SKKN Tìm hiểu một số căn bệnh của xã hội phát triển để tích hợp giáo dục cách phòng tránh trong một số tiết dạy ở Sinh học 11
- Mã tài liệu: MP0780 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 802 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tân Kỳ 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tân Kỳ 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tìm hiểu một số căn bệnh của xã hội phát triển để tích hợp giáo dục cách phòng tránh trong một số tiết dạy ở Sinh học 11“ triển khai các biện pháp như sau:
Ở học sinh THPT cung cấp những hiểu biết và cách phòng tránh những căn bệnh là một vấn đề cấp thiết mà các nhà quản lý giáo dục và các nhà giáo dục cần quan tâm, vì chất lượng sức khỏe của toàn cộng đồng trong tương lai. Đặc biệt là học sinh khối 11, lứa tuổi đang hoàn thiện mình cả thể chất lẫn tinh thần. Học sinh THPT đây chính là đội quân tuyên truyền viên tốt nhất , có ảnh hưởng lớn đến các thành viên khác trong gia đình và xã hội. Chúng ta là những nhà giáo dục, tôi thiết nghĩ cần khéo léo và mạnh dạn áp dụng một số phương pháp trong dạy học bộ môn sinh học để đưa một số kiến thức thực tiễn về bệnh lý học liên quan đến kiến thức sách giáo khoa vào giảng dạy để khơi dậy hứng thú học tập của học sinh đối với môn sinh học hơn. Mặc dù đây chỉ là một số những câu hỏi, những tình huống liên quan nhỏ nhưng nó giúp học sinh có một cái nhìn đúng đắn, biết cách phòng tránh những căn bệnh thông qua việc điều chỉnh hành vi.
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đi kèm với sự phát triển ngày càng cao của xã hội là mặt trái trong cách sống, ăn uống vội vã, bừa bãi dẫn đến hệ lụy là những căn bệnh của xã hội phát triển đang trở thành những mối e ngại lớn với toàn xã hội . Những căn bệnh đó luôn rình rập và sẵn sàng đánh gục mỗi chúng ta. Một số những căn bệnh đó bao gồm: Thừa dinh dưỡng – Béo phì, Tiểu đường (đái tháo đường), Gout, các bệnh về tim mạch (Cao huyết áp, Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim – đột quỵ)… Những căn bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh, dẫn đến những biến chứng nguy hại cho người bệnh thậm chí dẫn đến tử vong.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ gia tăng người mắc những căn bệnh trên rất cao. Đặc biệt với bệnh tiểu đường, có tỉ lệ gia tăng người mắc nhanh nhất thế giới, so với 10 năm trước số người mắc bệnh này tăng 211% (theo báo lao động xã hội số 70 ngày 11/06/2013).
Ở học sinh THPT cung cấp những hiểu biết và cách phòng tránh những căn bệnh là một vấn đề cấp thiết mà các nhà quản lý giáo dục và các nhà giáo dục cần quan tâm, vì chất lượng sức khỏe của toàn cộng đồng trong tương lai. Đặc biệt là học sinh khối 11, lứa tuổi đang hoàn thiện mình cả thể chất lẫn tinh thần. Học sinh THPT đây chính là đội quân tuyên truyền viên tốt nhất , có ảnh hưởng lớn đến các thành viên khác trong gia đình và xã hội. Chúng ta là những nhà giáo dục, tôi thiết nghĩ cần khéo léo và mạnh dạn áp dụng một số phương pháp trong dạy học bộ môn sinh học để đưa một số kiến thức thực tiễn về bệnh lý học liên quan đến kiến thức sách giáo khoa vào giảng dạy để khơi dậy hứng thú học tập của học sinh đối với môn sinh học hơn. Mặc dù đây chỉ là một số những câu hỏi, những tình huống liên quan nhỏ nhưng nó giúp học sinh có một cái nhìn đúng đắn, biết cách phòng tránh những căn bệnh thông qua việc điều chỉnh hành vi. Cùng với viêc giảng dạy bộ môn sinh học ở khối 11 liên quan đến bài 19, 20 chương I (Phần B), và bài 39 chương III (Phần B).
Vì tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu một số căn bệnh của xã hội phát triển để tích hợp giáo dục cách phòng tránh trong một số tiết dạy ở sinh học 11- THPT”
- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
– HS có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn hơn về vấn đề mình đang học, từ đó giúp các em luôn tự tin trong cuộc sống tương lai.
– HS yên tâm khi tham gia các hoạt động xã hội trong tương lai, các em có thể tự chủ trong các cuộc giao tiếp.
– HS có kiến thức, hiểu biết về những căn bệnh luôn rình rập xung quanh mình và phòng tránh những căn bệnh đó thông qua chế độ ăn uống hợp lý và có một môi trường sống trong lành.
– Thông qua đội quân tuyên truyền viên này giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 11
3.2. Thời gian nghiên cứu: Năm học ………. `
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng hợp từ các nguồn tài liệu: tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học
Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp đánh giá.
PHẦN NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở khoa học
Dựa trên chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010 (ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ – TTG ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ) ở mục 5.2 ghi rõ “ Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động: Thầy giảng trò ghi, sang hướng dẫn người đọc chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức: dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập…”
Một số kiến thức về bệnh lý học đã được đưa vào nội dung giáo dục của nhà trường bằng cách lồng ghép vào nội dung một số môn học. Các nội dung này đã và sẽ tiếp tục thể hiện trong nôi dung các môn học đặc biệt là môn Sinh học. Đây là môn học có thể chuyển tải rõ rệt và hiệu quả nhất về nội dung giáo dục về bệnh lí học.
Dựa vào tài liệu sách giáo viên, sách giáo khoa sinh học 11.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Dựa vào cuộc sống quanh ta, thực tế sống động của đất nước cho thấy: nếu không trang bị kiến thức về mối liên hệ giữa môi trường, chế độ dinh dưỡng và phát sinh bệnh lí cho thế hệ trẻ hiểu biết về vấn đề này sẽ đặt họ trước những hiểm họa về sức khỏe. Do đó cần phải trao cho thanh niên “chìa khóa” để phòng thân, để tự bảo vệ mình. Giáo dục sức khỏe bệnh lí học là “chiếc chìa khóa” giúp thanh niên thời đại chủ động điều khiển những hành động phù hợp, có thói quen về dinh dưỡng hợp lí với thời đại mới.
1.2.1. Thực trạng dạy học
Thực trạng trước khi thực hiện đề tài, tôi tìm hiểu một số học sinh về thái độ đối với giáo dục về bệnh lí học và cách phòng tránh một số căn bệnh ở học sinh khối 11 thì có kết quả như sau:
Thái độ khi đề cập tới vấn đề sức khỏe bệnh lí | Tỉ lệ |
Rất hứng thú | 90% |
Hứng thú | 7% |
Không quan tâm | 3% |
Đang còn nhiều giáo viên chưa đề cập đến vấn đề này trong giảng dạy.
1.2.2. Phân tích thực trạng
- Thuận lợi
Lồng ghép kiến thức bệnh lí học vào dạy học đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết với học sinh THPT.
Đối tượng nhận thức có nhu cầu hiểu biết, nhận thức vấn đề đó chính là cơ sở tốt để giáo dục.
Nhà trường là nơi thuận lợi để giáo dục học sinh
Thông tin về những loại bệnh này đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài , tivi, các trang mạng,…
- Khó khăn
Giáo viên có chuyên môn nhưng khả năng diễn giảng chưa cao, chưa thật sự hiểu sâu về cơ chế của các loại bệnh.
Thời lượng cho một tiết học ít
1.3. Tìm hiểu một số căn bệnh của xã hội phát triển
1.3.1.Thừa dinh dưỡng – Béo phì
- Cơ chế
Khi chế độ ăn uống dư thừa vượt quá mức yêu cầu hoặc ít tiêu hao năng lượng khiến mỡ tích lũy quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng sức khỏe (khi vào cơ thể các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ).
- Nguyên nhân
– Yếu tố xã hội: Những người có thói quen ít vận động hoặc do tính chất công việc ít vận động, ăn nhiều có nguy cơ gây béo phì cao hơn.
– Khẩu phần, thói quen ăn uống: Cung cấp năng lượng quá mức yêu cầu như ăn uống nhiều, thức ăn nhiều đạm, giàu chất dinh dưỡng, chất giải khát có ga…
– Hoạt động thể lực: Béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại, không chịu vận động hay ít vận động, nghỉ ngơi quá nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì.
– Yếu tố di truyền: trong số trẻ bị béo phì 80% cha mẹ bị béo phì.
- Hệ lụy
Bệnh béo phì nó lại làm phát sinh một số vấn đề về sức khỏe, phát sinh một số bệnh khác như: Tiểu đường (đái tháo đường), Tim mạch, gout…
- Cách phòng tránh
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]