SKKN Tích hợp giáo dục kiến thức sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch trong một số tiết dạy sinh học lớp 11 – ban cơ bản

Giá:
100.000 đ
Môn: Sinh học
Lớp: 11
Bộ sách:
Lượt xem: 792
Lượt tải: 6
Số trang: 25
Tác giả: Lê Thị Thu Hương
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Nga Sơn
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 25
Tác giả: Lê Thị Thu Hương
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Nga Sơn
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệmSKKN Tích hợp giáo dục kiến thức sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch trong một số tiết dạy sinh học lớp 11 – ban cơ bản triển khai các biện pháp như sau: 

Nghiên cứu kỹ các bài dạy để xây dựng kế hoạch tích hợp kiến thức sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch theo từng mục, từng tiết học. Tìm kiếm các kiến thức tích hợp phù hợp cho bài dạy qua nhiều kênh khác nhau: Thực tế địa phương; qua sách báo; qua mạng internet…trong đó chú trọng các tư liệu sát thực ở địa phương. Soạn giáo án và thực hiện bài giảng có tích hợp theo hướng mới này ở một số lớp nghiên cứu; dạy giáo án tích hợp theo hướng cũ ở các lớp đối chứng

Mô tả sản phẩm

MỤC LỤC

 

TT Nội dung tài liệu Trang
1. MỞ ĐẦU: Trang 2
1.1. Lý do chọn đề tài: Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu: Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trang 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trang 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Trang 3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trang 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trang 3
2.3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề: Trang 3
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Trang 15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: Trang 16
3.1. Kết luận: Trang 16
3.2. Kiến nghị: Trang 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO : Trang 17

 

  1. MỞ ĐẦU:

1.1. Lý do chọn đề tài:

   Hiện nay việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, trồng trọt diễn ra phổ biến ở nước ta. Xuất phát từ nhận thức của một bộ phận người dân về vấn đề sản xuất thực phẩm sạch còn hạn chế nên một bộ phận không nhỏ người sản xuất đã lạm dụng chất kích thích sinh trưởng hoặc sử dụng chúng mà không quan tâm tới các quy định về liều lượng, thời gian sử dụng… đã tạo ra những nguồn thực phẩm không an toàn cho người sử dụng, gây ô nhiễm môi trường, trở thành một vấn đề lớn được dư luận đặc biệt quan tâm. Do đó việc tăng cường giáo dục, tuyên truyền về nhận thức này cho học sinh THPT nói riêng ( là lực lượng lao động chính của XH trong những năm tới) và toàn xã hội nói chung cần được quan tâm hơn. Tuy nhiên, trong chương trình Sinh học THPT không có bài dạy riêng biệt về vấn đề này; việc lồng ghép kiến thức này vào các bài dạy của giáo viên môn Sinh học còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, thiếu tính hệ thống. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn viết SKKN với đề tài “ Tích hợp giáo dục kiến thức sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch trong một số tiết dạy Sinh học lớp 11 – Ban cơ bản”.

1.2. Mục đích nghiên cứu:

Trong đề tài này, sau khi nghiên cứu bản thân tôi muốn làm rõ các vấn đề sau:

– Việc tích hợp giáo dục kiến thức sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch trong một số tiết dạy Sinh học lớp 11 – Ban cơ bản có đảm bảo tính hợp lý, khoa học về mặt lý luận và thực tiễn hay không?

– Việc triển khai đề tài có làm thay đổi theo hướng tích cực về suy nghĩ, hành động của học sinh và nhân dân về vấn đề sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch hay không?

– Việc ứng dụng và mở rộng phạm vi nghiên cứu với đề tài trong tương lai.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

  Sự hình thành kỹ năng sống thông qua nhận thức và hành động của học sinh lớp 11 – trường THPT Nga Sơn – về vấn đề sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch sau khi được giáo dục lồng ghép qua môn Sinh học.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:

– Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết: Bản thân giáo viên cần lựa chọn, tìm hiểu kỹ về các đơn vị kiến thức cần tích hợp; tìm các bài dạy thích hợp để tích hợp kiến thức; tiến hành soạn các giáo án tích và lên lớp.

– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:

+ Sử dụng hệ thống câu hỏi, tình huống để khảo sát nhận thức thực tiễn của học sinh về vấn đề sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch trước khi tiến hành đề tài.

+ Giáo viên lên lớp với giáo án tích hợp kiến thức sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch ở một số lớp dạy; lên lớp ở một số lớp khác ( tương đương về chất lượng) bằng giáo án không tích hợp. Tiến hành đánh giá sự nhận thức và hành động thực tiễn của học sinh 2 nhóm lớp trên bằng cùng một hệ thống câu hỏi, tình huống.

– Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Thông qua việc khảo sát sẽ thống kê, xử  lý số liệu của mỗi nhóm lớp. Từ đó đi đến kết luận cho vấn đề nghiên cứu.

 

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

 

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

    Bộ môn Sinh học gắn liền với nghiên cứu đặc điểm cấu tạo cũng như các quá trình sinh học diễn ra bên trong cơ thể sinh vật. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển thì vai trò của các hoocmon đóng vai trò đặc biệt quan trọng; việc sử dụng các hoocmon tự nhiên và nhân tạo tác động đến sự sinh trưởng của sinh vật hoàn toàn tuân theo các quy luật sinh học. Do đó, việc lồng ghép kiến thức sản xuất thực phẩm sạch khi dùng hoocmon sinh trưởng cũng như cách nhận biết một số thực phẩm sạch vào một số tiết dạy sinh học sẽ đảm bảo tính logic về tư duy, tính khoa học cũng như cơ sở về lý luận, thực tiễn.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

     Đối với người sản xuất thực phẩm, các chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, trồng trọt. Ngoài những chất kích thích sinh trưởng có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ NN&PTNT thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kích thích sinh trưởng không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục cho phép của Bộ đã dẫn tới tình trạng thực phẩm mất an toàn tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng mạnh đến tâm lý người tiêu dùng.

     Đối với học sinh THPT Nga Sơn hiện nay nhận thức về sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch còn tương đối hạn chế; các em còn thiếu về cả kiến thức và kỹ năng để có thể đưa ra hành động đúng trong các vấn đề nói trên.

     Đối với giáo viên, việc tích hợp các kiến thức nói trên còn tỏ ra lúng túng, thiếu sự định hướng, thiếu tư liệu, thiếu sự đồng bộ nên hiệu quả tích hợp còn hạn chế.

     Đối với SGK, lượng kiến thức tích hợp đưa vào còn hạn chế, chưa cập nhật được nhiều thông tin, hình ảnh thực tiễn.

    Từ các thực trạng trên có thể nói rằng việc tích hợp kiến thức sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch trong giảng dạy môn Sinh học lớp 11 – Ban cơ bản – hiện nay là chưa có tính thống nhất đồng bộ, còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

2.3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề:

    Để nghiên giải quyết vấn đề trên tôi đã đưa ra giải pháp và tổ chức thực hiện như sau:

* Nghiên cứu kỹ các bài dạy để xây dựng kế hoạch tích hợp kiến thức sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch theo từng mục, từng tiết học. Tìm kiếm các kiến thức tích hợp phù hợp cho bài dạy qua nhiều kênh khác nhau: Thực tế địa phương; qua sách báo; qua mạng internet…trong đó chú trọng các tư liệu sát thực ở địa phương. Soạn giáo án và thực hiện bài giảng có tích hợp theo hướng mới này ở một số lớp nghiên cứu; dạy giáo án tích hợp theo hướng cũ ở các lớp đối chứng. Một số ví dụ cụ thể về giáo án tích hợp:

Trích giáo án số 1:  

 Tích hợp kiến thức sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch vào tiết 35 ( Sinh học lớp 11 – Ban cơ bản ): Hoocmôn thực vật – phần II. Hoocmôn kích thích và phần III. Hoocmôn ức chế

Hoạt động dạy và học của thầy, trò Nội dung kiến thức
GV: Cung cấp thêm các thông tin về Auxin và hướng dẫn học sinh khai thác kênh chữ trong sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức.CH1: Loại Auxin phổ biến nhất ở thực vật là loại nào?

CH2 : Auxin được sinh ra chủ yếu ở đâu trên cơ thể thực vật?

CH3 : Tác dụng sinh lý của AIA đến sự sinh trưởng của thực vật?

CH4 : Nêu các loại Auxin nhân tạo?

GV: Cung cấp hình ảnh (dùng máy chiếu) về nguồn gốc một số loại kích thích (Auxin nhân tạo) nông dân đang dùng:

Loại hoá chất không rõ nguồn gốc dùng để kích thích ở Tiền Phong, Ân Thi, Hưng Yên 

Vỏ thuốc đã sử dụng tại bờ ruộng

(Nguồn báo KhoaHoc.tv)

CH5 : Có nhận xét gì về chủng loại, nguồn gốc các chất kích thích sinh trưởng đang dùng hiện nay?

GV: ( Theo Nguoiduatin) “…Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký TP HCM phát hiện 7 mẫu có Methamidophos. Đó là, rau muống, khoai tây Trung Quốc, đậu cô ve, cải ngọt, dưa leo, rau ngót, cà rốt Trung Quốc. Khảo sát mới nhất của Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam  cũng cho kết quả đáng lo ngại: Tại các vùng trồng táo, trồng nho, người ta có thói quen phun nhiều lần trong mùa vụ cho đến sát thời điểm thu hoạch. Cách phun thuốc này đã để lại một dư lượng monnocrotophos và cypermethhrin trong quả táo ở thị trường TP HCM lớn hơn mức độ cho phép nhiều lần…”

   Các loại rau được “tắm” thuốc kích thích

CH6 : Việc sử dụng kích thích sinh trưởng đã tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật chưa?

CH7 : Cơ thể sinh vật có phân giải được các hoocmon sinh trưởng nhân tạo không? Hậu quả lâu dài của việc sử dụng thức ăn có nguồn hoocmon này?

CH8 : Sử dụng kích thích sinh trưởng trong nuôi trồng như thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm?

GV: Cung cấp các thông tin có đối chứng về cánh nhận biết các sản phẩm rau quả có sử dụng khích thích sinh trưởng.

CH9 : Qua sát các hình ảnh sau và so sánh về hình thức giữa rau sử dụng và rau không sử dụng kích thích sinh trưởng?

Mướp đắng sạch (phải) màu đậm và gai sù sì hơn

Cải sạch (phải) rất khó tránh sâu và lá thường đậm màu hơn cải được bón kích thích

Đậu tự trồng quả ít khi thuôn dài đều tăm tắp và có vết sâu (phải) Giá đỗ sạch dễ phân biệt bằng mắt thường

GV:  Hướng dẫn học sinh khai thác kênh chữ và kênh hình (Hình 35.2) để tìm hiểu kiến thức về Gibêrelin:

CH10 : Gibêrelin được tạo ra ở cơ quan nào của thực vật?

CH11 : Gibêrelin có tác động như thế nào đến sự sinh trưởng của cây?

GV: Cung cấp thêm kết quả thử nghiệm của Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP HCM: “Rau muống trồng bình thường đến ngày cắt chỉ cao chưa đến 30 cm. Còn rau thử nghiệm, có sử dụng “viên độc” và “viên mo” đến ngày cắt cao từ hai tới ba lần so với rau đối chứng vì dưới tác dụng kích thích của hoạt chất Gibberellic Acid (GA) rau có thể đạt tốc độ tăng trưởng 10cm/ngày bất chấp thời tiết không thuận lợi”

CH12:  Người ta đã lạm dụng Gibêrelin nhân tạo trong sản xuất thực phẩm như thế nào? 

GV:  Hướng dẫn học sinh khai thác kênh chữ và kênh hình (Hình 35.3) để tìm hiểu kiến thức về Gibêrelin:

CH13 : Nêu một vài ví dụ về Xitôkinin tự nhiên và nhân tạo?

CH14 : Vai trò sinh lý của Xitôkinin ?

GV: Hướng dẫn học sinh khai thác kênh chữ, kênh hình ( Hình 35.4) để tìm hiểu kiến thức về Eetilen.

CH15: Ở cây trồng Êtilen được sản xuất ở đâu?

CH16: Vai trò của Êtilen đối với cây trồng?

GV: Cung cấp thêm thông tin để học sinh tìm hiểu về sự lạm dụng Êtilen trong sản xuất thực phẩm hiện nay.

“…Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, hiện tại, các loại thuốc thúc chín hoa quả vẫn chưa có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ nên có thể nói việc sử dụng các loại thuốc thúc chín hoa quả như đu đủ, mít, xoài… là bất hợp pháp. Trước đó, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT, thuốc ép chín xuất hiện trên thị trường được nông dân trồng trái cây hay sử dụng để thúc chín còn gọi là thúc tố có thành phần chủ yếu là chất ethephon;… với liều lượng ethrel 2.000mg/kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethrel có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da…”

Một trong các loại thuốc kích chín (Báo doisongphapluat)

CH17: Nhận xét gì về nguồn gốc các thuôc kích chín hoa quả? Sử dụng chúng có hợp pháp không?

GV: Cung cấp thêm thông tin về việc sử dụng kích chín hoa quả:

Người nông dân đang bôi thuốc kích chín nhanh cho đu đủ (nguồn báo KhoaHoc.tv )

  

Tiêm kích chín cho mít (Nguồn Vietnamnet)

Ngâm chuối vào hóa chất kích chín (Nguồn nguoivietodessa)

CH18 : Thực trạng sử dụng Êtilen nhân tạo trong việc kích chín hoa quả? Ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe?

GV: Cung cấp thêm thông tin để học sinh phân biệt hoa quả chín thường và hoa quả kích chín.

           (Nguồn báo Doisongphapluat)

         ( Nguồn báo Xaydung.com)

                   ( Nguồn Dantri.com)

CH19: Cách phân biệt trái chín cây và trái chín ép?

GV: Hướng dẫn học sinh khai thác kênh chữ SGK để tìm hiểu kiến thức về AAB.

CH20 : Cơ quan nào của thực vật sinh ra AAB?

CH21: Vai trò của AAB đối với thực vật?

II – Hoocmôn kích thích.

1. Auxin:

– Auxin phổ biến ở thực vật là Axit indol axetic (AIA).

– Auxin sinh ra chủ yếu ở đỉnh của thân và cành.

– Ở mức tế bào, AIA kích thích nguyên phân, sinh trưởng dãn dài của tế bào; ở mức độ cơ thể, AIA tham gia vào nhiều hoạt động sống như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt.

– Auxin nhân tạo gồm ANB, AIB.

– Các chất kích thích đang dùng gồm nhiều chủng loại trong đó có những loại không rõ nguồn gốc.

– Việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng còn mang tính bừa bãi chưa tuân thủ các quy định về chủng loại, liều lượng thời gian…

– Cơ thể người không có enzim phân giải các hoocmon này. Chúng tích lũy dần trong cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

– Chỉ sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong danh mục cho phép của Bộ; sử dụng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn.

– Rau có sử dụng kích thích sinh trưởng thường có ngoại hình đẹp, sáng bóng, đồng đều một cách bất thường; 

2) Gibêrelin (GA):

Gibêrelin được sinh ra chủ yếu ở lá, rễ.

– Ở mức độ tế bào GA làm tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài; ở mức độ cơ thể nó kích thích nảy mầm, kích tăng trưởng chiều cao, tạo quả không hạt.

– Việc lạm dụng GA nhân tạo nhằm tăng tốc sinh trưởng, thu lợi về mặt kinh tế nhưng tạo ra các thực phẩm không an toàn cho sức khỏe con người.

3) Xitôkinin:

– Ở thực vật có Xitôkinin tự nhiên như zeatin; Xitôkinin nhân tạo như kinetin.

– Ở mức tế bào Xitôkinin kích thích phân bào làm chậm quá trình già; ở mức cơ thể ảnh hưởng đến sự hình thành chồi mô.

III – Hoocmôn ức chế:

1) Êtilen:

– Êtilen được tạo ra ở hầu hết các phần của thực vật và đặc biệt nhiều trong thời gian rụng lá, hoa già, mô tổn thương.

– Có vai trò thúc quả chóng chín, rụng lá.

– Các chất kích chín hoa quả đều không có nguồn gốc (chưa cấp phép); sử dụng thuốc kích chín là vi phạm pháp luật.

– Việc sử dụng kích thích chín ở hoa quả diễn ra bừa; Tồn dư kích thích chín trong hoa quả khi vào cơ thể con người sẽ tích lũy và gây hại.

– Trái chín cây thường có vỏ căng mọng, thịt chín mềm đều không bị sượng, có mùi thơm tự nhiên.

2) Axit abxixic (AAB):

– AAB được tạo ra ở lục lạp, chóp rễ.

– Tương quan AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Xây dựng chuyên đề nội môn trong dạy học di truyền học quần thể
12
Sinh Học
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)