SKKN Thiết kế và sử dụng 100 video ngữ âm rèn luyện thói quen tự học tiếng Anh nhằm cải thiện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 trường THPT
- Mã tài liệu: MP1322 Copy
Môn: | TIẾNG ANH |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2018 |
Lượt xem: | 435 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Lê Thị Lan Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Sơn A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Lê Thị Lan Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Sơn A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế và sử dụng 100 video ngữ âm rèn luyện thói quen tự học tiếng Anh nhằm cải thiện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 trường THPT“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
* Tạo 100 video luyện ngữ âm gọi là 100 video TYM hoặc 100 TYM (phụ lục 4)
Nội dung các video TYM là các bản tin sức khỏe, giáo dục, khoa học của VOA và các bài diễn thuyết từ diễn đàn TED Talks về “cách ứng phó với lo âu” và “cách biến áp lực thành một người bạn”.
* Tạo 10 video bí kíp phát âm nguyên âm và phụ âm (phụ lục 5)
Không những thế dự án còn mang đến 10 bí kíp phát âm vô cùng gần gũi và dễ hiểu về cách chuyển phụ âm phổ biến, cặp phụ âm dễ nhầm lẫn, cách phát âm chuẩn các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi và luyện những từ thường gặp có chứa các nguyên âm đó
Mô tả sản phẩm
1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Thiết kế và sử dụng 100 video ngữ âm rèn luyện thói quen tự học tiếng Anh nhằm cải thiện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho học
sinh lớp 10 trường THPT Kim Sơn A.
Lĩnh vực áp dụng: Luyện tập ngữ âm và kỹ năng ngôn ngữ môn tiếng Anh
2. NỘI DUNG
2.1. Giải pháp cũ thường làm
2.1.1. Thực trạng học và rèn luyện ngữ âm tiếng Anh
Theo quan sát và khảo sát tôi thấy cả giáo viên và học sinh đều nhận thấy tầm quan trọng của ngữ âm trong việc học và rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ môn tiếng Anh. Tuy nhiên, hiện nay ở hầu hết các trường THPT trong và ngoài tỉnh, việc dạy và học Tiếng Anh chủ yếu đang diễn ra như sau:
Về phía giáo viên: Giáo viên vẫn chú trọng vào dạy ngữ pháp và từ vựng nhiều hơn là tập trung rèn luyện và phát triển các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói tiếng Anh trong đó có ngữ âm. Giáo viên chưa tạo môi trường để học sinh được thường xuyên phát âm tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh nhằm tạo thói quen tự học, tự luyện ngôn ngữ ngoài giờ học ở trường.
Về phía học sinh: Đa số các em còn ngại nói tiếng Anh, không dám nói tiếng Anh đặc biệt là trước tập thể vì ngôn ngữ nói còn kém, phát âm kém. Đa số các lớp học đều có tỉ lệ cao học sinh phát âm kém. Học sinh ít có cơ hội được luyện tập phát âm trong các giờ học tiếng Anh trên lớp cũng như ở nhà.
Cụ thể thực trạng học và luyện ngữ âm của học sinh trường THPT Kim Sơn A như sau:
(xem phiếu khảo sát và kết qủa khảo sát học sinh và giáo viêu ở phụ lục 1-2-3) 2.1.1.1. Phản hồi của học sinh về tầm quan trọng mà mục đích luyện ngữ âm
a. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 10 về tầm quan trọng của ngữ âm đối với việc học tiếng Anh
Nhìn chung, phần lớn học sinh trong khảo sát (khoảng 65%) cho rằng ngữ âm có vai trò rất quan trọng trong việc học tiếng Anh, số khác (khoảng 35%) cho rằng môn ngữ âm có vai trò quan trọng trong tiếng Anh.
Biểu đồ 1: Nhận thức của HS về tầm quan trọng của ngữ âm
b. Thực trạng lý do và mục đích học tập, rèn luyện ngữ âm của học sinh lớp 10
Khi khảo sát về mục đích luyện ngữ âm tiếng Anh của nhóm đối tượng nghiên cứu, kết quả thu được ở biểu đồ 2 như sau:
65% số học sinh lựa chọn phương án “giúp bản thân cảm thấy tự tin hơn khi nói tiếng Anh”, 30% lựa chọn “giúp bản thân giao tiếp tiếng Anh hiệu quả hơn”, 5% chọn mục đích “giúp thể hiện được trình độ tiếng Anh của bản thân”.
Biểu đồ 2: Mục đích rèn luyện ngữ âm tiếng Anh
2.1.1.2. Phản hồi của giáo viên và học sinh về rèn luyện ngữ âm của học sinh lớp 10
c. Thực trạng rèn luyện ngữ âm tiếng Anh của học sinh lớp 10
Phiếu điều tra cũng khảo sát thực trạng rèn luyện ngữ âm tiếng Anh ngoài giờ học của học sinh lớp 10 trường THPT Kim Sơn A.Kết quả cho thấy, chỉ 4% số học sinh được hỏi luyện ngữ âm ở mức độ rất thường xuyên, 16% thường xuyên luyện tập, 52% số học sinh thỉnh thoảng luyện ngữ âm, 26% số học sinh trong khảo sát hiếm khi rèn luyện ngữ âm và 2% trong số các em không luyện.
Biểu đồ 3: Mức độ thường xuyên luyện
ngữ âm của học sinh
d. Thực trạng rèn luyện ngữ âm tiếng Anh của giáo viên cho học sinh lớp 10
Phiếu điều tra cho giáo viên cũng được thiết kế để khảo sát 9 giáo viên dạy tiếng Anh trường THPT Kim Sơn A về mức độ luyện phát âm trên lớp cho học sinh. Kết quả là chỉ có 01 giáo viên chọn phương án “thường xuyên”, 01 giáo viên chọn “thỉnh thoảng”, còn 07 giáo viên trong số 09 giáo viên tham gia khảo sát dạy ngữ âm theo giáo trình.
Biểu đồ 4: Mức độ luyện phát âm cho học sinh
Phiếu điều tra giáo viên cũng khảo sát mức độ giao bài tập luyện phát âm cho học sinh.
Với câu hỏi điều tra “Thầy cô giao bài tập về nhà luyện phát âm cho học sinh ở mức độ nào?”, kết quả thu được như sau: chỉ có 02 giáo viên trong số 09 giáo viên thỉnh thoảng giao bài tập phát âm cho học sinh, 04 giáo viên chọn “hiếm khi”, 03 giáo viên không giao bài tập luyện phát âm cho học sinh.
Biểu đồ 5: Mức độ giao bài tập phát âm
2.1.1.3. Phản hồi của giáo viên và học sinh về khả năng ngữ âm của học sinh lớp 10
a. Phản hồi từ phía giáo viên
Trong phiếu điều tra giáo viên, có đưa vào bảng hỏi phần đánh giá chủ quan từ 9 giáo viên dạy tiếng Anh trường THPT Kim Sơn A về tỷ lệ học sinh lớp 10 có trình độ phát âm kém tại các lớp họ đã và đang giảng dạy và thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ 6.
Biểu đồ 6 cho thấy, 04 giáo viên trong tổng số 09 giáo viên được khảo sát đánh giá tỷ lệ học sinh phát âm kém tại mỗi lớp mình giảng dạy là trên 75%; 04 giáo viên lựa chọn tỷ lệ 50%-75%; chỉ 01 giáo viên nhận thấy tỷ lệ học sinh phát âm kém là dưới 50% tổng số học sinh của lớp
Biểu đồ 6: Đánh giá của giáo viên về tỷ lệ học sinh phát âm kém tại các lớp giảng dạy
b. Phản hồi từ học sinh
Quá trình tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của học sinh lớp 10 đối với khả năng phát âm của chính họ, kết quả như sau:
Theo số liệu ở biểu đồ 7, chỉ 3% số học sinh cho rằng trình độ phát âm tiếng Anh của họ ở mức độ tốt, 17% tự nhận thấy mình có trình độ phát âm ở mức độ khá, 26% cho rằng họ đang có trình độ phát âm tiếng Anh ở mức tạm được, 35% tự nhận thấy trình độ phát âm của mình còn chưa tốt lắm, 12% đánh giá bản thân phát âm tệ và 8% còn lại tự nhận rất tệ.
Biểu đồ 7: Học sinh tự đánh giá về khả năng phát âm tiếng Anh của bản thân
2.1.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song có thể khái quát thành 4 nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất: Mặc dù những năm trở lại đây, tiếng Anh nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều trong xã hội Việt Nam, nhưng vẫn còn đông đảo phụ huynh và học sinh vùng nông thôn luôn coi Tiếng Anh là môn học xa vời, không phục vụ thiết thực và trực tiếp cho cuộc sống sau này của học sinh. Với họ, học tiếng Anh chỉ cần học tốt từ vựng và ngữ pháp để được điểm cao bài thi môn tiếng Anh trong tổ hợp môn khối D01, D07, A01 của kỳ thi THPT quốc gia.
Thứ hai: Trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, thời lượng dạy các kỹ năng ngôn ngữ trong giáo trình môn Tiếng Anh đã được điều chỉnh hợp lý, nhưng thời lượng cho ngữ âm vẫn còn rất khiêm tốn.
Thứ ba: Giáo viên tiếng Anh, mặc dù nhận thức được vai trò rất quan trọng của ngữ âm nhưng chưa thường xuyên luyện ngữ âm cho học sinh, chưa tạo được cơ hội cho học sinh có thói quen luyện ngữ âm.
Thứ tư: Học sinh chưa được trao bất kì công cụ gì để có thể tự luyện tập thường xuyên trong khả năng của bản thân nhằm cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng nói, trong đó có ngữ âm. Do thiếu công cụ luyện tập để có thể tự học và luyện ngữ âm cho nên dù đã cố gắng nhưng nhiều học sinh vẫn chưa chinh phục được kỹ năng nói môn tiếng Anh.
Trong bốn nguyên nhân trên, theo tôi thiếu công cụ luyện tập có ảnh hưởng lớn đến vấn đề phát triển kỹ năng ngôn ngữ đặc biệt là kỹ năng nói môn tiếng Anh. Hơn nữa, đây cũng là nguyên nhân có thể tác động trong khả năng của giáo viên. Vì vậy tôi nhận thấy việc Thiết kế và sử dụng 100 video ngữ âm rèn luyện thói quen tự học tiếng Anh nhằm cải thiện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 trường THPT Kim Sơn A là rất phù hợp và thiết thực nhằm giúp học sinh có thể tự mình luyện tập nhằm cải thiện ngữ âm, tạo nền tảng phát âm để rèn luyện kỹ năng nói môn tiếng Anh.
2.2. Giải pháp mới cải tiến
2.2.1. Mô tả bản chất của giải pháp mới
100 video ngữ âm được đặt tên là 100 video TYM. TYM – “Together You and Me”, nghĩa là “Cùng đồng hành với bạn, có tôi”. Mỗi video TYM bao gồm một quy trình luyện tập được thiết kế để giúp bất kì ai đã từng chật vật với nói tiếng Anh vì phát âm, nhịp điệu, và ngữ điệu, đều có thể tự chinh phục ngữ âm tiếng Anh. 100 video TYM xuất hiện với mục tiêu căn bản là mang đến nguồn học liệu tự học hỗ trợ học sinh khá giỏi tiếng Anh hình thành thói quen tự học, tự củng cố rèn luyện kiến thức ngữ âm, phát âm tiếng Anh chuẩn hơn, tự nhiên hơn; từ đó học sinh tự tin nói, hát, thuyết trình, đóng kịch, diễn thuyết bằng tiếng Anh, nhiệt tình tích cực tham gia các hoạt động tiếng Anh của trường.
2.2.1.1. Chuẩn bị của giáo viên
* Tạo 100 video luyện ngữ âm gọi là 100 video TYM hoặc 100 TYM (phụ lục 4)
Nội dung các video TYM là các bản tin sức khỏe, giáo dục, khoa học của VOA và các bài diễn thuyết từ diễn đàn TED Talks về “cách ứng phó với lo âu” và “cách biến áp lực thành một người bạn”. Nội dung của các video TYM cụ thể như sau:
– Từ TYM 01 đến TYM 07: Nhìn vào màn hình bao lâu là đủ
– Từ TYM 08 đến TYM 14: Mối liên hệ giữa não và điện thoại di động
– Từ TYM 15 đến TYM 21: Mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và kết quả học tập – Từ TYM 22 đến TYM 28: Ăn ít muối có sống lâu hơn không?
– Từ TYM 29 đến TYM 42: Một số cách bảo quản thực phẩm
– Từ TYM 43 đến TYM 49: Giáo viên nghĩ gì về thời đại kỹ thuật số
– Từ TYM 50 đến TYM 77: Cách ứng phó với lo âu
– Từ TYM 78 đến TYM 99: Cách biến áp lực thành một người bạn
* Tạo 10 video bí kíp phát âm nguyên âm và phụ âm (phụ lục 5)
Không những thế dự án còn mang đến 10 bí kíp phát âm vô cùng gần gũi và dễ hiểu về cách chuyển phụ âm phổ biến, cặp phụ âm dễ nhầm lẫn, cách phát âm chuẩn các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi và luyện những từ thường gặp có chứa các nguyên âm đó. Cụ thể: – Bí kíp 01: Bí kíp phát âm nguyên âm /i:/ và luyện phát âm từ “is”
– Bí kíp 02: Bí kíp phát âm nguyên âm /æ/ và luyện phát âm từ “and”
– Bí kíp 03: Bí kíp chuyển phụ âm /t/ thành âm /d/ mềm
– Bí kíp 04: Bí kíp chuyển phụ âm /t/ thành âm /r/ trong số đếm
– Bí kíp 05: Bí kíp phát âm nguyên âm /o:/ và luyện phát âm từ “or”, “for”, “more”
– Bí kíp 06: Bí kíp phát âm nguyên âm /e/ và luyện phát âm từ “very”, “any”, “many”
– Bí kíp 07: Bí kíp phát âm nguyên âm đôi /ei/
– Bí kíp 08: Bí kíp phát âm nguyên âm đôi /oi/
– Bí kíp 09: Bí kíp phát âm nguyên âm đôi /ai/
– Bí kíp 10: Bí kíp phát âm cặp phụ ậm /s/ và /ʃ/
* Cần làm rõ cho học sinh hiểu mỗi video TYM có gì:
Mỗi một TYM là 1 video bao gồm:
– Từ 3 đến 7 câu luyện thanh là câu luyện phát âm, nhịp điệu, ngữ điệu và học từ vựng
– Mỗi câu luyện thanh được thiết kế trên 1 slide power point
– Mỗi slide có 1 clip phát thanh viên nói, kèm phụ đề tiếng Anh, phiên âm tiếng Anh và phụ đề Tiếng Việt, thêm nữa từ mới đã được bôi màu tương ứng Anh Việt với mục đích:
+ Clip phát thanh viên nói: cung cấp mẫu phát âm chuẩn
+ Phiên âm tiếng Anh: hỗ trợ học sinh luyện những âm khó
+ Phụ đề tiếng Anh có ngắt nhịp bằng /: cung cấp nội dung câu nói của phát thanh viên
để học sinh luyện đọc và hỗ trợ học sinh ngắt nhịp chuẩn tiếng Anh.
+ Phụ đề Tiếng Việt: cung cấp nghĩa tiếng Việt của câu nói của phát thanh viên
+ Từ mới đã được bôi màu tương ứng Anh Việt: hỗ trợ học sinh củng cố vốn từ * Chuẩn bị những công cụ phương tiện hỗ trợ triển khai và giám sát quá trình luyện tập Để tiến trình luyện tập hiệu quả, giáo viên cần tiến hành một số giải pháp giám sát như sau:
– Lập nhóm zalo Công Đồng TYM để giáo viên đăng video TYM hàng ngày.
– Lập nhóm zalo Cộng đồng TYM Kim Sơn A để triển khai tổ chức luyện video TYM.
– Chia học sinh đăng ký luyện TYM thành các nhóm. Trong mỗi nhóm gồm từ 1-3 nhóm trưởng sẽ giám sát 5 – 10 thành viên.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 105
- 1
- [product_views]
- 5
- 173
- 2
- [product_views]
- 4
- 165
- 3
- [product_views]
- 4
- 129
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 434
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 507
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 546
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 409
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 595
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 538
- 10
- [product_views]