SKKN Thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học nội dung cấu trúc tế bào – Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực cho HS
- Mã tài liệu: MP0829 Copy
Môn: | Sinh Học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2018 |
Lượt xem: | 425 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 43 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 43 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học nội dung cấu trúc tế bào – Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực cho HS”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Xác định mục tiêu năng lực cần đạt của nội dung dạy học.
2.2.2. Thiết kế hoạt động dạy học và công cụ đánh giá phù hợp với năng lực cần đạt của nội dung dạy học
Quy trình dạy học chính là các bước tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Với mỗi hoạt động dạy học cần được thực hiện qua 4 bước như sau:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(2) Thực hiện nhiệm vụ học tập
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày 4-11-2013, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị T.Ư 8 (khóa XI) thông qua. Nghị quyết cũng chỉ rõ mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là “…tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…”
Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đưa vào thực tiễn giảng dạy. Theo yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục thì đổi mới nội dung, phương pháp, đánh giá… là rất cần thiết. Mục đích giáo dục tại các quốc gia hiện nay không chỉ thuần túy là truyền thụ kiến thức, kĩ năng loài người đã tích lũy mà còn đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới và cách giải quyết vấn đề mới.
Trong thời gian qua, đã có không ít các công trình nghiên cứu về PPDH mới có hiệu quả, theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho người học. Nhiều phương pháp dạy học mới đã được áp dụng, tuy nhiên chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục. Trong các hoạt động dạy học nói chung thì hoạt động đánh giá là một khâu quan trọng trong tổ chức dạy học. Thực tế cho thấy, muốn biết hiệu quả của các hoạt động dạy học như thế nào hay xác định những thay đổi trong nhận thức và năng lực của người học thì cần phải tiến hành các hoạt động đánh giá. Việc chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả dạy học bằng các câu hỏi, bài tập đã không còn phù hợp mà cần đánh giá hiệu quả hoạt động học của HS bằng các thang đo khác nhau, điều này tạo điều kiện cho việc đánh giá quá trình học của HS diễn ra thuận lợi và khách quan. Từ việc đánh giá hoạt động học của HS, GV cũng có điều kiện để xem xét các hoạt động dạy đã được tổ chức phù hợp hay chưa, nhằm có những điều chỉnh cần thiết và phù hợp cũng như rút kinh nghiệm cho những hoạt động dạy học tiếp theo. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động đánh giá này còn gặp một số vấn đề như:
- GV không sử dụng công cụ để đánh giá.
- GV sử dụng công cụ đánh giá nhưng không phù hợp
- GV thiết kế công cụ đánh giá có tiêu chí đánh giá và các thang đo chưa cụ thể dẫn tới đánh giá mang tính chất chung chung…
- GV không cung cấp tiêu chí đánh giá hoạt động học của HS trước khi tiến hành tổ chức dạy học…
Bằng thực tiễn bản thân tôi cho rằng, bước đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS rất quan trọng, nếu sử dụng công cụ đánh giá phù hợp sẽ mang lại hiệu quả dạy học rất cao. Trước những mục tiêu về đổi mới giáo dục cũng như thực trạng tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS trong quá trình dạy học, bằng những nghiên cứu cơ sở về lí luận cũng như kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn của bản thân khi thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học chương “Cấu trúc tế bào” trong chương trình Sinh học, bản thân tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để xây dựng đề tài “Thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học nội dung cấu trúc tế bào – Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực cho HS”.
1.2. Tính mới và đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động đánh giá trong tổ chức dạy học môn Sinh học.
- Xây dựng công cụ đánh giá một số năng lực trong dạy học các bài thuộc chương Cấu trúc tế bào trong chương trình Sinh học 10.
- Tổ chức dạy học phát triển năng lực một số bài thuộc chương Cấu trúc tế bào có sử dụng công cụ đánh giá kết quả hoạt động học.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Thiết kế và quy trình sử dụng một số công cụ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS trong dạy học theo hướng phát triển năng lực.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Quy trình thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học môn Sinh học ở trường THPT theo hướng dạy học phát triển năng lực cho HS.
+ Nghiên cứu lí luận về kiểm tra đánh giá cũng như quy trình thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá gắn liền với mục tiêu dạy học phát triển năng lực cụ thể cho HS.
+ Thiết kế các hoạt động dạy học đồng thời thiết kế công cụ đánh giá cho các hoạt động đó trong dạy học một số bài thuộc chương cấu trúc tế bào – Sinh học 10 nhằm đánh giá sự phát triển năng lực cụ thể của HS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tác giả đã nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý thuyết cho đề tài: Lý luận dạy HS học, chương trình giáo dục môn Sinh học 2018. Đồng thời tác giả cũng tiến hành nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực, lý luận về kiểm tra đánh giá trong giáo dục cũng như các công cụ đánh giá nhằm phát triển năng lực cho HS.
1.4.2. Phương pháp điều tra – thống kê
Sử dụng bảng hỏi để khảo sát thực trạng của hoạt động đánh giá trong dạy học môn sinh học thông qua nền tảng Google forms (Biểu mẫu); Sử dụng các công cụ thống kê, phân tích để tổng hợp nhằm đi đến kết luận cuối cùng.
Tác giả cũng đã khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất để qua đó xác định tính ứng dụng của đề tài.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm:
+ Đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động đánh giá trong dạy học phát triển năng lực môn Sinh học ở trường THPT.
+ Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập trong dạy học một số bài thuộc nội dung cấu trúc tế bào – Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực cho HS.
1.4.4. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia LL và PPDH, giáo dục học và GV dạy môn Sinh học ở một số trường THPT về:
- Lý luận về hoạt động đánh giá trong dạy học môn Sinh học.
- Mức độ hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học môn Sinh học nhằm phát triển năng lực cho HS.
- Tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong đề tài
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]