SKKN Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh trường THPT
- Mã tài liệu: MT0242 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 943 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 75 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 5 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 75 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 5 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Đối với nhà trường
1.1. Đảm bảo hạ tầng công nghệ phục vụ dạy học
1.2. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo.
2. Đối với giáo viên
2.1. Trang bị kiến thức – Làm chủ công nghệ
2.2. Lập kế hoạch trước cho lớp học
2.3. Xây dựng giờ học trực tuyến hạnh phúc, lớp học trực tuyến yêu thương
2.4. Quan tâm chăm sóc bản thân
3. Đối với học sinh
4. Đối với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, HS và GV cả nước đã bước vào năm học 2021- 2022 bằng lễ Khai giảng trực tuyến, bắt đầu những giờ học online, để thích ứng với tình hình dịch bệnh.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã nói “Năm học 2021- 2022 bắt đầu trong muôn vàn khó khăn khi dịch bệnh vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề ở nhiều địa phương. Trước mắt chúng ta sẻ có một năm học đầy thách thức. Toàn nghành Giáo dục cần chuyển trạng thái để thích ứng với tình hình dịch bệnh, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh đến với giáo dục; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và các yêu cầu chất lượng cốt lõi; hỗ trợ cho các học sinh và sinh viên khó khăn. Tất cả chung sức đồng lòng vượt qua khó khăn thử thách”.
Với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, bảo đảm an toàn cho HS, GV, hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Một phong trào chuyển đổi phương thức dạy học được thực hiện đồng bộ ở các trường học trên cả nước, để kịp thời ứng phó, thích nghi với tình hình mới. Đặc biệt ở Thông tư 09/2021/ TT-BGDDT ngày 30/3/2021 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Đến nay dạy học trực tuyến không còn là giải pháp tình thế trong mùa dịch mà được công nhận là phương thức dạy học chính thức trong nhà trường, là giải pháp lâu dài để ngành giáo dục vừa thích ứng, vừa đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo nên những bước phát triển đột phá.
Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch covid – 19 nên nhà trường đã thực hiện dạy học online cho HS và lên phương án thích ứng linh hoạt. Đứng trước bao nhiêu khó khăn, áp lực đè nặng lên vai các nhà quản lí giáo dục, GV, HS, PH. Thiếu cơ sở vật chất như mạng, máy tính, phương tiện học tập. Thiếu kinh nghiệm dạy học online đặc biệt với những GV không thành thạo CNTT, GV nhiều tuổi.
Bên cạnh đó những hạn chế của việc học trực tuyến như HS phải vật lộn với việc tập trung nhìn vào màn hình máy tính/ điện thoại trong thời gian dài, HS không quen việc học trực tuyến nên còn thấy chán nản, mất tập trung… Khi học trực tuyến
HS cũng dễ dàng bị phân tâm bởi mạng xã hội hoặc các trang web khác… Nên giờ học trực tuyến chưa đạt được hiệu quả cao. “Vậy làm thế nào để có một giờ học trực tuyến thực sự hiệu quả?”- Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều GV, PH và HS đưa ra.
Trước những khó khăn và thách thức đó chúng tôi đưa ra quyết định nghiên cứu đề tài “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh trường THPT Nghi Lộc 5” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận
Dạy học trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua một thiết bị nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho HS học trực tuyến từ xa. GV có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác. ( Wikipedia tiếng Việt)
Theo Thông tư 09/2021/ TT-BGDDT các khái niệm được hiểu như sau:
Hệ thống dạy học trực tuyến là hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến.
Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống dạy học trực tuyến.
Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo Tiến sĩ Vũ Thế Dũng (báo Thanh Niên ngày 12/02/2020) có thể chia giáo dục trực tuyến theo năm bậc như sau:
Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống. Bậc 2 chỉ là nền tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập. Bậc 3, E-Learning được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn, nhưng lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo. Ở bậc 4, E-Learning kết hợp trong phương thức và triết lý giáo dục.
Đến bậc 5, trường học đã thực sự chuyển đổi số hoàn toàn mô hình hoạt động của mình từ học tập, giảng dạy, quản lý, chất lượng. Ở bậc này, E-Learning thực sự thay đổi cách tiếp cận và chất lượng giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn
Kể từ khi bùng phát vào cuối năm 2019 đến nay; đại dịch Covid -19 đã tạo ra một bước ngoặt với sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế – xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đi cùng với nó, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất. Trong bối cảnh đó, nhằm phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, đồng thời duy trì chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình đúng tiến độ, đảm bảo việc học tập của HS không bị gián đoạn, nhiều trường học đã áp dụng việc dạy học bằng hình thức trực tuyến. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi hình thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến đã tạo ra không ít những khó khăn, thách thức đối với HS và GV. Từ sự bị động khi buộc phải đóng cửa trường học hàng loạt, hệ thống giáo dục các nước và Việt Nam dần lấy lại sự chủ động khi chuyển sang các hình thức học tập trực tuyến ứng dụng công nghệ. Do đó, các trường học phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu của với việc dạy và học theo hình thức trực tuyến, sẵn sàng thích nghi với hoàn cảnh mới.
Cuối tháng 3 năm 2021, Bộ GD&ĐT chính thức ban hành Thông tư số 09/2021/TT- BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Thông tư được coi là hành lang pháp lý, chính thức công nhận hình thức dạy học trực tuyến.
Công văn số 1712/SGD&ĐT-GDTH, GDTrH ngày 26/8/2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An hướng dẫn dạy học trực tuyến năm học 2021-2022 cho toàn thể cán bộ, GV, nhân viên, HS và PH được biết và đồng hành cùng ngành giáo dục.
Trường THPT Nghi Lộc 5 đã kịp thời thích ứng linh hoạt đảm bảo kế hoạch giảng dạy và học tập không bị gián đoạn bởi tình hình dịch bệnh kéo dài. Đội ngũ GV trẻ có trình độ chuyên môn, khả năng ứng dụng CNTT tốt là một thuận lợi để nhà trường nâng cao năng lực dạy học trực tuyến trong thời gian tới.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5
1. Khái quát về địa bàn khảo sát
Trường THPT Nghi Lộc 5 cách xa trung tâm huyện Nghi Lộc 15km, nằm ở phía Tây huyện Nghi Lộc, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các xã vùng tuyển sinh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn.
Tuy nhiên, nguời dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiêp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, vất vả. Một số gia đình nhà nghèo lại đông con nên HS vừa đi học, vừa phải đi làm thêm, trở thành lao động phụ của gia đình, học sinh không được trang bị đầy đủ các phương tiện học tập trực tuyến. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy học, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19 thì việc dạy học chỉ thực được bằng hình thức trực tuyến.
2. Tiến hành khảo sát
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5 từ năm 2020 đến nay. Kết quả khảo sát là cơ sở để chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 và nhân rộng cho các cơ sở giáo dục khác.
2.1. Nội dung khảo sát:
- Khảo sát nhận thức của GV, PH và HS về sự cần thiết dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 5, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Khảo sát HS trường THPT Nghi Lộc 5 có đủ thiết bị để phục vụ học tập trực tuyến năm học 2021- 2022.
- Khảo sát thực trạng dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5. – Khảo sát phương pháp và kỹ năng dạy học trực tuyến của GV tại trường THPT Nghi Lộc 5.
2.2. Đối tượng khảo sát:
– Là CBQL, GV, CNV và HS trường THPT Nghi Lộc 5
2.3. Phương pháp khảo sát:
+ Phương pháp điều tra bằng Phiếu khảo sát online trên google frorm
+ Phương pháp Phỏng vấn sâu.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]