SKKN Tổ chức các dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong hoạt động giáo dục địa phương tại trường THPT
- Mã tài liệu: MP0828 Copy
Môn: | Sinh Học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2018 |
Lượt xem: | 467 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 85 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 85 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức các dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong hoạt động giáo dục địa phương tại trường THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung giáo dục địa phương – lớp 10 THPT
2.2. Quy trình sử dụng dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học- Giáo dục địa phương lớp 10 THPT
Bước 1. Xây dựng ý tưởng dự án
Bước 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT
Bước 3. Thực hiện dự án để phát triển NL THTGS
Bước 4. Báo cáo, đánh giá DAHT
2.3. Thiết kế dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học chủ đề ‘‘Đa dạng sinh học ở Nghệ An’’ – Giáo dục địa phương lớp 10 tại trường THPT
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn
hiện nay
Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước; Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới và phát triển giáo dục. Nghị quyết số 29-NQTW, hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra rằng: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực’’[1].
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã định hướng cụ thể quá trình dạy học để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh. Điều đó nhằm giáo dục thế hệ trẻ phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần; có đủ đức, trí, thể, mỹ, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng của bản thân, chủ động, sáng tạo, tích cực với phương châm “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” [2]. Từ đó hình thành cho học sinh những năng lực cốt lõi và phẩm chất cao đẹp và để trở thành một công dân toàn cầu.
Như vậy, chúng ta nhận thấy những văn bản, nghị quyết trên đã khẳng định đổi mới phương pháp giáo dục là tất yếu, để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới với thực trạng lạc hậu nói chung của PPDH ở nước ta hiện nay. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục, cùng với những thay đổi có tính kế thừa về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về PPDH với những tư tưởng chủ đạo được diễn giải dưới nhiều hình thức khác nhau, như “Phát huy tính tích cực, chủ động của người học”, “PPDH tích cực”, “Hoạt động hoá người học trong dạy học”.
1.2. Xuất phát từ tính ưu việt của dạy học theo dự án
Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian qua đã chỉ rõ, DHTDA hướng người học đến việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức và hình thành những kĩ năng, những năng lực cần thiết thông qua quá trình hoạt động tích cực tìm hiểu, giải quyết những vấn đề do GV hoặc GV cùng HS đưa ra [5];[6];[7].Trong DHTDA, người học thường làm việc theo nhóm để thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp theo sát chương trình học, có phạm vi kiến thức liên môn, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Các nhiệm vụ của dự án được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Bởi vậy, DHTDA đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới mục tiêu dạy học và PPDH, góp phần tích cực trong việc hiện thực hóa nội dung Nghị quyết số 29/NQ-TƯ Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng ta.
1.3. Xuất phát từ yêu cầu về phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho HS THPT ở nước ta
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung GDĐP là hoạt động, môn học bắt buộc nằm trong chương trình các môn học tổng thể. Hiện nay nhiều địa phương đang gặp khó khăn khi triển khai chương trình này. Ở hoạt động giáo dục này, bên cạnh những năng lực chung cần phát triển cho HS như NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo thì cần phát triển cho người học NL đặc thù thông qua môn học cụ thể. Hoạt động GDĐP đã chỉ rõ cần phát triển cho HS NL khoa học tự nhiên bao gồm các thành phần NL chuyên biệt: tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Trong đó năng lực tìm hiểu thế giới sống có vai trò vô cùng quan trọng. Việc hình thành và phát triển NL THTGS giúp HS có khả năng khám phá, tìm tòi, từ đó hiểu rõ bản chất các sự vật, hiện tượng, quá trình để vận dụng tốt nhất kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn[2];[17].
Hiện nay, ở các trường THPT việc dạy học đã có nhiều đổi mới đáng khích lệ về phương pháp dạy học. Tuy nhiên vẫn đang sử dụng nhiều PPDH truyền thống, chú trọng đến truyền thụ kiến thức mà chưa đa dạng được các hoạt động học bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại; chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành và phát triển các NL cho học sinh để dần tiếp cận với chương trình định hướng kết quả đầu ra [11];[12]];[14]. DHTDA là một xu hướng dạy học tích cực theo tư tưởng “Lấy người học làm trung tâm”. Khi vận dụng DHTDA, HS sẽ được chủ động tham gia các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới dạng DAHT HS sẽ vừa chủ động chiếm lĩnh được nội dung kiến thức vừa hình thành và phát triển được các NL trong thời đại 4.0.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài: “Tổ chức các dự án học tập để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong hoạt động giáo dục địa phương tại trường THPT Thái Hoà”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng được các DAHT trong hoạt động GDĐP nhằm phát triển NL THTGS cho HS lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà.
3. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thiết kế và sử dụng các DAHT trong hoạt động GDĐP nhằm phát triển NL THTGScho HS lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và nội dung GDĐP.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của dạy học theo dự án để phát triển NL THTGS cho HS.
- Phân tích cấu trúc, nội dung nội dung GDĐP để lựa chọn các nội dung phù hợp nhằm phát triển cho học sinh NL THTGS cho HS.
- Thiết kế DAHT tập nhằm phát triển NL THTGS cho HS trong hoạt động GDĐP – lớp 10 THPT.
- Nghiên cứu quy trình sử dụng các dự án học tập để phát triển NL THTGS cho HS trong hoạt động GDĐP – lớp 10 THPT.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NL THTGS cho HS ở trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm khảo sát, đánh giá hiệu quả việc sử dụng các DAHT để phát triển NL THTGS cho HS.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được các DAHT, xây dựng được quy trình dạy học, tổ chức hiệu quả quá trình dạy học bằng việc sử dụng các DAHT để phát triển NL THTGS cho HS thì sẽ nâng cao chất lượng và kết quả học tập trong hoạt động GDĐP của HS lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu chiến lược, chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục. Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đổi mới PPDH, dạy học phát triển NL cho HS; sử dụng DAHT trong dạy học. Nghiên cứu các nội dung trong giáo trình, tạp chí, luận văn, luận án, chuyên đề dạy học, module tập huấn về đổi mới PPDH, các chuyên đề, website liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra, khảo sát và tổ chức thăm dò ý kiến 137 GV tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hoà để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài: Điều tra mức độ sử dụng các PPDH tích cực của GV; điều tra thực trạng việc sử dụng DAHT để phát triển NL THTGS cho HS thông qua trao đổi, phỏng vấn, phiếu thăm dò.
6.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, giảng viên trong ngành về lĩnh vực đang nghiên cứu; các giáo viên có nhiều kinh nghiệm về thiết kế và sử dụng DAHT trong dạy học nhằm định hướng và hoàn thiện đề tài.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi hoàn thiện thiết kế DAHT, xây dựng quy trình tổ chức DHTDA để phát triển NL THTGS cho HS, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài. Thảo luận với giáo viên bộ môn để thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy trong quá trình thực nghiệm.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lí các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi sử dụng một số công thức toán học (Sử dụng phần mềm excel).
7. Các đóng góp mới của đề tài
- Thiết kế được DAHT, xây dựng được quy trình dạy học, tổ chức được quá trình dạy học sử dụng dự án đó để phát triển NL THTGS cho HS trong dạy học hoạt động GDĐP, lớp 10 THPT, nâng cao chất lượng dạy học.
- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng tìm hiểu THTGS cho HS.
8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm THTGS trong dạy học chủ đề “Đa dạng sinh học ở Nghệ An” khi khai thác nội dung GDĐP lớp 10 THPT tại trường THPT Thái Hoà thông qua sử dụng DAHT trong dạy học.
9. Lược sử nghiên cứu vấn đề
9.1. Trên thế giới
Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế – xã hội và đã đi vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một PPDH. Đến đầu thế kỷ XX, trên cơ sở các học thuyết tâm lý giáo dục của J. Piagie, L. Vugotxki, các nhà sư phạm Mỹ (Woodward; Richard; John Deway; W.Kilpatrich) đã xây dựng lý luận cho dạy học dự án. DHTDA đã được áp dụng cho HS ở mọi lứa tuổi với hầu hết các môn học và trong những môi trường học tập đa dạng[22];[23]. Các tác giả này cho rằng mọi dự án phải có xu hướng trở thành dự án của cuộc sống và đều phải mang đến chuyển biến cho cuộc sống của HS.
Ban đầu DHTDA được sử dụng chủ yếu trong các ngành kỹ thuật và Kiến trúc, sau này cùng với việc ứng dụng ngày càng sâu rộng, rộng rãi và cùng với việc phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì DHTDA đã được sử dụng trong nhiều ngành học, nhiều môn học khác nhau.
Năm 1918, nhà tâm lý học William H. Kilpatric và các nhà nghiên cứu của trường đại học ở Columbia qua các giờ học, hội nghị và các tác phẩm đã có những đóng góp lớn trong truyền bá DHTDA. Từ năm 1590 -1765: Sự khởi đầu của dạy học như làm việc theo dự án tại các trường kiến trúc ở châu Âu. Từ năm 1765 -1880: DHTDA được xem như là một PPDH thường xuyên ở Mỹ. Từ năm 1880 -1915: DHTDA chính thức được sử dụng nhiều trong giáo dục nghề nghiệp và trong trường phổ thông công cộng. Từ năm 1965 đến nay: Đánh giá lại tác động của DHTDA và làn sóng phổ biến DHTDA tại các nước đang phát triển[23];[24]];[25];[26].
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]