SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của tác giả Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ văn 11

Giá:
100.000 đ
Môn: Ngữ Văn
Lớp: 11
Bộ sách:
Lượt xem: 867
Lượt tải: 9
Số trang: 22
Tác giả: Đặng Thị Thu Hồng
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Trần Phú
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 22
Tác giả: Đặng Thị Thu Hồng
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Trần Phú
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của tác giả Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ văn 11″ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Xác định mục tiêu cần đạt
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
3. Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo
4. Học sinh thực hiện và hoàn thiện sản phẩm sáng tạo
5. Chia sẻ và đánh giá sản phẩm sáng tạo (thực hiện trên tiết học )

Mô tả sản phẩm

II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Tình trạng các giải pháp đã biết

Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của

chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng” đó

là lời nhận xét của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng dành cho cuộc đời và thơ văn

Đồ Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ mù lòa nhưng tấm lòng “vằng vặc

như sao Bắc Đẩu” mãi là tấm gương sáng chói của biết bao thế hệ người Việt

Nam. Nhắc đến ông, người đọc không thể không nhắc đến Văn tế nghĩa sĩ Cần

Giuộc – tác phẩm được đánh giá là tiêu biểu và thành công nhất cho thể loại văn

tế giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Tác phẩm là thước phim về khí thế quật cường,

bất khuất của người dân Nam Bộ đấu tranh chống thực dân Pháp, tiêu biểu cho

lòng yêu nước, trượng nghĩa, kết tinh nguyện vọng và ý chí của người nông dân

sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, thực trạng dạy và học tác phẩm văn học trung đại trong môn

Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của

Nguyễn Đình Chiểu nói riêng khiến chúng ta không khỏi phải suy nghĩ. Đã có

nhiều phản hồi trong đó có cả giáo viên và học sinh đều “ngại” dạy và học tác

phẩm này. Thậm chí, đã có trường hợp một số học sinh không ngần ngại bày

tỏ ý kiến chủ quan của cá nhân cho rằng tác phẩm không hay, không đẹp, khó

tiếp cận, không để lại những ấn tượng sâu sắc trong nhận thức,… Có thể lí

giải nguyên nhân của thực trạng này đó là những khó khăn về rào cản thời

đại, ngôn ngữ, văn hóa, thể loại…. hoàn toàn xa lạ, khác biệt với tầm tiếp

 nhận của các em học sinh thời hiện đại. Một nguyên nhân nữa có thể kể đến

đó là lối dạy học truyền thống, sự đơn điệu, nhàm chán trong việc xây dựng

các phương án dạy học, tổ chức hoạt động cho học sinh trong giờ dạy Ngữ

văn ở nhà trường phổ thông. Vì vậy, dẫn đến tình trạng học sinh thiếu hứng

thú, thiếu chủ động, sáng tạo, không cảm nhận được hết giá trị của tác phẩm

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu nói

chung. Để góp phần khắc phục những hạn chế vừa nêu, nhằm đa dạng hóa cách

tiếp cận trong dạy học tác phẩm văn học, phát huy tính tích cực, chủ động,

sáng tạo của học sinh, sáng kiến đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú cho

học sinh trong giờ học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn

Đình Chiểu thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo viên xây

dựng chủ đề, lựa chọn hình thức hoạt động trải nghiệm phù hợp với đối tượng

học sinh, ở đây sáng kiến đề xuất hình thức trải nghiệm thông qua dạy học dự

án, yêu cầu học sinh thực hiện dự án để hoàn thành sản phẩm sáng tạo dưới

hình thức ấn phẩm truyền thông như: tờ rơi, áp phích, catalogue, poster, cuốn

từ điển mini…….và tiểu phẩm sân khấu hóa ngắn dựa theo kiến thức nội dung

bài học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

 

2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 

2.1 Mục đích của (các) giải pháp 

Với phương pháp dạy học tích cực thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ khắc phục được những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải khi dạy và học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đó là cách dạy truyền thống, học sinh thụ động với cách dạy đọc – chép, chưa hứng thú, chưa cảm nhận được giá trị tác phẩm, cảm thấy tác phẩm xa lạ, khó tiếp nhận, giáo viên lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp dạy học.  

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giờ học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc học sinh có cơ hội nghiên cứu, tìm tòi và huy động các kiến thức và kĩ năng, năng lực đã có để kiến tạo nên những kiến thức mới, bổ sung nhận thức, hóa thân, trải nghiệm để hình thành cảm xúc, thái độ, phẩm chất, năng lực của bản thân… Đây cũng là điều kiện để học sinh có thể hiểu về bối cảnh thời đại một thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại” gắn liền với hoàn cảnh sáng tác bài Văn tế, cảm phục sự hi sinh thầm lặng của những người nông dân nghĩa sĩ. 

2.2 Nội dung (các) giải pháp 

Để tường minh cho hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên tổ chức như sơ đồ dưới đây: 

 

Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bài 

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn  Đình Chiểu được thực hiện như sau: 

 Bước 1. Xác định mục tiêu cần đạt 

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua giờ học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu tôi đặt các mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau: 

  Về kiến thức 

  • Học sinh củng cố và khắc sâu nội dung ý nghĩa bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” qua hình thức thiết kế sản phẩm tờ rơi, áp phích, catalogue, poster, cuốn từ điển mini … và sân khấu hóa. 
  • Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và thái độ cảm phục xót thương đối với những con người xả thân vì nước. – Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế. 
  • Biết cách chuyển thể một tác phẩm văn học trung đại thành kịch bản sân khấu, bước đầu làm quen với phương pháp học văn theo hướng “trả tác phẩm về cho học sinh”. 

Về định hướng phát triển năng lực 

Giúp học sinh phát triển một số năng lực: 

  • Năng lực sáng tạo: học sinh đọc sáng tạo đúng yêu cầu thể loại văn tế. 
  • Năng lực tự chủ: tự tìm kiếm, tổng hợp các tài liệu liên quan đến tác giả Nguyễn Đình Chiều, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cân Giuộc cần thiết. 
  • Năng lực hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận, các nhiệm vụ hợp tác nhóm để giải quyết nhiệm vụ; thể hiện quan điểm cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh mình 
  • Năng lực giao tiếp tiếng Việt: từ việc khai thác văn bản, học sinh được giao tiếp cùng tác giả, hiểu và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt. Vận dụng những kiến thức tiếng Việt của tác giả để hiểu hơn về văn bản và có thể thực hành trong những bối cảnh phù hợp. 
  • Năng lực thưởng thức văn học: Cảm nhận được vẻ đẹp ngôn ngữ văn học, biết rung động trước vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị của người nghĩa sĩ Cần Giuộc; thái độ cảm phục, xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ nông dân… 

Về phẩm chất 

  • Yêu nước: biết sống có lí tưởng, có ý thức trách nhiệm với đất nước.  
  • Nhân ái: biết yêu thương, cảm phục, biết ơn những người anh hùng dân tộc đã hi sinh vì Tổ quốc. 
  • Chăm chỉ: học tập ở mọi nơi, mọi lúc qua nhiều kênh thông tin khác nhau, biết chắt lọc và sử dụng kiến  kiến thức có hiệu quả. 
  • Trách nhiệm: có ý thức xây dựng kế hoạch, hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, nhiệm vụ chung của toàn nhóm một cách tốt nhất. 
  • Trung thực: thật thà, thẳng thắn thể hiện quan điểm, chính kiến của cá nhân. Biết lắng nghe, điều chỉnh cá nhân.  Bước 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a, Giáo viên 
  • Nghiên cứu tài liệu, thiết kế các hoạt động trải nghiệm phù hợp với đối tượng học sinh 
  • Nắm vững các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để vận dụng hợp lý 
  • Hướng dẫn, tổ chức để học sinh tạo sản phẩm. 
  • Thiết bị:  Máy tính, máy chiếu, Loa, Micro 
  • Không gian tổ chức hoạt động: sắp xếp bàn ghế lớp học hình chữ U đảm bảo không gian rộng để trưng bày sản phẩm và biểu diễn tiểu phẩm. 
  • Phiếu đánh giá, phiếu bình chọn. 
  • Nghiên cứu một số phần mềm thiết kế ấn phẩm truyền thông  như  áp phích, poster, catalogue….như phần mềm Canva, Camtasia, Microsoft 

Powerpoint, Microsoft Word… 

b, Học sinh 

  • Tìm hiểu kỹ kiến thức về tác giả và tác phẩm 
  • Nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin, lên ý tưởng, thiết kế sản phẩm tờ rơi, áp phích, catalogue, poster, cuốn từ điển mini …, sáng tác kịch bản sân khấu. 
  • Giấy, bút, màu vẽ 
  • Thiết bị: Máy tính, điện thoại thông minh, loa, đạo cụ, trang phục Lưu ý: Có thể linh hoạt lựa chọn thiết bị và vật tư phù hợp với điều kiện thực tế theo từng nhóm. 

Bước 3. Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo 

Trong bước này giáo viên đề xuất nhiệm vụ cho chủ đề trải nghiệm sáng tạo, đó là nhiệm vụ vừa sức với học sinh, tạo ra sản phẩm để làm căn cứ đánh giá sau khi kết thúc hoạt động. 

Tên chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Khúc bi hùng của những người nông dân yêu nước. a) Giáo viên giao nhiệm vụ – Phương pháp: Dạy học dự án + Làm việc nhóm 

Hình thức hoạt động: học sinh làm việc theo nhóm. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm lớn thực hiện dự án trải nghiệm, mỗi nhóm từ 15- 20 học sinh. Học sinh bốc thăm để xếp nhóm, hoặc giáo viên có thể xếp những học sinh ở

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Các giải pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Ngữ Văn ở trường THPT
Ngữ văn
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)