SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận pisa trong dạy học chương i – phần b: chuyển hóa vật chất và nănglượng ở động vật – sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0777 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 279 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận pisa trong dạy học chương i – phần b: chuyển hóa vật chất và nănglượng ở động vật – sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh“ triển khai các biện pháp như sau:
Quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA:
Việc xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận PISA nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho HS gồm 5 bước:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức phù hợp với các mục tiêu giáo dục.
Bước 2: Dựa vào mục tiêu của bài học, nội dung học tập, xác định các yêu cầu cần đạt sau khi học tập, từ đó xác định năng lực, tiêu chí và mức độ biểu hiện của năng lực.
Bước 3: Chọn chủ đề, tình huống, bối cảnh của phần dẫn, thiết kế bài tập, xây dựng hướng dẫn chấm.
Bước 4: Đưa vào thực nghiệm sư phạm.
Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống bài tập.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC | |
NỘI DUNG | TRANG |
Phần I: Đặt vấn đề | 1 |
1. Lí do chọn đề tài | 2 |
2. Mục đích nghiên cứu | 2 |
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu | 2 |
4. Phương pháp nghiên cứu | 2 |
Phần II: Nội dung nghiên cứu | 3 |
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn xây dựng bài tập tiếp cận PISA | 3 |
1.1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo tiếp cận PISA | 3 |
1.1.1. Bài tập PISA là gì? | 3 |
1.1.2. Đặc điểm bài tập PISA | 3 |
1.1.3. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA | 4 |
1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học, đánh giá năng lực nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho HS | 5 |
1.2. Thực tiễn việc xây dựng và vận dụng câu hỏi theo kĩ thuật PISA tại đơn vị công tác | 6 |
1.2.1. Thực trạng chung | 6 |
1.2.2. Thực tiễn việc “Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh” tại đơn vị công tác | 8 |
Chương 2: “Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh” | 10 |
2.1. Cơ sở, nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA | 10 |
2.2. Xây dựng bài tập và hướng dẫn chấm theo tiếp cận PISA “Chương I
– Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật” |
12 |
2.3. Sử dụng bài tập theo tiếp cận PISA “Chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật” | 42 |
2.3.1 Sử dụng trong các khâu của tiến trình dạy học | 42 |
2.3.2 Sử dụng kết hợp bài tập tiếp cận PISA trong kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực | 44 |
2.3.3 Sử dụng để kiểm tra định kì và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia | 45 |
Chương 3: Kết quả thực nghiệm | 46 |
3.1. Nội dung thực nghiệm | 46 |
3.2. Kết quả thực nghiệm | 47 |
Phần III. Kết luận và kiến nghị | 51 |
1. Kết luận | 51 |
2. Kiến nghị | 51 |
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT | Chữ viết
tắt |
Tên đầy đủ |
1 | GV | Giáo viên |
2 | HS | Học sinh |
3 | NL | Năng lực |
4 | TN | Thực nghiệm |
5 | ĐC | Đối chứng |
6 | KH | Khoa học |
7 | CN | Công nghệ |
8 | SGK | Sách giáo khoa |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không những là cơ hội phát triển mà còn là một thách thức lớn đối với nguồn nhân lực tương lai. Để có thể hòa nhập và thành công trong thời đại “Cách mạnh 4.0”, ngoài trình độ chuyên môn, thế hệ trẻ còn cần tới rất nhiều kỹ năng thiết yếu khác, trong đó kĩ năng tư duy được xem là một trong những kỹ năng có giá trị nhất, có tính ứng dụng cao nhất mà mỗi người cần có để học tập và làm việc hiệu quả. Tư duy của con người chính là “chìa khóa” đưa thế giới không ngừng phát triển, nhờ có tư duy mới có quá trình sáng tạo giúp cho con người khám phá, phát minh ra những công trình vĩ đại làm thay đổi thế giới.
Trong giáo dục, tư duy của người học thể hiện ở tính chủ động, tích cực vận dụng linh hoạt những kiến thức kinh nghiệm vào trong những tình huống, nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở Việt Nam một bộ phận không nhỏ học sinh còn thụ động, chưa tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động học mà năng lực chủ yếu được hình thành thông qua hoạt động học của học sinh. Chính vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, cần có một hệ thống bài tập định hướng năng lực tư duy để đặt học sinh vào các tình huống xuất phát từ thực tiễn, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tích cực tương tác, chủ động tham gia, có nhu cầu được tìm hiểu, và vận dụng sáng tạo những điều đã học vào thực tiễn … Như vậy mới có thể phát huy được tính tích cực tư duy cho học sinh PISA – Programme for International Student Assessment – Chương trình giá học sinh quốc tế do hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. Các câu hỏi của PISA (đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế) đều dựa trên các tình huống của đời sống thực, hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng lập luận, giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học cho HS, do đó để tìm phương án trả lời hoặc cách giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi học sinh phải thực hiện các thao tác của tư duy như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, đánh giá và vận dụng kiến thức. Dạng thức của câu hỏi phong phú, chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu hỏi đa dạng như: Bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo (Ministry og Education and Training, 2015). Trong quá trình dạy học môn sinh học Chúng tôi nhận thấy quan điểm của PISA trong việc đánh giá học sinh phù hợp với định hướng phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh.
Xu hướng sử dụng bài thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực theo chuẩn Quốc tế ngày càng được các trường đại học hàng đầu Việt Nam dùng để xét tuyển và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kịp thời thích ứng. Vì vậy việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi theo quan điểm PISA là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh”
- Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chương I – Phần
B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh.
- Nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá năng lực học sinh theo chuẩn quốc tế.
- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đề tài được thực hiên trong nội dung Chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật và có sự tích hợp các môn học khác.
- Đối tượng: 4 lớp 11 gồm 170 HS tại đơn vị công tác trong năm học 20212022.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa … trong nghiên cứu tài liệu lý luận có liên quan.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia là giảng viên trường đại học Vinh cùng các giáo viên phổ thông về quy trình thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA, xây dựng câu hỏi phát triển năng lực.
- Thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
BÀI TẬP TIẾP CẬN PISA
1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo tiếp cận PISA
- Bài tập PISA là gì?
PISA – “Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, đối tượng đánh giá là HS trong độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng). PISA nổi bật nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kì 3 năm 1 lần. Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra xem ở độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, HS đã chuẩn bị được những kiến thức kỹ năng gì. Chương trình hướng vào việc giải quyết và đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của HS.
Bài tập PISA chú trọng đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức và kỹ năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử thách liên quan đến kiến thức và kỹ năng đó. Bài tập PISA xây dựng 1 khung đánh giá năng lực riêng không dựa trên bất cứ chương trình giáo dục của một quốc gia nào về 3 mảng chính: Năng lực toán học, năng lực đọc hiểu và năng lực khoa học. Qua mỗi chu kì các năng lực được bổ sung thêm như: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tài chính, năng lực sử dụng máy vi tính, năng lực công dân toàn cầu. Mỗi kì đánh giá sẽ có một lĩnh vực được lựa chọn để đánh giá sâu hơn, gọi là lĩnh vực trọng tâm và sử dụng làm căn cứ để xếp loại chất lượng của các quốc gia. Kết quả của PISA giúp cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước.
- Đặc điểm bài tập PISA
Bài tập PISA đánh giá năng lực thông qua các Unit (bài tập) bao gồm phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo…) và theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp cùng dựa trên một phần dẫn chung.
Câu hỏi được xây dựng dựa trên:
- Năng lực thành phần: Giải thích hiện tượng khoa học, Đánh giá và thiết kế các câu hỏi truy vấn khoa học, Phân tích và giải thích dữ liệu và các bằng chứng khoa học.
- Bối cảnh tình huống: Sức khỏe – bệnh tật; tài nguyên; Chất lượng môi trường; thiên tai; khoa học và công nghệ. Đánh giá PISA không phải là đánh giá các ngữ cảnh (context), mà đánh giá về các năng lực (competencies), đánh giá kết quả về việc sử dụng thành công kiến thức và kĩ năng khoa học trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể đó.
- Cấp độ kiến thức: Kiến thức nội dung, kiến thức thực hành, siêu kiến thức – Cấp độ nhận thức: Cấp độ thấp, cấp độ trung bình, cấp độ cao.
Các kiểu câu hỏi được sử dụng trong các Unit:
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice)
- Câu hỏi Có – Không, Đúng – Sai phức hợp (Yes – No; True – False complex)
- Câu hỏi đóng vai trò trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn)
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (Short response question)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]