SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid”
- Mã tài liệu: MP0763 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 155 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Liên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Liên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid” triển khai các biện pháp như sau:
1. Cấu trúc nội dung phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
2. Quy trình thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
3. Thiết kế các chủ đề dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
Mô tả sản phẩm
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
- – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đại dịch COVID-19 bùng phát gần 2 năm qua đã làm gián đoạn việc học của trên 1,7 tỷ học sinh, sinh viên tại ít nhất 192 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một năm sau đại dịch, gần 50% học sinh toàn cầu vẫn bị ảnh hưởng vì trường học đóng cửa toàn bộ hoặc một phần. Hiện vẫn có gần 30 quốc gia đóng cửa hoàn toàn trường học, ảnh hưởng tới hơn 100 triệu giáo viên và nhân viên trường học. Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) nhận định thế giới đang chứng kiến “tình trạng khẩn cấp về giáo dục” hết sức nghiêm trọng bởi đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực tới quyền học tập và hưởng các phúc lợi xã hội tại trường học, đồng nghĩa với việc tương lai và hạnh phúc của trẻ em cũng chịu tác động.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhiều giải pháp được đưa ra để tháo gỡ khó khăn cho dạy học, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã biến thách thức thành cơ hội – dạy học trực tuyến. Học sinh nên tận dụng những ngày học trực tuyến ở nhà trở thành cơ hội trong học tập, bằng chính sự tự học. Trong các năng lực chung thì năng lực tự học là năng lực mẫu chốt quan trọng nhất. Việc tự học ở nhà của học sinh sẽ bao gồm các công việc như: Giải các bài tập, giải các bộ đề mà giáo viên đã giao, ôn lại kiến thức đã học ở các bộ môn… Nếu cần sự hỗ trợ của giáo viên, thì học sinh hãy mạnh dạn liên hệ để được sự trợ giúp hiệu quả trong quá trình tự học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn ” Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật ( sinh học 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid”làm đề tài nghiên cứu.
- – MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu
Xác định được quy trình xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề theo hướng HS tự học trong (Sinh học 11) nhằm phát triển NLTH cho HS.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài:NLTH, dạy học theo chủ đề và phát triển NLTH cho học sinh.
- Xác định quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề theo hướng HS tự học. Vận dụng quy trình thiết kế và tổ chức dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (Sinh học 11)
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLTH cho HS.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Dạy học theo chủ đề, NLTH
- Nghiên cứu và thực hiện tử năm học 2020- 2021 và 2021-2022.
- Phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (Sinh học 11)
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học theo chủ đề; quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề; NLTH.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Sinh học 11 THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến NL, NLTH, chủ đề dạy học, bao gồm: SGK Sinh học 11, các tài liệu về lý luận và phương pháp dạy học Sinh học, các giáo trình, luận văn, luận án, tạp chí, bài viết làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu.
1.1. Phương pháp điều tra cơ bản
Điều tra thực trạng việc dạy học theo hướng rèn luyện NLTH và dạy học theo chủ đề thông qua phiếu điều tra, trao đổi, phỏng vấn GV.
1.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Sau khi xây dựng được các quy trình và bộ công cụ rèn luyện NLTH cho HS, chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của một số giảng viên, GV có kinh nghiệm.
1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi xây dựng lý thuyết rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT để kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn của đề tài.
Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua phiếu quan sát và bài kiểm tra.
+ Đối tượng thực nghiệm: học sinh lớp 11 THPT.
+ Nội dung thực nghiệm: các bài học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
+ Các bước thực nghiệm.
——————————————————————————
PHẦN II- NỘI DUNG
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRÊN CƠ SỞ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
- Cơ sở lý luận
- Khái niệm năng lực
- Khái niệm tự học
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách Khoa 2001 “tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo”
Chúng tôi định nghĩa là: tự học là việc bản thân người học tự giác, tích cực, chủ động phát huy các NL trí tuệ, phẩm chất tâm lý của bản thân để có phương pháp phù hợp nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học nhân loại và biến tri thức đó thành vốn tri thức và kinh nghiệm của mình, từ đó hình thành những kĩ năng, kĩ xảo và phát triển toàn diện nhân cách bản thân người học. Điều này cũng có nghĩa là bản thân người học phải tự xác định mục tiêu học tập, tự lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch học tập để giành lấy kiến thức, phát triển NL và tự đánh giá quá trình học (đạt được gì, chưa đạt được gì), từ đó rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh quá trình tự học để hoàn thiện bản thân.
- Khái niệm năng lực tự học
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa khái niệm NLTH của các tác giả Phan thị Thanh Hội và Kiều Thị Thu Giang(2016), “NLTH là khả năng người học độc lập, tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập, thiết kế và thực hiện kế hoạch học tập đến việc tự đánh giá và điều chỉnh việc học nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng, năng lực”.
- Cấu trúc năng lực tự học
Theo chúng tôi thì NLTH thể hiện qua các kĩ năng cơ bản trong toàn bộ quá trình học, bao gồm:
- Kĩ năng xác định mục tiêu học tập: có nghĩa là xác định được sau khi học xong
bản thân cần đạt được những gì? (kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ
- Kĩ năng lập kế hoạch tự học: từ mục tiêu học tập phải lên kế hoạch để đạt được nội dung cần học trong chủ đề, cách thức tài liệu cần thiết trong chủ đề (sách, báo, trang web, câu truyện, thước phim, …), dự kiến các hành động, nhiệm vụ để đạt được mục đích học tập chủ đề, dự kiến sản phẩm có được sau khi học chủ đề.
- Kĩ năng thực hiện kế hoạch: thể hiện qua cách thức tìm kiếm thông tin; cách thức xử lý thông tin; cách thức vận dụng thông tin, tri thức để tạo ra những sản phẩm theo kế hoạch đã lập (bài báo cáo, bài thuyết trình, sơ đồ, bảng biểu, đoạn video);
- Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm
1.2. Dạy học theo chủ đề
- Khái niệm chủ đề
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]