SKKN Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên” gắn với thực tiễn rừng quốc gia Pù Mát nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trường THPT – KNTT

Giá:
100.000 đ
Môn: HĐTN - HN
Lớp: 10.11,12
Bộ sách: Kết nối tri thức
Lượt xem: 591
Lượt tải: 3
Số trang: 59
Tác giả: Bùi Thị Mỹ Hảo
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Mường Quạ
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 59
Tác giả: Bùi Thị Mỹ Hảo
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Mường Quạ
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên” gắn với thực tiễn rừng quốc gia Pù Mát nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trường THPT – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều khác nhau như hoạt
động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại,
các hội thi, các hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt
động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa như: Kịch, thơ,
hát, múa rối, tiểu phẩm, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội…

Mô tả sản phẩm

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 

  1. Lí do chọn đề tài 

Theo tinh thần của Nghị Quyết số 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đó là “…Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học”. 

Trong các môn học của chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,…  

Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Đặc biệt qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh có cơ hội thể hiện bản thân, phát huy các năng lực vốn có và hình thành phát triển các năng lực mới. Hơn thế hoạt động trải nghiệm (HĐTN) đưa học sinh đến những miền tri thức mới mà ở đó học sinh là chủ thể của các kiến thức, học sinh không chỉ hiểu mà còn biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống bằng chính các năng lực của bản thân và năng lực tập thể, năng lực nhóm khi các em có điều kiện hợp tác với nhau. Thế giới thật rộng lớn và ngày càng đa dạng. Nhưng nếu người học chỉ đọc, nghe và nói thì mới chỉ đang nhìn ngắm thế giới mà chưa phải là một phần của thế giới. Trải nghiệm bằng nhiều giác quan, ở nhiều góc độ, bằng cách hóa thân, bằng cách sống thử trong các phần khác nhau của thế giới dù chỉ là trong không gian tạo dựng thì vẫn mang lại cho người học những cảm xúc thực và lắng đọng.  

 Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An, được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia. Vườn quốc gia Pù Mát hiện được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. Với diện tích vùng lõi rộng gần 95.000 ha và vùng đệm rộng 86.000 ha. Nơi đây có hơn 2.500 loài thực vật thuộc 160 họ và gần 1.000 loài động vật sinh sống. Trong đó có những loài đặc trưng như 

Chào Vao, Sao la, Mang lớn, Mang Trường Sơn, Chà vá chân nâu, Vượn má vàng, Voọc xám, Thỏ vằn, Cầy vằn, Trĩ sao, Khướu mỏ dài, hổ Đông Dương…Vườn quốc gia Pù Mát còn được du khách trong và ngoài nước biết đến với các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như thác Khe Kèm; đập Phà Lài; khu hành chính, cứu hộ cứu nạn động vật hoang dã. 

Trường THPT Mường Quạ đứng chân trên địa bàn xã Môn Sơn và tuyển sinh học sinh của hai xã Môn Sơn và Lục Dạ. Đây là hai xã thuộc vùng đệm của vườn quốc gia Pù Mát. Việc giáo dục học sinh nhà trường cùng với các cơ quan chức năng cùng nhau bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi đây có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến hệ sinh thái của rừng. Vì lí do đó, nhóm chúng tôi đưa ra sáng kiến:

Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên” gắn với thực tiễn rừng quốc gia Pù Mát nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trường THPT Mường Quạ 

  • Mục đích nghiên cứu của đề tài 

Tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn giáo dục học sinh từ nhận thức đến hành vi trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của rừng quốc gia Pù mát, qua đó tuyên truyền đến người thân, dân bản của vùng đệm thuộc hai xã Môn Sơn và Lục Dạ cùng nhau góp sức bảo vệ tài nguyên rừng, nói không với các sản phẩm từ động vật hoang dã. 

  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

– Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh – Phạm vi nghiên cứu: 

+ Nội dung: Nghiên cứu tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 Trường THPT Mường Quạ 

+ Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2022 – tháng 5 năm 2023. 

  • Tính mới và ưu điểm nổi bật của đề tài 

Đề tài vừa thể hiện được việc sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên, phù hợp với cách tiếp cận nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đặc biệt đề tài hướng đến sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua các hoạt động thực tế (Trải nghiệm). 

  • Đóng góp của đề tài 

Bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ tài nguyên rừng quốc gia Pù mát nói riêng hiện nay đang là vấn đề cần sự vào cuộc của tất cả mọi người dân, nhất là nhân dân thuộc vùng đệm. Đề tài nhằm giáo dục đến nhận thức của học sinh về vai trò, tầm quan trọng của rừng quốc gia Pù mát, từ đó sẽ có sự tuyên truyền sâu rộng trong khắp các bản làng để cùng nhau bảo vệ rừng và bảo tồn cảnh quan rừng Pù mát, qua đó phát triển các mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng góp phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.  

PHẦN 2: NỘI DUNG 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH  

1.1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển phẩm chất, năng lực 

1.1.1. Lý thuyết về hoạt động trải nghiệm  

  1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm 

Hoạt động trải nghiệm ( HĐTN) là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất, nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. HĐTN trong dạy học là nhiệm vụ học tập trong đó HS được độc lập thực hiện hoặc tham gia tích cực vào tất cả các khâu từ đề xuất ý tưởng, thiết kế kế hoạch, tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện. Qua đó HS vừa chiếm lĩnh kiến thức, vừa phát triển năng lực (NL) và hình thành các phẩm chất. Trong quá trình học sinh (HS) trải nghiệm, giáo viên (GV) đóng vai trò như người tạo động lực cho người học. Trong học tập trải nghiệm, các HĐTN phải được tổ chức theo chu trình học xoáy trôn ốc gồm 4 pha: trải nghiệm cụ thể, quan sát phản ánh, trừu tượng hoá khái niệm, thử nghiệm tích cực.  

  1. Mô hình hoạt động trải nghiệm:  

Mô hình giáo dục trải nghiệm (GDTN) của David Kolb (1984) gồm 4 giai đoạn, trong đó người học thử nghiệm và điều chỉnh các khái niệm mới như là kết quả của các hoạt động phản hồi và hình thành khái niệm. Bốn giai đoạn là:  

Giai đoạn thứ 1: Pha Trải nghiệm cụ thể  

Giai đoạn thứ 2: Quan sát phản ánh  

Giai đoạn thứ 3: Trừu tượng hóa khái niệm  

Giai đoạn thứ 4: Thử nghiệm tích cực  

+ Giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể: Sẵn sàng cho trải nghiệm mới thông qua việc thực hiện những hoạt động/ tình huống cụ thể và thực tế. Người học tiến hành các hành động trên đối tượng (hoặc có thể đọc một số tài liệu, nghe giảng, xem video và chủ đề đang học,…). Tất cả các yếu tố đó sẽ tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho người học. Chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của quá trình học tập. Sự trải nghiệm ở đây cho thấy chất lượng của nó phụ thuộc vào mức độ người học tham gia và hơn nữa đó phải xuất phát từ tình huống thực tế thì trải nghiệm đó mới đáng giá, mới có ý nghĩa và được lựa chọn để người học trải nghiệm và được xem như là tạo tình huống có vấn đề cho người học.  

+ Giai đoạn 2: Phản ánh qua quan sát, là giai đoạn học tập dựa trên sự xem xét kĩ lưỡng một vấn đề nào đó. Ví dụ: quan sát phản ánh nhằm kích thích học tập, xem xét vấn đề từ những khía cạnh và hoàn cảnh khác nhau.  

+ Giai đoạn 3: Khái quát trừu tượng, là giai đoạn hoc tập nhờ vào tư duy, bao gồm: phân tích những ý tưởng một cách hợp lí, khái quát công việc để tìm ra ý tưởng hoặc lí thuyết mới. Xử lí những gì tìm được theo ý tưởng, quan điểm hay cung cách nào đó, chẳng hạn thành định lí, nguyên tắc.  

+ Giai đoạn 4: Thực hành chủ động, là giai đoạn học tập thông qua thực hành tích cực để chuyển hóa nội dung học tập thành kinh nghiệm của bản thân. Người học sử dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề, ra quyết định. Vận dụng chu trình của Kolb, có thể thiết kế hoạt động học tập cho học sinh trải qua 4 giai đoạn trải nghiệm. Việc bắt đầu từ giai đoạn nào cho phù hợp và có hiệu quả sẽ tùy vào nội dung đặc điểm của người học (phong cách học) hoặc mục tiêu dạy học.  

  1. c) Đặc điểm hoạt động trải nghiệm  
  • Nội dung hoạt HĐTN mang tính tích hợp và phân hóa cao.  
  • Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả.  
  • HĐTN được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.  
  • HĐTN đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.  
  • HĐTN giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được.  
  1. d) Đánh giá HĐTN  
  • Khái niệm đánh giá (ĐG) trong HĐTN là ĐG năng lực của HS trong quá trình tham gia HĐTN do GV tổ chức nhằm nâng cao chất lượng dạy học và năng lực của HS. ĐG trong HĐTN phải kết hợp các hình thức ĐG khác nhau, ĐG tại nhiều thời điểm khác nhau và được kết hợp giữa ĐG của GV và ĐG của HS.  
  • Nội dung đánh giá Đánh giá HĐTN đòi hỏi đánh giá các thành phần: năng lực, kiến thức, kĩ năng. Các thành phần này có mối quan hệ với nhau, phụ thuộc vào nhau, nên rất khó đánh giá một cách riêng rẽ. Mặc khác, HS thường có xu hướng đánh giá kết quả của mình cao hơn với kết quả của các nhóm khác nên bên cạnh bảng kiểm đánh giá (sử dụng cho đánh giá GV và HS), cần sử dụng phiếu quan sát (sử dụng cho đánh giá của GV). 

Bảng 1.1.Bộ công cụ đánh giá HĐTN 

Bộ công cụ  Chức năng 
Bảng kiểm quan sát  Ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến HĐ học tập của HS trong quá trình tham gia HĐTN, nhằm mô tả, phân tích, nhận định và đánh giá về sự tương tác HS-HS, HS-GV. Quan sát được thực hiện thông qua bảng kiểm/phiếu quan sát và được sử dụng trong các tình huống học tập liên quan đến HS như: làm việc nhóm, điều tra phỏng vấn, trình bày vấn đề,… 
Sổ theo dõi  Là một hình thức của hồ sơ học tập. Nó là bằng chứng cho kết quả HĐ của từng cá nhân trong nhóm. Sổ theo dõi được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của HĐTN. 
Bảng kiểm đánh giá  Là một công cụ căn cứ liệt kê danh sách các tiêu chí đánh giá một sản phẩm của HĐTN . 
Phiếu đánh giá  Là bộ công cụ liệt kê các tiêu chí để HS đánh giá qua quá trình tham gia HĐTN của các thành viên trong nhóm và kết quả HĐ của nhóm bạn. 
0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh thpt trong giai đoạn hiện nay
10.11,12
Kỹ năng sống
4.5/5

100.000 

10.11,12
Kỹ năng sống
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)