. Sau đó học sinh trưng bày sản phẩm tại phòng tranh.
* Nhiệm vụ thực hiện ngoài lớp học
– Lớp học sẽ được chia thành các nhóm đi khảo sát thực tế tại địa phương, các nhóm thực hiện kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm các thực phẩm, trải nghiệm việc sản xuất ra các sản phẩm có giá trị từ nguồn nguyên liệu của địa phương. Nhiệm vụ cụ thể của các nhóm như sau:
Nhóm 1
– Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột nghệ tại hộ gia đình ở xã Văn Phương
– Tìm hiểu về đặc điểm chung và vai trò của phân tử carbohydrate
– Sưu tầm các thực phẩm có chứa carbohydrate từ địa phương.
– Trải nghiệm sản xuất được tinh bột nghệ.
– Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm
– Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.
Nhóm 2:
– Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại hộ gia đình ở xã Văn Phong
– Sưu tầm các thực phẩm tương ứng với mỗi loại carbohydrate.
– Trải nghiệm sản xuất được tinh bột sắn
– Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm
– Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.
Nhóm 3
– Tìm hiểu quy trình sản xuất son dưỡng môi.
– Tìm hiểu về đặc điểm chung và vai trò của phân tử lipid
– Sưu tầm các thực phẩm có chứa lipid
– Trải nghiệm việc sản xuất được son dưỡng môi.
– Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm
– Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.
Nhóm 4:
– Tìm hiểu quy trình được mứt dừa tại hộ gia đình ở Thị Trấn Nho Quan.
– Phân biệt các loại lipid.
– Sưu tầm các thực phẩm tương ứng với mỗi loại lipid.
– Trải nghiệm việc sản xuất được mứt dừa.
– Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm
– Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.
Sau khi nhận nhiệm vụ, học sinh lập nhóm zalo, facebook lên kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ và bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ.
* Tiết học trên lớp: Giáo viên sử dụng kĩ thuật phòng tranh.
– Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình và trang trí tại phòng tranh của nhóm. Cụ thể sản phẩm phòng tranh của các nhóm như sau:
Nhóm 1
– Các thực phẩm có chứa carbohydrate.
– Sản phẩm tinh bột nghệ do nhóm làm.
– Bản sản phẩm trên giấy Ao về đặc điểm và vai trò của carbohydrate.
* Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm của nhóm.
* Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.
Nhóm 2
-Các thực phẩm tương ứng với mỗi loại carbohydrate.
-Sản phẩm tinh bột sắn (củ mì) do nhóm làm.
– Bản sản phẩm bằng mẫu vật thật các nguồn thực phẩm chứa đường đơn, đường đôi, đường đa.
– Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm của nhóm.
– Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.
Nhóm 3
– Các thực phẩm có chứa lipid
– Son dưỡng môi do nhóm làm.
– Bản sản phẩm mô hình về đặc điểm và phân loại lipid
– Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm của nhóm.
– Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.
Nhóm 4:
– Các thực phẩm tương ứng với mỗi loại lipid.
– Sản phẩm mứt dừa do nhóm làm.
– Bản sản phẩm bằng mẫu vật thật các nguồn thực phẩm chứa lipid.
– Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm của nhóm.
– Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.
(Kế hoạch bài dạy chi tiết của giải pháp mới ở phụ lục 4)
Khi thực hiện, chúng tôi đều cảm thấy bất ngờ về kết quả thu được. Các em đều hào hứng phấn khởi thực hiện tốt nhiêm vụ được giao. Nhiều em bộc lộ rõ năng khiếu của mình như phóng viên phỏng vấn, hay diễn viên diễn xuất rất tốt, khả năng thuyết trình, làm video, làm MC…. Ngay cả một số em học sinh chưa chăm học, nhưng khi tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì lại hào hứng, nhiệt tình.
Khi học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, tiếp cận và phát triển năng lực của các em học sinh.
– Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh sẽ có được nền tảng tri thức vững chắc, các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về đạo đức – trí tuệ – nghị lực:
– Rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết hàn lâm và kiến thức thực tiễn: Nhờ vào các bài tập trải nghiệm, học sinh có thể vận dụng kiến thức để áp dụng vào cuộc sống để giải quyết các vấn đề thực tế
– Tăng sự hứng thú, tính chủ động, và thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh.
– Học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận tri thức bằng nhiều giác quan khác nhau: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác,… Điều này đã góp phần tăng khả năng ghi nhớ cho học sinh.
– Học sinh được trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất ở địa phương và bản thân các em đóng vai trò là những người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm từ nguyên nguyên liệu tại địa phương.
– Thông qua học tập trải nghiệm, học sinh không chỉ trang bị kiến thức vững vàng mà còn rèn luyện được một số kỹ năng cần thiết như: kỹ năng tổng hợp thông tin, phân tích, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, kỹ năng xử lý tình huống,… Từ đó giúp tăng cường khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế.
Khi dạy học bằng phương pháp trải nghiệm sáng tạo, học sinh không chỉ được phát triển các góc nhìn khác nhau về sự vật hiện tượng mà còn được rèn tư duy phản biện. Những kiến thức trong sách vở cũng từ đó mà trở nên thú vị, hấp dẫn, hơn, kích thích tinh thần học tập hơn. Tiết học với các phương pháp tiếp cận khác nhau, đi từ thực hành đến đúc kết thành các kiến thức môn học sẽ giúp việc học trở nên sôi nổi, hứng thú. Nhờ đó, các em học sinh sẽ có tâm lý hào hứng, thoải mái mỗi khi đến trường.
* Tính mới tính sáng tạo.
– Học sinh được trực tiếp tham gia trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất tại địa phương -> sản xuất ra sản phẩm từ nguyên liệu tại địa phương -> Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lược tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
– Học sinh biết tự tay làm ra các sản phẩm liên quan đến phân tử cacbohidrate và lipid rất có ý nghĩa trong cuộc sống như mứt dừa, tinh dầu dừa, tinh bột nghệ, tinh bột sắn từ đó làm cho các em thêm yêu lao động và yêu cuộc sống hơn.
– Bài học giúp học sinh gắn kết kiến thức lí thuyết với thực hành
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]