SKKN Tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hứng thú học tập môn TNXH cho học sinh lớp 1 (KNTT) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT1042 Copy
Môn: | Tự nhiên và xã hội |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 288 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 11 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 11 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hứng thú học tập môn TNXH cho học sinh lớp 1 (KNTT) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a) Trò chơi “Ai đúng hơn”
b) Trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”
c) Trò chơi Đố bạn
d) Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
e) Trò chơi “Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
- Tên báo cáo biện pháp: Tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hứng thú học tập môn TNXH cho học sinh lớp 1 (KNTT)
- Tác giả:
– Họ và tên:
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: …. Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông mới kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Chương trình sẽ có nhiều điểm mới hướng đến việc ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế cho học sinh. Trên cơ sở đó, Bộ khuyến khích sử dụng nhiều phương pháp dạy học gắn chặt với hình thức tổ chức dạy học tùy vào điều kiện, đối tượng cụ thể mà có những cách như xây dựng trò chơi, học trong lớp, học ngoài trời,…
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy môn TNXH lớp 1 là một môn học cũng không kém phần quan trọng. Tạo điều kiện để trẻ chiếm lĩnh những kiến thức cơ bản ban đầu về các bộ phận trên cơ thể, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn, biết được các thành viên trong gia đình, lớp học, nhận biết được một số cây và con vật. Qua quá trình giảng dạy nhiều năm, tôi nhận ra phương pháp sử dụng trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, tạo cơ hội rèn kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh, duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
Vì vậy, để thực hiện một tiết học “ Nhẹ nhàng – Tự nhiên – Hiệu quả ” việc tổ chức trò chơi học tập đối với học sinh lớp 1 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là một trong những yêu cầu cần thiết, nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Bộ sách TNXH lớp 1 Kết nối tri thức với cuộc sống thiết kế nội dung bám sát chương trình giáo dục phổ thông đổi mới 2018, thể hiện phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa, lịch sử, địa lý của nước ta hiện nay. Đối với học sinh lớp 1 việc “ Tổ chức trò chơi học tập môn tự nhiên xã hội” là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết, làm cho quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, các em thấy vui hơn, nhẹ nhàng hơn. Nếu các em được tham gia vào các trò chơi bổ ích và lí thú, thì đó là điều kì diệu với các em. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hứng thú học tập môn TNXH cho học sinh lớp 1 (KNTT)”
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1B trường tiểu học …
Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức trò chơi khi dạy môn TNXH lớp 1
3. Mục đích nghiên cứu.
Biện pháp nhằm đưa ra các cách tổ chức trò chơi phù hợp với môn TNXH lớp 1, từ đó giúp các em hứng thú trong học tập, kích thích tư duy sáng tạo để mở rộng sự hiểu biết của các em.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
Từ thực tế giảng dạy trên lớp ta có thể thấy rõ “trò chơi học tập” là giải pháp quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học. Trò chơi có những qui định và luật lệ nhất định, song tổ chức trò chơi phải mang tính thi đua và đòi hỏi sự tự giác của học sinh thì mới mang lại kết quả cao. Do đó khi tham gia học sinh cần phải vận dụng hết khả năng của mình, tập trung cao độ sự hiểu biết cùng với trí thông minh và sáng tạo của bản thân đó là yếu tố rất thuận lợi . Những giáo viên tổ chức trò chơi cần tránh để các em chơi quá thời gian qui định, khiến trò chơi không đem lại hiệu quả cao.Vì vậy khi tổ chức trò chơi cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:
1) Chuẩn bị:
– Trò chơi phải đúng theo yêu cầu, đạt được mục đích, phải phù hợp với kiến thức và kĩ năng của học sinh .
– Trò chơi phải cuốn hút 100% HS tham gia
– Luật chơi phải rõ ràng, công bằng, khách quan.
2) Tiến hành :
– Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi
– Khi giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để phục vụ trò chơi
– Yêu cầu HS tham gia một cách chủ động
3) Đánh giá:
– Đánh giá đúng thực chất kết quả sau mỗi lần chơi. GV nên có những nhận xét tuyên dương kịp thời, chính xác, đầy đủ cụ thể ưu khuyết điểm của từng nhóm hoặc cá nhân tham gia trò chơi
4) Một số trò chơi bổ ích môn Tự nhiên và xã hội
a) Trò chơi “Ai đúng hơn”
– Áp dụng vào bài 20 “Cơ thể em” (trang 82 TNXH 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian: 5 phút
Mục đích: giúp học sinh kể đúng và nhanh các bộ phận trên cơ thể người
Luật chơi: kể đúng tên các bộ phận trên cơ thể người
Hình thức tổ chức: theo nhóm
Chuẩn bị: Tranh cơ thể người phóng to
Cách tiến hành:
+ Giáo viên treo tranh vẽ cơ thể người đã được phóng to lên bảng
+ Yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn lên chơi
+ Tùng học sinh được cử lần lượt lên bảng vừa chỉ vừa nói tên các bộ phận của cơ thể. Trong một phút bạn nào kể đúng và nhiều tên bộ phận của cơ thể là bạn đó thắng.
Kết thúc trò chơi tuyên dương nhóm có bạn thắng cuộc.
b) Trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ” :
– Mục đích: củng cố qui tắc đèn hiệu, giúp học sinh bết thực hiện theo những qui định về trật tự an toàn giao thông
Thời gian: 5 phút
Chuẩn bị: Một số tấm bìa hình vuông . Trên mỗi tấm bìa có vẽ hình xe đạp, xe máy, xe ô tô, người đi bộ…; 2 tấm bìa hình tròn ( Một màu xanh, một màu đỏ) cả tấm bìa có dây để đeo trước ngực
Luật chơi: Thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông
Hình thức tổ chức: Theo nhóm
Cách tiến hành: GV dùng phấn kẻ một ngã tư đường phố ở sân trường hoặc lớp học. GV hướng dẫn cách chơi như sau: Lần lượt từng nhóm lên đóng vai: mỗi em mang một tấm bìa như đã chuẩn bị trên. Khi nghe có hiệu lệnh “ bắt đầu” các em sẽ thực hiện theo nhiệm vụ phân công của mình .Ai vi phạm luật sẽ bị phạt bằng cách nhắc lại các qui tắc đèn hiệu
Lưu ý: HS đóng vai đèn hiệu trưởng thay đổi vị trí và HS tham gia chơi phải luôn luôn quan sát đèn hiệu để đi hoặc dùng lại cho đúng.
– Áp dụng bài 13 “An toàn trên đường” (trang 54 TNXH 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Tự nhiên và xã hội (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Tạo hứng thú giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Tự nhiên và xã hội (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 (Bộ sách kết nối tri thức)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]