SKKN Thiết kế trò chơi và sử dụng phần mềm Plickers tạo hứng thú cho học sinh trong bài Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
- Mã tài liệu: MP1303 Copy
Môn: | SINH HỌC |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 437 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 38 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT DTNT tỉnh Ninh Bình |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 38 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT DTNT tỉnh Ninh Bình |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế trò chơi và sử dụng phần mềm Plickers tạo hứng thú cho học sinh trong bài Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Cách tổ chức trò chơi:
– GV chia lớp làm 4 nhóm, ổn định vị trí của các nhóm. Sau đó tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thử tài tri thức”.Ở mỗi phần thi GV phổ biến luật chơi cho các nhóm.
– Phần 1: Khởi động
+ Ở vòng này các đội xem video và nghiên cứu SGK mục I.1, trả lời gói gồm 2 câu hỏi bằng cách giơ đáp án A, B,C,D trong thời gian quy định ở mỗi câu. Mỗi câu đúng sẽ được +5 điểm, trả lời sai sẽ không có điểm .
– Phần 2: Vượt chướng ngại vật
+ HS hoạt động cặp đôi: Đọc SGK mục II trang 80, 81, 82 và hoàn thành phiếu học tập (1A, 1B, 1C) trong vòng 3 phút.
+ Hoạt động nhóm: Cả nhóm chia sẻ thống nhất ý kiến và dán thông tin vào phiếu học tập số 1 (3 phút).
– Phần 3: Tăng tốc
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
– Tên sáng kiến: “Thiết kế trò chơi và sử dụng phần mềm Plickers tạo hứng thú cho học sinh trong bài: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào- Sinh học 12”.
– Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục và đào tạo.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Giải pháp cũ thường làm trong dạy học bài “tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào”
– Thời lượng: 1 tiết
– Nội dung: Bài 19- Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (Sinh học 12).
– Phương pháp: Giáo viên chủ yếu cho học sinh hoạt cá nhân và hoạt động nhóm để khai thác các thông tin trong sách giáo khoa lần lượt tìm ra kiến thức cần lĩnh hội trong từng phần.
+ Hoạt động 1: Khởi động
GV chiếu hình ảnh về các giống cây tạo ra do đột biên và công nghệ tế bào, yêu cầu học sinh quan sát nhận xét.
GV kết luận và dẫn dắt vào nội dung bài mới.
+ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Cho học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm lần lượt từng nội dung kiến thức.
+ Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng:
Giáo viên phát phiếu các câu hỏi trắc nghiệm, học sinh làm việc cá nhân tìm câu trả lời.
Gọi một vài học sinh lên trả lời đáp án.
Giáo viên chuẩn hóa kiến thức.
Vận dụng: Liên hệ các vấn đề thực tế, giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ngoài giờ học.
– Mục tiêu: Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm với các nội dung được cung cấp trong sách giáo khoa để lĩnh hội kiến thức.
Ưu điểm:
– HS có thể tìm được kiến thức một cách nhanh chóng, và các nhóm bàn bạc thảo luận rồi đưa ra kết luận hoàn thành nhiệm vụ học tập.
– Giáo viên khi xây dựng kế hoạch bài dạy không tốn thời gian và công sức để thiết kế trò chơi cũng như không phải đầu tư cập nhật nhiều về công nghệ thông tin.
Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
– Học sinh tiếp thu kiến thức theo cách hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm thông thường nên giờ dạy dễ đơn điệu, không hứng thú cho học sinh. Có thể vì thế mà kiến thức trở nên khó ghi nhớ hơn, dễ bị lãng quên, không phù hợp với xu thế làm bài thi trắc nghiệm như hiện nay do đó dẫn đến kết quả học tập và làm bài của các em không cao.
– Khi giáo viên chiếu các câu hỏi trắc nghiệm trên máy chiếu rồi gọi đại diện một học sinh trả lời dẫn đến tình trạng nhiều học sinh bị bỏ quên, ngại suy nghĩ, ngại hoạt động. Vì vậy không phát huy được khả năng của mỗi cá nhân trong tập thể lớp, chưa phát triển và hình thành năng lực cần thiết cho học sinh do đó giáo dục không đáp ứng được yêu cầu năng lực của xã hội hiện đại
– Giáo viên khó khăn trong việc đánh giá và phân loại học sinh.
Hướng khắc phục:
– Thay đổi hình thức tổ chức dạy học, không gian dạy học truyền thống.
– Sử dụng phần mềm hỗ trợ về luyện tập, củng cố kiến thức cũng như đánh giá một cách nhanh chóng được tất cả học sinh trong lớp trong một thời gian ngắn.
2. Giải pháp mới cải tiến
– Thời lượng : 1 tiết
– Nội dung : Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào- Sinh học 12.
– Phương pháp: Bài soạn được thiết kế thành một trò chơi xuyên suốt tiết học, bao gồm nhiều phần thi nhỏ. Trong mỗi phần thi này, giáo viên sẽ tố chức cho học sinh hoạt động theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để lĩnh hội kiến thức của bài, trò chơi được giáo viên kết hợp với phần mền kiểm tra đánh giá Plickers.
– Mục tiêu :
Rèn luyện cho người học phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung học tập và cuộc sống.
Rèn luyện cho người học nhiều khả năng: tổ chức kiến thức, kỹ năng sống, làm việc theo nhóm.
Phát triển tính tích cực và sáng tạo của người học.
Giúp người học nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
Ưu điểm :
– Học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn.
– Học sinh tỏ ra hào hứng, chờ đợi đến tiết học tiếp theo và yêu thích bộ môn hơn.
– Tạo thái độ hợp tác trong nhóm, chuẩn bị cho sự phân công lao động hợp tác trong công việc trong tương lai.
– Bồi dưỡng và giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giữa các em học sinh trong học tập và lao động.
– Học sinh có cơ hội để định hướng việc học của mình, họ coi trọng việc học hơn. Do những nghiên cứu theo chiều sâu, việc học tập của HS được mở rộng ra khỏi những vấn đề trước mắt. HS học được những kỹ năng nghiên cứu có giá trị mà họ không thể có được từ các bài giảng truyền thống.
– Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; phát triển năng lực đánh giá.
– Giáo viên thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo và có hiệu quả không mang tính công thức, gò bó.
* Tính mới, sáng tạo của giải pháp:
– Dạy học theo cách tổ chức trò chơi giúp giáo viên và học sinh hoàn thành tốt các mục tiêu của bài học một cách nhẹ nhàng, tiết học vui tươi, sôi nổi.
– Giáo viên không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn tạo một không khí lớp học thoải mái, kích thích tinh thần học tập của học sinh. Đặc biệt là khuyến khích học sinh học yếu, chậm và nhút nhát có cơ hội tích cực tham gia vào quá trình học tập. Từ đó mà hiểu bài, học tập sẽ tốt hơn, tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
– Việc ứng dụng phần mềm Plickers trong phần luyện tập củng cố kiến thức, cũng như kiểm tra đánh giá tạo ra một hình thức kiểm tra mới mẻ và hứng thú với học sinh. Plickers là một công cụ đơn giản, mạnh mẽ. Ứng dụng này cho phép giáo viên thu thập dữ liệu, đánh giá khả năng tiếp thu bài học của học sinh hay trong toàn bộ quá trình học tập thông qua hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm. Học sinh trả lời câu hỏi qua mã QR code của phần mềm bằng cách giơ cao phiếu trả lời (PlickersCards). Giáo viên ghi nhận đáp án bằng điện thoại thông minh có cài đặt phần mềm Plickers. Hệ thống sẽ tự phân tích kết quả thu được.
-So với những phần mềm đang được sử dụng để hỗ trợ cho ôn tập và kiểm tra đánh giá như Azota, Quizizz…thì với Plickers học sinh không cần sử dụng thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]