SKKN Thiết kế dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu”- Sinh học 11 theo hướng tiếp cận chương trình mới nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT.
- Mã tài liệu: MP0835 Copy
Môn: | Sinh Học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 528 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cát Ngạn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cát Ngạn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu”- Sinh học 11 theo hướng tiếp cận chương trình mới nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT.”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Điểm mới của đề tài
Về lý luận: Hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về vận dụng tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận chương trình mới nhằm phát triển năng lực cho HS trong dạy học Sinh học.
Về thực tiễn: Thiết kế, xây dựng được tiến trình, giáo án vận dụng và tổ chức thực nghiệm dạy học theo hướng tiếp cận chương trình mới trong dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu” Sinh học 11 theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá học sinh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Thứ nhất: xuất phát từ chủ trương đổi mới giáo dục để theo kịp với giáo dục các nước tiên tiến.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”; “Đối mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phố thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiên. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày
15 tháng 09 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 đã chỉ rõ Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Thứ hai: xuất phát từ thực tiễn đổi mới phương pháp khi tổ chức hoạt động dạy học.
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Đặc biệt năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.
Thứ ba: xuất phát từ yêu cầu của bản thân khi được phân công nhiệm vụ giảng dạy môn Sinh học, chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để HS hứng thú, tự giác học tập, có khát vọng chiếm lĩnh nội dung học tập? Làm thế nào để HS tích cực, chủ động huy động kiến thức, kĩ năng hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết những tình huống trong thực tiễn? Đánh giá HS như thế nào để GV thấy được sự tiến bộ của học sinh? Từ những lý do trên chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công đề tài: Thiết kế dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu”- Sinh học 11 theo hướng tiếp cận chương trình mới nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT.
- Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về năng lực trong môn Sinh học. – Thiết kế kế hoạch dạy học cho giáo viên cách tổ chức dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu” – Sinh học 11, hình thành năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch bài dạy để đánh giá hiệu quả của Kế hoạch đã xây dựng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Phát triển năng lực của học sinh thông qua tổ chức dạy học “Chủ đề: Tuần hoàn máu – Sinh học 11”
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Các biện pháp vận dụng tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học “Chủ đề: Tuần hoàn máu- Sinh học 11”
- Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực và năng đặc thù trong môn Sinh học.
- Cơ sở lí luận về đề xuất biện phát dạy học phát triển năng lực học sinh.
- Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chủ đề “Tuần hoàn máu” – Sinh học 11
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn – Phương pháp điều tra, tìm hiểu thực tế.
– Quan sát, phân tích, tổng hợp các phiếu điều tra, thăm dò và đánh giá thực trạng.
5.3. Phương pháp quan sát
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
– Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu thu nhận được
5.5. Phương pháp thống kê toán học.
– Sử dụng phương pháp thống kê xác suất toán học xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm đối với 2 nhóm: đối chứng và thực nghiệm nhằm rút ra kết
luận, chứng minh tính khả thi của đề tài.
- Kế hoạch nghiên cứu
TT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Tháng 9/2021 đến
tháng 10/2021 |
– Chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm | Bản đề cương chi tiết. |
2 | Từ tháng 9/2021 đến tháng 10 /2021. |
|
|
3 | Từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2021 |
|
|
4 | Tháng 10/ 2022 | – Đăng ký với tổ CM. | Tên đề tài SKKN |
5 | Cuối tháng 12/2022 | -Nộp đề cương SKKN về
Sở GD &ĐT |
– Bản đề cương đầy đủ |
6 | Từ tháng 12 /2022 đến tháng 02/2023. |
|
|
7 | Từ tháng 02/2023 đến 3/2023 | – Hoàn thiện bản báo cáo. | – Bản báo cáo chính thức. |
- Điểm mới của đề tài
Về lý luận: Hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về vận dụng tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận chương trình mới nhằm phát triển năng lực cho HS trong dạy học Sinh học.
Về thực tiễn: Thiết kế, xây dựng được tiến trình, giáo án vận dụng và tổ chức thực nghiệm dạy học theo hướng tiếp cận chương trình mới trong dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu” Sinh học 11 theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]