SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
- Mã tài liệu: MP0743 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 266 |
Lượt tải: | 19 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Khuyến |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Khuyến |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10″ triển khai các biện pháp như sau:
1. Thu thập số liệu để làm cơ sở phân tích định lượng và định tính kết quả thực nghiệm sư phạm.
2. Thiết kế và áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các tiết học, các chủ đề dạy học.
Phần 1. Nguyên tắc thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10
Phần 2. Vận dụng thiết kết quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trong dạy học Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 thông qua 2 chủ đề
Phần 3. Xây dựng giáo án chủ đề có các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Mô tả sản phẩm
Tên sáng kiến: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10”.
- Lĩnh vực: Sư phạm ứng dụng.
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
1.1. Về phía nội dung sách giáo khoa
Nội dung phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 nghiên cứu chủ yếu là các kiến thức đại cương như khái niệm, đặc điểm, môi trường sống của vi sinh vật; các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, quá trình sinh trưởng và sinh sản của chúng cũng như về cấu trúc, đặc điểm, ứng dụng của virut và các bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Và để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, nội dung phần này trong sách giáo khoa đã biên soạn theo cách tiếp cận mới, đó là nhiều câu lệnh để học sinh hoạt động, sau chương 1 và chương 2 đều có bài thực hành để học sinh hoạt động. Tuy nhiên, các hoạt động học tập này còn đơn giản, mang nặng về lý thuyết gò bó chưa phát huy được sự hứng thú học tập của học sinh, đồng thời cũng chưa đánh giá chính xác là sản phẩm do học sinh tự làm hay không? Do đó, việc nghiên cứu thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là vấn đề thiết thực, đáp ứng được chủ trương đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh của Bộ giáo dục và đào tạo.
1.2. Về phía giáo viên giảng dạy Ở một số trường trung học phổ thông (THPT) cho thấy đa số giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự học trong dạy học, đều mong muốn học sinh yêu thích môn học của mình nhưng việc thiết kế giáo án để phù hợp với mong ước đó chưa thật sự được hiệu quả, đa phần chỉ mang tính chất hình thức và đối phó. Do đó, việc xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 là rất cần thiết.
1.3. Về phía học sinh
Phần lớn học sinh đều cảm thấy áp lực khi học sinh học, đặc biệt là Sinh 10 vì nội dung kiến thức trừu tượng, không thấy được ngoài thực tế mà phải quan sát dưới kính hiển vi, hoặc thông qua phim ảnh. Nhưng đôi khi xem cũng chưa hiểu nó như thế nào, có ứng dụng vào cuộc sống được hay không?… Bên cạnh đó, cũng có 1 số học sinh rất ham học nhưng không biết phải học như thế nào để có hiệu quả cao vì thời gian ràng buộc trên lớp rất ít, không có các hoạt động để các em thể hiện sự tư duy sáng tạo của mình. Vì thế vấn đề thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo án dạy theo chủ đề cho các em hiện nay là thật sự cần thiết.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống.
Nếu giáo viên thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có chất lượng và tổ chức sử dụng theo một quy trình hợp lý thì sẽ giúp học sinh đam mê yêu thích môn học hơn, tích cực chủ động hơn trong các môn học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh trong phần Sinh học 10 và các khối khác.
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Tiến trình thực hiện: – Trong quá trình thực nghiệm tôi kết hợp với các giáo viên bộ môn ở trường thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá.
- Sử dụng kế hoạch dạy học của 2 chủ đề thực nghiệm có các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm gây hứng thú học tập cho các em.
- Tiến hành rèn luyện và phát triển năng lực, kỹ năng tự học của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tương ứng với 3 giai đoạn: giai đoạn trước thực nghiệm (học sinh chưa quen với các hoạt động trải nghiệm thiết kế trong giáo án); giai đoạn trong thực nghiệm (học sinh đã và đang làm quen với các hoạt động trải nghiệm thiết kế trong giáo án); giai đoạn sau thực nghiệm (học sinh đã quen và thông hiểu về yêu cầu, hình thức của các hoạt động trải nghiệm thiết kế trong giáo án).
- Tiến hành 3 lần kiểm tra nội dung kiến thức tương ứng với 3 giai đoạn.
- Chấm điểm theo các tiêu chí đánh giá và rút ra kết luận.
- Thời gian thực hiện: Từ 01-2019 đến 03-2019, năm học 2018-2019.
- Biện pháp tổ chức:
- Thu thập số liệu để làm cơ sở phân tích định lượng và định tính kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Thiết kế và áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các tiết học, các chủ đề dạy học.
Phần 1. Nguyên tắc thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10
Việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục
- Đảm bảo sự trải nghiệm của học sinh: Ví dụ khi dạy bài 22 và 25 có thể liên hệ với quy trình làm sữa chua hoặc kim chi tại nhà, hay sản xuất tương hột tươi ngon an toàn tại nhà,….
- Đảm bảo môi trường để học sinh sáng tạo: cần phong phú, đa dạng và chứa đựng các thách thức đối với học sinh. Chỉ giới thiệu về nguyên tắc sản xuất và nguyên liệu sau đó đưa ra yêu cầu về sản phẩm để mỗi học sinh tự sáng tạo theo suy nghĩ của mình.
- Phù hợp với trình độ của học sinh: không đặt ra yêu cầu mang tính tư duy trừu tượng và vượt quá khả năng tài chính của các em.
Phần 2. Vận dụng thiết kết quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trong dạy học Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 thông qua 2 chủ đề
– Chủ đề 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Thời gian: 2 tiết
–Chủ đề 1: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Thời gian: 3 tiết
Cả 2 chủ đề đều tiến hành theo các bước sau
Bước 1. Xác định mục tiêu học tập, đặc biệt chú ý mục tiêu rèn luyện kỹ năng tự học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Bước 2: Tìm hiểu thực trạng, thông tin, địa điểm
Bước 3. Giáo viên giới thiệu hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nêu yêu cầu của hoạt động
Bước 4. Học sinh hoạt động nhóm thực hiện hoạt động trải nghiệm Bước 5. Tổ chức thảo luận, hoạt động nhóm.
Bước 6. Kết luận vấn đề, đánh giá việc tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh
Phần 3. Xây dựng giáo án chủ đề có các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Chủ đề: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
(Thời gian: 2 tiết)
Tiết 1: Tìm hiểu về dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
Tiết 2: Báo cáo quy trình và trình bày sản phẩm lên men tại nhà.
- Mục tiêu:
Về kiến thức: Phân tích được đặc điểm cơ bản của vi sinh vật, phân biệt các loại môi trường nuôi cấy cũng như đặc điểm của quá trình phân giải và tổng hợp các chất ở vi sinh vật. Vận dụng được kiến thức để giải thích các vấn đề thực tiễn.
Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tự học như: tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng diễn đạt trình bày thông tin, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng hoạt động nhóm.
Năng lực tự học hướng tới: tìm hiểu kiến thức mới theo hướng nghiên cứu bài học, học sinh xác định được mục tiêu về kỹ năng tự học. II. Tìm hiểu thực trạng, thông tin, địa điểm
- Giáo viên khảo sát địa điểm, tìm hiểu thông tin, thực trạng trước khi cho học sinh tham gia trải nghiệm.
- Địa điểm trải nghiệm phải thuận lợi cho học sinh (chủ yếu là trong phòng thí nghiệm, ở nhà).
- Đảm bảo về mặt thời gian, thời gian tham gia hoạt động không vượt quá 20 phút (các hoạt động trên lớp học).
- Đảm bảo tính an toàn khi tham gia trải nghiệm .
- Báo cáo kế hoạch với nhà trường, liên hệ với các lớp học khác để hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả tốt nhất.
- Chuẩn bị:
– Giáo viên: + Các mảnh ghép 1 bức tranh về vi sinh vật, 1 sản phẩm dưa cải ngon và dưa cải bị nhớt.
+ Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 6-7 học sinh). – Học sinh: + Các hình ảnh của nhóm mình làm dưa cải ở nhà (đã phân công sau khi dạy chương Phân bào), sản phẩm dưa cải (có thể thành công hay thất bại), giấy A0, keo 2 mặt, bút lông.
+ Viết sẵn quy trình làm dưa cải trên giấy A0.
III. Tiến trình tổ chức bài dạy (gồm 4 bước còn lại của thiết kế quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]