SKKN Tổ chức các hoạt động trong chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 10 ở Trường THPT – GDPT 2018
- Mã tài liệu: MP1214 Copy
Môn: | HĐTN - HN |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | mới |
Lượt xem: | 421 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 76 |
Tác giả: | Bùi Thị Hòa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Cờ Đỏ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 76 |
Tác giả: | Bùi Thị Hòa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Cờ Đỏ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức các hoạt động trong chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 10 ở Trường THPT – GDPT 2018 “triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chủ đề
3.2. Xây dựng nội dung hoạt động của chủ đề
3.3. Đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động chủ đề
3.4. Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chủ đề
3.5. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động chủ đề
3.6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chủ đề
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu là giáo dục con người phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh (HS).
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (HĐTNHN) là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường với mục tiêu: “Giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, HS có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích”.
Trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi phức tạp bởi tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường thì phần đa HS thiếu kiến thức và kĩ năng sống cơ bản. Vì thế, việc tổ chức tốt HĐTNHN là yếu tố quan trọng có tác động tích cực đến việc hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho HS. Thông qua hoạt động các em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có định hướng nghề nghiệp đúng đắn là mục tiêu cần hướng tới của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 có 4 mạch nội dung chính: Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên; Hoạt động hướng nghiệp. Hoạt động giáo dục này được cấu trúc thành 11 chủ đề với những nội dung giáo dục đều bắt nguồn từ chính cuộc sống thực tiễn của các em. Trong đó chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” là mạch nội dung hướng đến xã hội mang tính mở cho các trường Trung học phổ thông (THPT) bởi vì mỗi trường có đặc điểm riêng cũng như giá trị truyền thống khác nhau. Để tổ chức hoạt động giáo dục này đòi hỏi giáo viên (GV) phải nắm vững về lịch sử truyền thống trường mình đồng thời phải có phương pháp tổ chức phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hiện nay ở các trường THPT chưa có GV chuyên trách nên gặp không ít khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, điều đó làm ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục HS và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
Từ thực tiễn trong tổ chức dạy học và chủ nhiệm nhiều năm chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Tổ chức các hoạt động trong chủ đề “Phát huy truyền nhà trường” nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 10 ở Trường Trung học phổ thông Cờ Đỏ để trao đổi, chia sẻ với các đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận làm nền tảng cho việc tổ chức HĐTNHN lớp 10. – Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn tại đơn vị để đề ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả.
- Đưa ra những giải pháp hiệu quả khi tổ chức hoạt động chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về vai trò, vị trí và đặc điểm của HĐTNHN trong chương trình cấp THPT.
- Nghiên cứu về các năng lực, phẩm chất được hình thành; nội dung chương trình và hình thức tổ chức; phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả hoạt động. – Đánh giá thực trạng tổ chức HĐTNHN 10 tại trường THPT Cờ Đỏ. Từ đó đưa ra một số giải pháp trong quá trình thực hiện để chia sẻ với các đồng nghiệp.
- Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh các lớp khối 10 năm học 2022-2023.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại trường THPT Cờ Đỏ.
5. Tổng quan và điểm mới của đề tài
Từ trước đến nay đã có một số đề tài viết về HĐTNHN nhưng chủ yếu ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rất ít đề tài nghiên cứu về cách thức tổ chức HĐTNHN hiệu quả phù hợp với thực tế tại mỗi đơn vị.
Đề tài lần đầu được tiến hành nghiên cứu trong HĐTNHN 10 tại trường THPT Cờ Đỏ. Việc đổi mới phương pháp tổ chức HĐTNHN theo hướng tiếp cận HS hiện nay sẽ giúp cho HS phát huy mọi năng lực và phẩm chất của bản thân. Do vậy, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thiết thực và áp dụng thành công tại đơn vị trong thời gian qua.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Thu thập, phân loại, nghiên cứu tài liệu làm cơ sở pháp lí của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích số liệu, thực nghiệm.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
1.1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm
a. Vị trí, vai trò
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc của cấp THPT do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, được thực hiện từ lớp 10 đến lớp 12 và được sắp xếp thời khóa biểu theo tuần. Cùng với các môn học khác, hoạt động này góp phần đạt mục tiêu của chương trình giáo dục.
HĐTNHN trong chương trình THPT được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản bằng hoạt động trải nghiệm bản thân trong các hoạt động khác nhau, mỗi HS vừa tham gia vừa thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động để sống và làm việc hiệu quả. Ở giai đoạn này, mỗi HS bước đầu xác định được sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động và người công dân có trách nhiệm. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp: Chương trình HĐTNHN tiếp tục phát triển phẩm chất và năng lực đã hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản qua các hoạt động phát triển cá nhân, lao động, xã hội, phục vụ cộng đồng nhưng tập trung cao hơn việc phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp.
b. Đặc điểm
HĐTNHN là hoạt động giáo dục, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm cảm xúc tích cực, khai thác kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng các môn học để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết vấn đề thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi.
HĐTNHN giúp chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức, hiểu biết, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
HĐTNHN góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS.
Nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Tổ chức các HĐTNHN cấp THPT được dựa trên quan điểm xây dựng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường linh hoạt tổ chức dạy học bằng cách đan xen giữa các tiết theo thời khóa biểu chính khóa và các hình thức trải nghiệm phong phú, lồng ghép với các chủ đề được thực hiện trong tuần.
1.1.2. Mối quan hệ giữa mục tiêu về phẩm chất, năng lực chung và đặc thù khác với mục tiêu năng lực của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu giáo dục là rèn luyện tốt 5 phẩm chất, phát triển 3 năng lực cốt lõi và 7 năng lực đặc thù cho HS.
Chương trình HĐTNHN 10 có mục tiêu là hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với 3 nhóm năng lực sau: Năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 5
- 589
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 498
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 463
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 458
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 511
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 541
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 440
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 566
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 533
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 409
- 10
- [product_views]