SKKN Thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án “Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật
- Mã tài liệu: MP0770 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 295 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án “Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật“ triển khai các biện pháp như sau:
Quy trình dạy học theo dự án
Có nhiều cách tổ chức thực hiện, nhiều giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào mỗi dự án, không gian thời gian hoàn cảnh. Quy trình ở đây chỉ mang tính tương đối. Có 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị.
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án.
Giai đoạn 3: Báo cáo, đánh giá dự án
Mô tả sản phẩm
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt | Viết đầy đủ |
PPDH | Phương pháp dạy học |
DH | Dạy học |
GV | Giáo viên |
HS | Học sinh |
DHDA | Dạy học dự án |
SGK | Sách giáo khoa |
CNTT | Công nghệ thông tin |
THPT | Trung học phổ thông |
ĐC | Đối chứng |
XH | Xã hội |
NXB | Nhà xuất bản |
TN | Thí nghiệm |
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. | 1 |
1 . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. | 1 |
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU | 2 |
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU | |
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU | 2 |
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU | 2 |
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết | 2 |
5.2. Phương pháp điều tra | 3 |
5.3. Phương pháp chuyên gia | 3 |
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm | 3 |
5.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học | 3 |
5.6. Phương pháp thực hành | 3 |
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI | 3 |
PHẦN II . NỘI DUNG | 4 |
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI |
4 |
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN | 4 |
1. 1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực | 4 |
1.2. Năng lực hợp tác và sáng tạo | 5 |
1.2.1. Hợp tác và năng lực hợp tác | |
1.2.2. Sáng tạo và năng lực sáng tạo | |
1.3. Một số phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh trong môn Sinh học | |
1.4. Dạy học dự án với việc phát triển năng lực của học sinh | |
1.4.1. Khái niệm dạy học dự án | |
1.4.2. Đặc điểm của dạy học dự án. | |
1.4.3. Các hình thức dạy học dự án | |
1.4.4. Quy trình dạy học dự án | |
1.4.5. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án | |
1.4.6. Vai trò của dạy học dự án trong việc phát triển năng lực học sinh | |
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI | 7 |
2.1. Nhu cầu thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế qua chủ đề “Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật” | 7 |
2.2. Thực tiễn hoạt động giáo dục bộ môn sinh học ở trường THPT | |
2.3. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài | |
2.4. Kết luận | |
CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI | 10 |
2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án | 10 |
2.2. Giai đoạn 2 :Tổ chức học sinh thực hiện dự án | |
2.3.Giai đoạn 3: Báo cáo, đánh giá sản phẩm | |
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM | 29 |
1. Đối với nhà trường | 29 |
2. Đối với giáo viên | |
3. Đối với học sinh | 30 |
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 35 |
1. Kết luận | 35 |
2. Bài học kinh nghiệm | 35 |
Tài liệu tham khảo | 37 |
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU.
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã và đang được hiện thực hóa ở những bước cơ bản.Với chương trình này, mục tiêu phát triển năng lực người học, đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn, được xem là vấn đề có ý nghĩa then chốt. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy cao hơn trước. Đây chính là điều mà đội ngũ giáo viên càng ngày càng nhận thức được một cách sâu sắc. Cho nên, trong các nội dung dạy học cụ thể, giáo viên cần nỗ lực không ngừng để chuyển đổi thói quen dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ dạy học kiến thức, kĩ năng đến dạy học năng lực, gắn lí thuyết với thực tiễn, tăng cường các hoạt động thực hành cho học sinh.
Trong các năng lực cơ bản cần rèn luyện cho người học thì năng lực sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là đối với môn Sinh học, một môn học có tính thực hành cao, gắn với đời sống thực tiễn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Năng lực sáng tạo vừa là nhu cầu vừa là yêu cầu đối với người học để nâng cao kết quả học tập, phát triển bản thân và đảm bảo năng lực học tập suốt đời. Sinh học là môn học thực hành, cũng là môn học công cụ nên giáo viên có thể vận dụng những ưu thế đặc biệt của nó để hướng dẫn học sinh tạo ra những sản phẩm hữu dụng và thiết thực với môi trường sống và học tập, xây dựng thói quen tốt trong cuộc sống, rèn luyện kĩ năng thực hành, năng lực sáng tạo, tự chủ. Chỉ khi người dạy hướng học sinh đi từ lí thuyết trên trang sách đến gần hơn với cuộc sống và dẫn dắt học sinh tích cực tạo ra sản phẩm có ý nghĩa với đời sống thì việc học mới đem lại cho học sinh những trải nghiệm thú vị. Điều đó không chỉ là con đường nhanh và vững chắc để học sinh hiểu bài mà còn phát triển được năng khiếu, tính sáng tạo, và chủ động của học sinh trong học tập, nâng cao năng lực thích ứng và giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Sinh học là môn học có nhiều khả năng và ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, nhưng trên thực tế, trong chương trình dạy học trước đây và hiện nay, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo và thực hành cho học sinh thông qua việc dạy học môn sinh học vẫn chưa được coi trọng đúng mức.
Chương trình dạy học vẫn nặng về cung cấp kiến thức, giáo viên còn chưa thực sự đổi mới trong dạy học, coi nhẹ tính thực hành. Điều này dẫn tới thực tế là học sinh sau khi đã học qua các chủ đề (Dinh dưỡng khoáng và nito ở thực vật, quang hợp ở thực vật…)nhưng vẫn không có khả năng thực hành, không áp dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống hàng ngày, có thể nói, phần lớn giáo viên còn chịu áp lực thi cử
nên chủ yếu chỉ dạy học sinh thuộc, hiểu lí thuyết mà chưa quan tâm đúng mức đến khả năng thực hành, khuyến khích học sinh sáng tạo sản phẩm.
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “nóng” và cấp bách trên toàn thế giới. Lượng chất thải ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, các nguồn nước – nơi sống của các động vật thủy sinh bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, nghiêm trọng hơn cả là Trái Đất của chúng ta đang nóng lên từng giờ từng phú. Tại Việt Nam nói riêng, theo thống kê của bộ Tài nguyên – môi trường, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM mỗi năm thải ra khoảng hơn 30. 000 tấn chất thải, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể xử lý nguồn rác thải khổng lồ này để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhựa được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu tổng hợp, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến môi trường. Với những chai nhựa đã qua sử dụng, chúng thường được bỏ đi hoặc tái sử dụng. Cách phân loại này thực ra chỉ dựa trên cảm tính và mục đích sử dụng. Điều quan trọng là những vật liệu này tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên, trở thành một trong những loại rác thải khó xử lý hiện nay. Trong quá trình dạy học chủ đề dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật trong chương trình Sinh học 11, tôi đã trăn trở và áp dụng nhiều biện pháp dạy học tính cực, trong đó thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế bước đầu thu được những kết quả khả thi. Hoạt động này không chỉ mang lại môi trường phòng học xanh, mát tăng thêm cảm hứng học tập cho học sinh mà còn rèn luyện cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống, xây dựng môi trường xanh mà quan trọng hơn là phát triển năng lực sáng tạo, chủ động trong học tập, sự khéo léo và nhiều ý tưởng độc đáo ở học sinh. Học tập môn sinh sẽ trở nên gần gũi và thiết thực hơn khi giáo viên và học sinh cùng học và làm, vận dụng những kiến thức có được để phát triển một môi trường sống tích cực và thân thiên hơn.
Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: Thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án “Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật” trong chương trình sinh học 11” làm đối tượng nghiên cứu.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích của sáng kiến là đề xuất nội dung và quy trình dạy học môn sinh học theo định hướng dự án cho học sinh 11 THPT.
- Giúp học sinh có tính tự giác, cần cù, chịu khó học hỏi, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu bài học.
- Sưu tầm và tự đưa ra bản thiết kế từ những nguyên liệu phế thải.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và năng lực sáng tạo vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]