SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 – thực hiện ở phần chủ đề cấu trúc tế bào”
- Mã tài liệu: MP0815 Copy
Môn: | Sinh Học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2018 |
Lượt xem: | 559 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 52 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Lão |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 52 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Lão |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 – thực hiện ở phần chủ đề cấu trúc tế bào””triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung, chương trình phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10)
2.2. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10) nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
2.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10)
2.4. Thiết kế các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực hợp tác cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn.
Trước bối cảnh giáo dục hiện nay, người giáo viên có thể làm được cho học sinh nhiều điều có ích hơn rất nhiều so với việc chỉ truyền đạt một hệ thống kiến thức định sẵn, một chiều. Trên cơ sở nhiều phương pháp, chiến lược dạy học tích cực đã và đang được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia, mỗi giáo viên cần năng động, sáng tạo tìm ra con đường áp dụng các phương pháp, chiến lược đó vào thực tiễn dạy học một cách có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Dạy học thông qua trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc tạo cho học sinh có cơ hội vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình hoạt động để kiến tạo kinh nghiệm mới. Thông qua học trải nghiệm, học sinh vừa có được hứng thú, vừa tự chiếm lĩnh kiến thức môn học, đồng thời có thể phát triển được các năng lực như tự học, hợp tác, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,….
Năng lực hợp tác là một trong các năng lực cốt lõi đã được xác định trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. Bởi vì hợp tác là một trong các hoạt động không thể thiếu giúp cho người học thành công trong học tập và cuộc sống. Trong chương trình SGK Sinh học 10 THPT, phần cấu trúc tế bào có nhiều kiến thức mà học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức và áp dụng vào thực tế hằng ngày. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm phần cấu trúc tế bào nhằm phát triển năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực hợp tác.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 – thực hiện ở phần chủ đề cấu trúc tế bào” để chia sẽ cho đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được quy trình và thiết kế được các hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10) và tổ chức các hoạt động đó nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài: năng lực hợp tác và việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
- Xác định quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10)
- Xây dựng các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực hợp tác cho học sinh.
- Thực nghiệm sự phạm nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm; phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
- Phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10)
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng
Quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ; năng lực hợp tác.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học chủ đề cấu trúc tế bào (Sinh học 10)
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động trải nghiệm, năng lực hợp tác như SGK Sinh học 10 Cánh Diều, SGK Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức, SGV Sinh học 10 Cánh Diều, SGV Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức, các sách lý luận và phương pháp giảng dạy Sinh học, những giáo trình, những luận văn, luận án, các tạp chí, bài viết và những website làm cơ sở khoa học nghiên cứu của đề tài..
6.2. Phương pháp điều tra cơ bản
– Điều tra thực trạng việc dạy học theo hướng rèn năng lực hợp tác và hoạt động trải nghiệm thông qua phiếu điều tra, trao đổi, phỏng vấn giáo viên, học sinh cùng với tham khảo giáo án và vở ghi của học sinh. 6.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Sau khi xây dựng được các quy trình và bộ công cụ rèn luyện năng lực tác cho học sinh, tôi sẽ tham khảo ý kiến của các giảng viên đại học, những giáo viên có kinh nghiệm về vấn đề.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi xây dựng lý thuyết rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh, tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT để kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn của đề tài. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua phiếu quan sát và bài kiểm tra.
+ Đối tượng thực nghiệm: học sinh lớp 10 THPT
+ Nội dung thực nghiệm: các bài học phần chủ đề cấu trúc tế bào
+ Các bước thực nghiệm.
6.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
– Sử dụng bộ công cụ và các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác để đánh giá học sinh và xử lý bằng phần mềm Excel.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được quy trình và thiết kế được các hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ phần cấu trúc tế bào (Sinh học 10) và tổ chức các hoạt động đó thì sẽ phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
8. Những đóng góp mới của đề tài
– Lựa chọn và nghiên cứu được cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm:
+ Xác định được quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm theo hướng học tập nhóm nhỏ và vận dụng vào cấu trúc tế bào (Sinh học 10)
+ Xây dựng bộ tiêu chí và các công cụ đánh giá năng lực hợp tác của học sinh.
9. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, sáng kiến gồm
3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cấu trúc tế bào (Sinh học 10) nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
———————————————
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu
Dạy học hợp tác là một vấn đề đã được quan tâm trong trong dạy học hiện nay. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học hợp tác đã hình thành một cách hệ thống, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các GV áp dụng phương pháp này vào dạy học đạt hiệu quả. Tuy nhiên, một khía cạnh khác của dạy học hợp tác là thông qua phương pháp dạy học này để rèn luyện cho HS NL hợp tác, cũng như xây dựng quy trình, bộ công cụ rèn luyện NL hợp tác và tiêu chí đánh giá NL trong dạy học bộ môn Sinh học.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Năng lực hợp tác
1.2.1.1. Khái niệm năng lực
Theo từ điển tiếng việt : Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó.
Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2015) của Bộ GD&ĐT thì: “NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân như hứng thú, niềm tin, ý chí…NL của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”
.
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng định nghĩa khái niệm của tác giả Xavier Roegiers.
Tác giả Xavier Roegiers (1996) chỉ ra rằng để giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra thì cần có năng lực. Trong đó năng lực là sự tích hợp các kĩ năng .
1.2.1.2. Năng lực hợp tác 1.2.1.2.1 Khái niệm hợp tác
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hợp tác có nghĩa là “chung sức, giúp đỡ qua lại với nhau” Còn theo tác giả Nguyễn Lân, “hợp tác là cùng làm một việc với nhau” .
Nhiều tác giả khi nghiên cứu về dạy học hợp tác hay KN học tập hợp tác cũng đưa ra khái niệm về hợp tác. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Phương cho rằng các cá nhân chung sức hỗ trợ nhau để đạt được hiệu quả công viêc chung thì đó là quá trình hợp tác. Theo tác giả Nguyễn Thị Thúy Hạnh, hợp tác là sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động để hoàn thành một mục đích chung .
Trong đề tài này, tôi sử dụng khái niệm, hợp tác đó là sự tác động qua lại, phụ thuộc, giúp đỡ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau để cùng hoàn thành mục tiêu đặt ra.
1.2.1.2.2. Năng lực hợp tác
Theo tác giả Đinh Quang Báo thì sau khi học xong giáo dục phổ thông HS cần đạt một số năng lực. Trong đó NL chia thành hai loại.Trong đó NL hợp tác được xếp vào nhóm NL về quan hệ xã hội.
NL luôn gắn liền với một hoạt động cụ thể nào đó, trong đó NL mà luôn gắn liền với những hoạt động hợp tác trong nhóm thì được gọi là NL hợp tác. Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng định nghĩa về NL hợp tác như sau: là những khả năng tổ chức và quản lí nhóm học tập, đồng thời thực hiện nội dung hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh động, sáng tạo để giải quyết nhiệm vụ chung một cách tốt ưu nhất.
1.2.1.2.3. Cấu trúc năng lực hợp tác
Theo các tác giả Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương (2015) , NLHT bao gồm 3 nhóm KN: Nhóm KN tổ chức và quản lý (KN tổ chức nhóm hợp tác, KN lập kế hoạch hợp tác, KN tạo môi trường hợp tác, KN giải quyết mâu thuẫn); Nhóm KN hoạt động (KN diễn đạt ý kiến, KN lắng nghe và phản hồi, KN viết báo cáo); Nhóm KN đánh giá (KN tự đánh giá, KN đánh giá lẫn nhau).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tôi chỉ tập trung rèn luyện một số KN cơ bản, do đó, tôi xác định NLHT bao gồm các KN thành tố như sau: KN lập kế hoạch hợp tác; KN thực hiện nhiệm vụ được giao; KN báo cáo; KN đánh giá. Các biểu hiện cụ thể của mỗi KN thành tố như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]