SKKN Tổ chức trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất để định hướng nghề cho học sinh trường thpt
- Mã tài liệu: MP1195 Copy
Môn: | HĐTN - HN |
Lớp: | 11.12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 415 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất để định hướng nghề cho học sinh trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Lập kế hoạch tham quan trải nghiệm
2.2. Liên hệ với cơ sở lao động sản xuất
2.3. Tổ chức tham quan trải nghiệm
2.4. Tổ chức các hoạt động sau trải nghiệm
Mô tả sản phẩm
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong quyết định số 552/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, mục tiêu đến năm 2025 được xác định Phấn đấu 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; Phấn đấu 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
Trên tinh thần đó, trong những năm qua, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An đã có các văn bản chỉ đạo đúng đắn, sát sao về giáo dục hướng nghiệp. Cụ thể như công văn số 1749/SGD&ĐT- GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022, công văn số 1776 /SGD&ĐT- GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023 viết “Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS sau THCS và sau THPT, trong đó tập trung: Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng; phát triển đội ngũ GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp định hướng phân luồng; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng HS phổ thông.” Như vậy, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn là nhiệm vụ của các nhà trường, cơ sở giáo dục.
1.2. Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, các trường THPT đã đưa hoạt động giáo dục hướng nghiệp vào thực chất. Mặc dù vậy, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn lao động sản xuất vẫn chưa được nhiều cơ sở giáo dục xem là một xu hướng, một nhiệm vụ buộc phải làm. Đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng HS chọn nghề, chọn trường sai. Đặt trong bối cảnh hội nhập, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội việc làm, năng suất lao động của cá nhân và sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Rõ ràng, hướng nghiệp gắn với thực tiễn là xu thế tất yếu để đáp ứng nhu cầu xã hội, không thể trì hoãn vì nó góp phần đảm bảo cho việc HS chọn trường, chọn ngành phù hợp, sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành đào tạo, người lao động có thu nhập ổn định, có năng suất lao động cao.
1.3. Mặc dù hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của chương trình GDPT 2018 mới chính thức triển khai cho lớp 10 từ năm học 2022-2023, trong những năm qua, ở trường THPT Hà Huy Tập, chúng tôi đã kiên trì theo đuổi mô hình hướng nghiệp qua trải nghiệm thực tiễn, áp dụng cho HS cuối cấp- những HS theo chương trình hiện hành 2006. Bởi chúng tôi nhận thức được rằng đó là vấn đề xuất phát từ nguyên lí triết học “thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí” (Lê-Nin).
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tổ chức trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất để định hướng nghề cho HS trường THPT Hà Huy Tập để viết sáng kiến trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên.
2. Mục đích nghiên cứu
- Áp dụng phương pháp giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn để HS được định hướng nghề nghiệp cụ thể, thiết thực, có kế hoạch nghề nghiệp.
- Đề xuất một giải pháp giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn lao động sản xuất nhằm khắc phục tình trạng giáo dục lí thuyết suông, hướng nghiệp “chay”. Giải pháp này có thể vận dụng ở nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
HS trường THPT Hà Huy Tập các lớp 11D1, 11D2 năm học 2021-2022, lớp 12D1, 12D2 năm học 2022-2023.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cách tổ chức trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất để hướng nghiệp cho HS.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện đồng bộ các bước tổ chức trải nghiệm thực tiễn gắn với lao động sản xuất được đề xuất trong đề tài này thì HS sẽ được định hướng nghề nghiệp thực chất, hiệu quả, dần khắc phục tình trạng chọn sai trường ở học sinh sinh viên, thực trạng làm nhầm nghề ở người lao động.
5. Phạm vi đề tài
Hướng nghiệp là một phạm trù rộng, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến hoạt động hướng nghiệp thông qua trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở lao động sản xuất. Các hình thức hoạt động trải nghiệm tại cơ sở có thể thực hiện khá đa dạng như trò chơi, diễn đàn- giao lưu, nghiên cứu, tham quan, dự án, thực hành lao động. Đề tài của chúng tôi chủ yếu triển khai hình thức tham quan trải nghiệm.
Giáo dục hướng nghiệp thông qua trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở lao động sản xuất có thể được tổ chức bởi nhiều lực lượng, cá nhân. Trong đề tài này, người tổ chức hoạt động là giáo viên chủ nhiệm.
Đối tượng áp dụng đề tài là HS trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh trong năm học 2021-2022 và 2022-2023.
- Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện và hoàn thành đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7. Đóng góp mới của đề tài
Giáo dục hướng nghiệp là một nội dung cũ của chương trình 2006. Các hình thức hướng nghiệp đang xoay quanh khung thời gian Ngoài giờ lên lớp, học nhiều lí thuyết. Chương trình hướng nghiệp hiện hành được bố trí 9 tiết/ năm do giáo viên trung tâm hướng nghiệp- giáo dục thường xuyên lên lớp cũng thuần túy cung cấp lí thuyết cho HS. Một số nhà trường đã tổ chức cho HS trải nghiệm, tham quan nhưng nhìn chung việc các chương trình đó hướng đến nhiều mục tiêu nên phần hướng nghiệp chưa được chú trọng.
Từ thực trạng đó, một số đề tài đã đúc rút kinh nghiệm lĩnh vực này nhưng chủ yếu ở phạm vi một chương trình trải nghiệm cụ thể, một bài dạy học theo dự án. Đề tài của chúng tôi áp dụng từ năm 2021 hướng đến phương pháp dạy học (hướng nghiệp) gắn với thực tiễn lao động sản xuất ở địa phương và đó là một chương trình lớn, bài bản bao gồm nhiều đợt tham quan trải nghiệm ở nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội. Giải pháp chúng tôi đề xuất thực hiện là quy trình các bước tiến hành (không phải là các cách làm nhỏ lẻ, manh mún) nên rất dễ áp dụng ở nhiều địa phương.
Chương trình GDPT 2018 có sự thay đổi nhiều về nội dung và cách thức với tên gọi Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp- một nội dung bắt buộc có vị trí và tầm quan trọng trong chương trình. Quy trình các bước chúng tôi đề xuất càng dễ dàng áp dụng.
- Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung đề tài được triển khai như sau:
- Cơ sở khoa học của đề tài
- Cách thức giáo dục hướng nghiệp cho HS THPT gắn với thực tiễn lao động sản xuất
- Hiệu quả đề tài
Phần II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học của vấn đề
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
– Khái niệm trải nghiệm
Theo Từ điển tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên), trải nghiệm có nghĩa là trải qua, kinh qua. Còn theo từ điển Wikipedia, trải nghiệm hay kinh nghiệm (tiếng Anh: experience) là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện, một chủ đề có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp.
Trong giáo dục, khái niệm được hiểu như sau: “Hoạt động trải nghiệm là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà HS cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn” .
Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Hiện nay, giáo dục trải nghiệm đang phát triển và hình thành mạng lưới rộng lớn những cá nhân, tổ chức giáo dục, trường học trên toàn thế giới cũng như ở Việt
Nam. UNESCO cũng nhìn nhận giáo dục trải nghiệm như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỉ tới. Trong đó, học tập trải nghiệm là cốt lõi của giáo dục trải nghiệm. Học tập trải nghiệm được tiến hành qua 5 bước sau:
Bước 1) Trải nghiệm: Người học làm, thực hiện một hoạt động tuân theo các hướng dẫn cơ bản về an toàn, tổ chức hoặc quy định về thời gian, HS trước khi làm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 5
- 589
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 498
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 463
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 458
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 511
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 541
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 440
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 566
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 533
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 409
- 10
- [product_views]