SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài 19 và bài 21
- Mã tài liệu: MP0760 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 167 |
Lượt tải: | 24 |
Số trang: | 84 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 84 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài 19 và bài 21″ triển khai các biện pháp như sau:
– Dạy học trải nghiệm bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 đã được nhiều GV triển khai, tuy nhiên các hình thức tổ chức HĐTN chưa đa dạng, phạm vi trải nghiệm chủ yếu diễn ra trên lớp học. Trong đề tài này chúng tôi đã thiết kế và tổ chức được các HĐTN đa dạng hơn, thiết thực hơn với thực tiễn cuộc sống của HS, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; đặc biệt HS được trải nghiệm tại cơ sở y tế, gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn bác sỹ về nhiều vấn đề liên qua đến nội dung bài học.
– Thông qua HĐTN được tổ chức trong đề tài, HS có cơ hội lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực đồng thời góp phần giáo dục cho các em kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng đo huyết áp, kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị thương chảy máu, kỹ năng xử lý người bị tăng, tụt huyết áp đột ngột… Từ đó, HS được trang bị thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Mô tả sản phẩm
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt | Ý nghĩa chữ viết tắt |
ĐC | Đối chứng |
GV | Giáo viên |
HĐ | Hoạt động |
HĐTN | Hoạt động trải nghiệm |
HS | Học sinh |
KN | Kỹ năng |
NL | Năng lực |
NLGQVĐ | Năng lực giải quyết vấn đề |
NLGQVĐ&ST | Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo |
PP | Phương pháp |
PPDH | Phương pháp dạy học |
SGK | Sách giáo khoa |
THPT | Trung học phổ thông |
TN | Thực nghiệm |
TNSP | Thực nghiệm sư phạm |
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 |
1. Lí do chọn đề tài | 1 |
2. Tính mới và đóng góp của đề tài | 2 |
PHẦN II. NỘI DUNG | 2 |
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI | 3 |
1. Cơ sở lí luận | 3 |
1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm | 3 |
1.2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề | 6 |
2. Cơ sở thực tiễn | 8 |
2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài | 8 |
2.2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài | 8 |
B – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI 19.
TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo) và BÀI 21. THỰC HÀNH ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI – SINH HỌC 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ |
11 |
1. Tổ chức dạy học trải nghiệm bài 19 và bài 21 theo hướng phát triển năng lực
GQVĐ |
11 |
2. Đánh giá kết quả HĐTN | 32 |
2.1. Thiết kế các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề | 32 |
2.2. Công cụ đánh giá năng lực GQVĐ | 33 |
2.3. Phương pháp đánh giá | 33 |
2.5. Xử lý kết quả đánh giá | 34 |
C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM | 34 |
1. Mục đích thực nghiệm | 34 |
2. Đối tượng thực nghiệm | 34 |
3. Nội dung thực nghiệm sư phạm | 35 |
4. Kết quả và biện luận | 35 |
4.1. Phân tích kết quả định tính | 35 |
4.2. Phân tích kết quả định lượng | 36 |
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 39 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 41 |
PHỤ LỤC |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Ngày nay, nhân loại đang bước vào thời kì phát triển với vai trò ngày càng cao của khoa học công nghệ. Tri thức đã trở thành một tư liệu sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trước những đòi hỏi của thực tiễn, giáo dục nước ta đang có những bước đổi mới căn bản và toàn diện. Nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo duc và đào tạo đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với giáo dục phổ thông là“tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra rất nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tiến bộ được áp dụng trong đó có phương pháp dạy học trải nghiệm. Học tập dựa vào trải nghiệm là tư tưởng, lí thuyết giáo dục hiện đại, nổi bật trong thế kỷ
XX được đặt nền móng bởi các nhà khoa học giáo dục hàng đầu thế giới như Lev
Vygotsky, John Dewey, Jerome S.Bruner, Albert Bandura, David Kolb…
Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo. Theo đó, dạy học trải nghiệm là hình thức phù hợp để đạt được mục tiêu dạy học. Học thông qua trải nghiệm cho HS có cơ hội vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình để kiến tạo kinh nghiệm mới. Các em được tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Từ đó, các em sẽ chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống. Có thể thấy, HĐTN là hình thức dạy học hiệu quả góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Chương trình Sinh học 11 tập trung nghiên cứu các chức năng sinh lý của cơ thể Thực vật và Động vật. Những kiến thức này có tính ứng dụng cao trong sản xuất, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Đặc biệt từ kiến thức về tuần hoàn máu và các chỉ số sinh lý ở người trong bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) và bài 21: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người – Sinh học 11, HS có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề có tính thực tiễn cao như đo huyết áp, sơ cứu người bị thương chảy máu, xử lý cho người bị tăng và tụt huyết áp đột ngột, người bị đột quỵ, nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe tim mạch, hiểu được ý nghĩa nhân văn của hoạt động hiến máu nhân đạo…Vì vậy, nội dung bài 19 và bài 21 rất phù hợp cho GV thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực cho HS.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài 19 và 21 – Sinh học 11 THPT”.
- Tính mới và đóng góp của đề tài
2.1. Tính mới
- Dạy học trải nghiệm bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 đã được nhiều GV triển khai, tuy nhiên các hình thức tổ chức HĐTN chưa đa dạng, phạm vi trải nghiệm chủ yếu diễn ra trên lớp học. Trong đề tài này chúng tôi đã thiết kế và tổ chức được các HĐTN đa dạng hơn, thiết thực hơn với thực tiễn cuộc sống của HS, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; đặc biệt HS được trải nghiệm tại cơ sở y tế, gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn bác sỹ về nhiều vấn đề liên qua đến nội dung bài học.
- Thông qua HĐTN được tổ chức trong đề tài, HS có cơ hội lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực đồng thời góp phần giáo dục cho các em kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng đo huyết áp, kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị thương chảy máu, kỹ năng xử lý người bị tăng, tụt huyết áp đột ngột… Từ đó, HS được trang bị thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Quá trình triển khai và thực hiện các HĐTN đã đem đến cho HS sự hứng thú và yêu thích môn Sinh học, các em được truyền thêm động lực học tập và định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
2.2. Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học trải nghiệm và phát triển năng lực GQVĐ.
- Thiết kế và tổ chức hiệu quả các HĐTN trong dạy học bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 góp phần phát triển NLGQVĐ cho HS.
- Qua trải nghiệm thực tế HS không chỉ dừng lại ở việc học mà còn yêu thích hơn với bộ môn Sinh học, có thêm nhiều kỹ năng sống, tự tin với bản thân và có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Các giải pháp của đề tài góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực phẩm chất người học thông qua quá trình HĐTN và sản phẩm học tập của HS.
- Để thực hiện được các hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học, chúng tôi đã liên hệ và nhận được sự tư vấn, giúp đỡ, hợp tác của các bác sỹ, cán bộ y tế tại trạm y tế thị trấn Cầu Giát, trạm y tế xã Quỳnh Hồng, bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu.
- Chúng tôi hi vọng đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các đồng nghiệp sử dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học. Các giải pháp đã đề xuất có thể là gợi ý quan trọng cho quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sắp được triển khai rộng rãi.
PHẦN II. NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Cơ sở lí luận
1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm
1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Theo quan điểm triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất kỳ một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người.
Trong giáo dục, hoạt động trải nghiệm là hoạt động trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm
- Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả. Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. HS được khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm. Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các phẩm chất, năng lực cần thiết.
- Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được. Hoạt động học tập giúp HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển nhân cách. Tuy nhiên có những kiến thức, kỹ năng chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều kinh nghiệm sống phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua sách vở.
- Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]