SKKN Thiết kế và vận dụng công cụ kiểm tra đánh giá vào dạy học chủ đề – thành phần hóa học của tế bào- sinh 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong chương trình gdpt 2018
- Mã tài liệu: MP0732 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 217 |
Lượt tải: | 28 |
Số trang: | 67 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 67 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Thiết kế và vận dụng công cụ kiểm tra đánh giá vào dạy học chủ đề – thành phần hóa học của tế bào- sinh 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong chương trình gdpt 2018″ triển khai các biện pháp như sau:
Thiết kế và vận dụng công cụ KTĐG vào dạy học chủ đề – Thành phần hóa học của tế bào – Sinh 10 THPT
Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề
Bước 2: Phân tích và mô tả mức độ biểu hiện yêu cầu cần đạt
Bước 3: Xác định phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động và yêu cầu cần đạt của chủ đề
Bước 4: Công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động học tập và yêu cầu cần đạt của chủ đề
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 |
1. Lý do chọn đề tài | 1 |
2. Mục đích nghiên cứu | 2 |
3. Đối tượng nghiên cứu | 2 |
4. Phương pháp nghiên cứu | 2 |
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. | 3 |
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU | 3 |
1. Cơ sở lý luận | 3 |
1.1. Khái niệm về kiểm tra | 3 |
1.2. Khái niệm về đánh giá | 3 |
1.3.Quan điểm hiện đại về KTĐG theo phát triển phẩm chất năng lực. | 4 |
1.3. Nguyên tắc KTĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. | 4 |
1.4. Quy trình kiểm tra đánh giá | 5 |
1.5. Hình thức kiểm tra đánh giá | 5 |
1.6. Phương pháp kiểm tra đánh giá | 5 |
1.7. Xây dựng công cụ KTĐG | 5 |
2. Cơ sở thực tiễn | 11 |
2.1. Một số thuận lợi và khó khăn của trường THPT | 11 |
2.2. Thực trạng của vấn đề thiết kế và vận dụng công cụ KTĐG vào dạy học môn sinh học ở trường THPT hiện nay | 12 |
3. Thiết kế và vận dụng công cụ KTĐG vào dạy học chủ đề – Thành phần hóa học của tế bào – Sinh 10 THPT | 14 |
Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề | 14 |
Bước 2: Phân tích và mô tả mức độ biểu hiện yêu cầu cần đạt | 15 |
Bước 3: Xác định phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động và yêu cầu cần đạt của chủ đề | 18 |
Bước 4: Công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động học tập và yêu cầu cần đạt của chủ đề. | 19 |
4.Thực nghiệm | 40 |
4.1. Mục đích thực nghiệm. | 40 |
4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm | 40 |
4.3. Phương pháp thực nghiệm | 40 |
4.4. Nội dung thực nghiệm | 41 |
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 45 |
1. Kết luận | 45 |
2. Đánh giá tính hiệu quả của đề tài. | 45 |
3. Đề xuất và kiến nghị | 46 |
QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Viết tắt | Viết đầy đủ |
THPT | : Trung học phổ thông |
GDPT | : Giáo dục phổ thông |
PPDH | : Phương pháp dạy học |
SKKN | : Sáng kiến kinh nghiệm |
GV-HS | : Giáo viên |
KTĐG | : Kiểm tra đánh giá |
KHTN | : Khoa học tự nhiên |
SGK | : Sách giáo khoa |
TNSP | : Thực nghiệm sư phạm |
ĐC | : Đối chứng |
TN | : Thí nghiệm |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài:
Kiểm tra đánh giá là công cụ cần thiết để cung cấp cho giáo viên những phản hồi về phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận của mình đồng thời giúp thiết kế các bài học mới. GD hiện đại đang chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực; người học không chỉ biết cái gì mà quan trọng hơn là làm được cái gì trên cơ sở hiểu biết ấy. Trong quá trình dạy học, mỗi khâu đều góp phần hoàn thành mục tiêu chung đồng thời hoàn thành những chức năng riêng biệt. Đổi mới kiểm tra đánh giá của HS góp phần quan trọng vào đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nhà giáo dục G.K. Miler cho rằng:“Thay đổi chương trình hoặc phương pháp dạy học mà không thay đổi hệ thống đánh giá thì chưa chắc đã thay đổi được chất lượng dạy học. Nhưng thay đổi hệ thống đánh giá mà không thay đổi chương trình giảng dạy thì lại có thể tạo nên sự thay đổi theo chiều hướng tốt của chất lượng dạy học”.
Xu hướng kiểm tra, đánh giá của các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đánh giá năng lực người học. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy, cách dạy và học của học sinh bị chi phối bởi quan niệm chỉ học những gì có trong đề kiểm tra và thi. Việc vận dụng các kĩ thuật đánh giá trong dạy học còn bị xem nhẹ hoặc ít khi được áp dụng trong thực tế dạy học. KTĐG trước đây chủ yếu ở cuối mỗi bài, mỗi chương hoặc sau mỗi nội dung học nên ít đánh giá được năng lực người học. Vì vậy, KTĐG phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học.
Thực tiễn dạy học môn Sinh học hiện nay ở trường THPT cho thấy hoạt động Kiểm tra đánh giá cần phải được quan tâm đổi mới nhiều hơn nữa, bởi vì “đến nay chúng ta mới chỉ dừng lại ở đổi mới việc ra đề tự luận, trắc nghiệm, đánh giá theo PiSa … còn việc đổi mới về mục đích, công cụ, chủ thể đánh giá” trong dạy học thì chưa được quan tâm đúng mức. Năm học 2020 – 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cho tập thể đội ngũ sư phạm trong cả nước thực hiện học tập các chuyên đề (Module 1, 2, 3). Trong đó module 3 chúng tôi đã vận dụng hiệu quả. Chúng tôi tự nhận thấy đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá môn Sinh học ở trường THPT theo cách dùng công cụ KTĐG như Bảng kiểm, Rubrics, bài tập, hồ sơ học tập… là hợp lí và chúng tôi tiến hành thử nghiệm.
Đối với HS, môn Sinh học là một bộ môn quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống. Trong đó, chủ đề – Thành phần hóa học của tế bào – Sinh 10 là kiến thức đặc biệt quan trọng vì nó có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có thể tạo điều kiện thực hiện liên môn ở trường phổ thông. Tuy nhiên, chủ đề này có khối lượng kiến thức khá mới mẻ với HS khi bắt đầu học chương trình THPT và nó tạo ra không ít khó khăn cho các em khi lần đầu tiếp xúc. Khi học xong chủ đề này, HS sẽ thấy được các đặc điểm của sự sống ở cấp độ tế bào là do các đặc điểm của các đại phân tử cấu tạo nên tế bào quy định. Sự tương tác của các đại phân tử bên trong tế bào tạo nên sự sống. Như vậy sự sống không có gì là huyền bí mà đều chịu sự chi phối của các quy luật lý hóa.
Vì lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Thiết kế và vận dụng công cụ kiểm tra đánh giá vào dạy học chủ đề – Thành phần hóa học của tế bào – Sinh 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong chương trình GDPT 2018”.
- Mục đích nghiên cứu:
Chúng ta cũng biết rằng, tháng 3 năm 2021, Bộ Giáo dục Và Đào tạo đã tập huấn trực tuyến Chuyên đề Module 3: “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực người học” cho giáo viên cốt cán, giáo viên đại trà THPT, TTGDTX trong cả nước. Tài liệu tập huấn đã giới thiệu khá kĩ lí thuyết, Video, câu hỏi, bài tập thực nghiệm. Tuy nhiên, đối với những giáo viên miền núi như chúng tôi, đây vẫn là những công cụ kiểm tra khá mới mẻ. Và tôi muốn vận dụng nó vào thực tiễn dạy học môn Sinh học ở tất cả các khối lớp khác nhau. Đây là một việc làm thiết thực.
Nghiên cứu để tìm ra một số cách thức (giải pháp) vận dụng công cụ như Bảng kiểm, Rubrics, bài tập, hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, câu hỏi, đề kiểm tra… vào kiểm tra đánh giá khi dạy chủ đề – Thành phần hóa học của tế bào – Sinh 10, góp phần tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá môn Sinh học ở nhà trường THPT.
Nghiên cứu có thể làm căn cứ đáng tin cậy cho việc tiến hành sử dụng công cụ KTĐG trong kiểm tra đánh giá dạy học môn Sinh học những năm sắp tới ở các nhà trường THPT của nước ta.
Đó là những vấn đề then chốt mà chúng ta cần suy nghĩ và cũng là mục đích mà đề tài muốn hướng tới.
- Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số kĩ thuật đánh giá dùng trong quá trình DH môn Sinh học hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Kiểm tra đánh giá quá trình học tập của HS chủ đề – Thành phần hóa học của tế bào – Sinh học 10 THPT.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về PPDH môn Sinh, tài liệu viết về việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
- Phương pháp điều tra quan sát: Quan sát thực trạng dạy và học môn
Sinh ở một số trường THPT. Tiến hành dự giờ, trao đổi, tham khảo ý kiến một số đồng nghiệp dạy giỏi Sinh.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm giảng dạy ở một số lớp để xem xét tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học: để xử lý các số liệu thu được từ thực nghiệm.
- Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2020-2021, 2021-2022 là hai năm học có nhiều biến động, giáo viên đựơc tập huấn các module để chuẩn bị cho việc thay sách giáo khoa vào năm 2022- 2023. Yêu cầu về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên ngày càng cao. Điểm mới của đề tài lần này là cung cấp lí thuyết về các công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Sinh học ở nhà trường THPT. Vận dụng vào thực tiễn: Kết quả thực nghiệm từ quá trình dạy học môn Sinh học ở học kì II năm học 2020 – 2021 và học kỳ I năm học 2021-2022 (so sánh với cách dạy cũ môn này ở các năm học trước đó), chủ yếu thuộc chương trình môn Sinh 10.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm về kiểm tra
Kiểm tra là quá trình xem xét, tổ chức thu thập thông tin và gắn với hoạt động đo lường để đưa ra các kết quả, so sánh, đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu hay chuẩn đã đề ra, với mục đích xác định xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng, chi phối… Như vậy, trong giáo dục:
- Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học – Kiểm tra, đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của GV
- Kiểm tra, định giá là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy và học.
1.2. Khái niệm về đánh giá
- Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.
- Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.
- Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]