SKKN Tăng cường giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái cho học sinh THPT trên địa bàn huyện tương dương góp phần quảng bá du lịch sinh thái địa phương
- Mã tài liệu: MP0790 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 910 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tăng cường giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái cho học sinh THPT trên địa bàn huyện tương dương góp phần quảng bá du lịch sinh thái địa phương “ triển khai các biện pháp như sau:
Họat động TNST trong môn sinh học rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này chúng tôi tiến hành cho học sinh hoạt động trải nghiệm thông qua hai hình thức:
Tham quan, dã ngoại tại bốn khu du lịch sinh thái nổi tiếng tại huyện Tương Dương và viết bài thu hoạch cá nhân.
Sau khi tham quan HS có những ý tưởng về quảng bá các khu du lịch sinh thái như làm video, vẽ tranh, làm poster….và đề ra một số giải pháp bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái địa phương.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 |
1. Lý do chọn đề tài | 1 |
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu | 2 |
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài | 2 |
4. Phương pháp nghiên cứu | 3 |
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU | 3 |
1. Cơ sở lý luận | 3 |
1.1. Lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo | 3 |
1.2. lý luận chung về hoạt động du lịch sinh thái | 5 |
2. Cơ sở thực tiễn | 8 |
2.1. Thực trạng về bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại địa phương | 8 |
2.2. Thực trạng học tập của học sinh về việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Tương Dương | 11 |
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái cho học sinh ở trường THPT Tương Dương 1 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo | 13 |
3. Giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với phần “Sinh thái học” môn sinh học lớp 12 | 13 |
4.Thực nghiệm | 15 |
4.1. Mục đích thực nghiệm. | 15 |
4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm | 15 |
4.3. Phương pháp tiến hành | 15 |
4.4. Nhiệm vụ thực nghiệm | 15 |
4.5. Tổ chức thực nghiệm | 16 |
4.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm | 28 |
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 42 |
1. Kết luận | 42 |
1.1. Tính mới của đề tài. | 42 |
1.2. Tính khoa học | 42 |
1.3. Tính hiệu quả | 42 |
2. Đề xuất và kiến nghị | 43 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | |
PHỤ LỤC |
QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Viết tắt | Viết đầy đủ |
THPT | : Trung học phổ thông |
GDPT | : Giáo dục phổ thông |
PPDH | : Phương pháp dạy học |
SKKN | : Sáng kiến kinh nghiệm |
GV- HS | : Giáo viên- Học sinh |
HĐTNST | : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo |
DLST | : Du lịch sinh thái |
SGK | : Sách giáo khoa |
UBND | : Ủy ban nhân dân |
ĐC | : Đối chứng – Thí nghiệm |
TNTN | : Tài nguyên thiên nhiên |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, trải nghiệm ngoại khoá, nghiên cứu khoa học.
Định hướng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới “Môn Sinh học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; rèn luyện cho học sinh thế giới quan khoa học, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu lao động, các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo”.
Đối với môn Sinh học lớp 12 phần “Sinh thái học” là một nội dung quan trọng của chương trình Sinh học THPT, giảng dạy phần Sinh thái học có một ý nghĩa rất lớn đối với học sinh miền núi Tương Dương. Qua dạy học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về mối quan hệ tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường, và những quy luật tác động; sự biến đổi và cân bằng ở mức cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, từ đó hình thành kiến thức về nguyên nhân biến đổi và cân bằng trong tự nhiên, các kiến thức về bảo vệ, sử dụng hợp lý TNTN, bảo vệ môi trường và sự cân bằng sinh thái. Từ đó rèn cho học sinh thái độ kỹ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội.
Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An.
Vì vậy, việc dạy học cho học sinh THPT huyện miền núi Tương Dương phần “Sinh thái học” gắn liền với thực tiễn thông qua các hoạt động trải nghiệm kết hợp với các dự án học tập là rất cần thiết. Hoạt động học tập đó sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới, nâng cao năng lực tự học, hiểu và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn bảo vệ môi trường sinh thái, yêu quê hương đất nước, phát huy những giá trị tích cực về văn hóa sinh thái địa phương.
Nhằm giúp cho HS nhìn nhận sâu sắc và có thái độ, hành vi đúng đắn trước những vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững môi trường sinh thái địa phương nơi các em đang sinh sống, cũng như việc tìm hiểu tích lũy kiến thức và nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học trong bối cảnh đổi mới nền giáo dục nước nhà, với lý do đó chúng tôi đã chọn đề tài “Tăng cường giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Tương Dương góp phần quảng bá du lịch sinh thái địa phương” để viết sáng kiến kinh nghiệm này.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Giáo dục HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, bảo tồn và phát triển các khu du lịch sinh thái, quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái địa phương đối với đời sống dân cư và sự phát triển kinh tế chung của huyện nhà.
- Giáo dục HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Góp phần rèn luyện kĩ năng thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp thông tin; kĩ năng làm việc theo nhóm cho HS, kỹ năng thực hành.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của nội dung giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái địa phương thông qua hoạt động TNST gắn với các dự án học tập để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong học tập môn sinh học.
- Nghiên cứu một số giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Tương Dương; chỉ ra sự cần thiết và một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy mặt tích cực, còn phù hợp của các giá trị đó trong điều kiện đổi mới hiện nay, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước nói chung và của vùng đất đặc biệt này nói riêng.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Giáo viên giảng dạy môn sinh học ở trường THPT Tương Dương 1.
- Học sinh lớp 12 trường THPT tương Dương 1 trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái thông hoạt động TNST tại một số khu du lịch sinh thái nổi tiếng của địa phương.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]