SKKN Ứng dụng một số nền tảng CNTT trong quá trình kiểm KTĐG môn Giáo dục công dân/Giáo dục Kinh tế và Pháp luật góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT – GDPT 2018
- Mã tài liệu: MP0976 Copy
Môn: | GDKT&PL |
Lớp: | 10;11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 412 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 78 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 1 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 78 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 1 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng một số nền tảng CNTT trong quá trình kiểm KTĐG môn Giáo dục công dân/Giáo dục Kinh tế và Pháp luật góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT – GDPT 2018″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Ứng dụng nền tảng trực tuyến Azota.vn vào quá trình kiểm tra đánh giá bài tập về nhà góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh.
3.2. Ứng dụng nền tảng trực tuyến Padlet vào quá trình đánh giá hồ sơ học tập góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh
3.3. Ứng dụng nền nền tảng trực tuyến Google Classroom vào việc đánh giá sản phẩm dự án học tập góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh .
3.4. Ứng dụng nền tảng Google Trang tính Excel vào quá trình đánh giá đồng đẳng các sản phẩm học tập nhằm phát triển năng lực số cho học sinh ..
3.5. Ứng dụng nền tảng công nghệ Class123 vào quá trình đánh giá quan sát hoạt động học tập góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chon đề tài
Từ hai thập kỷ qua, khi CNTT, mạng lưới Internet được sử dụng rộng rãi trong Giáo dục và Đào tạo thì việc chuyển đổi số cũng đã được đặt ra. Những tiến bộ về CNTT và sự thâm nhập của mạng Internet đã dẫn tới những sáng kiến về giáo dục mở với sự xuất hiện của các khóa học trên nền tảng công nghệ số, với sự ra đời của các chương trình ứng dụng học tập, kiểm tra đánh giá, giúp giáo viên và học sinh đạt được những hiệu quả lớn trong dạy và học. Sự ra đời và ngày càng phát triển về cả thị trường công nghệ trong Giáo dục và Đào tạo cho thấy “Giáo dục số” đang phát triển mạnh mẽ.
Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Quyết định số 131/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ: Phê duyệt Đề án: ‘Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” cũng đã có hiệu lực từ ngày 25/01/2022. Như vậy, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực y tế. Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.
Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy. Việc này đã dần thay đổi phương pháp dạy học và KTĐG truyền thống sang xu thế tích cực, hiện đại, hiệu quả, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và phát triển được nhiều năng lực trong quá trình học tập. Việc KTĐG có nhiều đổi mới, cải tiến dựa trên nền tảng CNTT. Nhiều bài thi được thực hiện trên máy vi tính, các phần mềm hỗ trợ bài thi và chấm bài được giáo viên ứng dụng vào giúp rút ngắn thời gian chấm bài, độ chính xác cao, học sinh được nhận kết quả phản hồi ngay lập tức khi hoàn thành mà không cần mất thời gian chờ đợi. Đặc biệt, trường hợp học sinh không thể đến trực tiếp lớp học để KTĐG vì lý do chính đáng thì việc tổ chức KTĐG trực tuyến là phù hợp. Đặc biệt, CNTT giúp cho giáo viên đánh giá được nhiều hình thức, phương diện của người học một cách khách quan và toàn diện. Tuy nhiên, việc giáo viên ứng dụng CNTT vào quá trình KTĐG góp phần hình thành năng lực số cho học sinh thì vẫn còn rất hạn chế và chưa có hiệu quả. Đó là, mức độ năng lực ứng dụng CNTT của các thầy cô chưa cao, chưa thực hiện đa dạng hóa các hình thức KTĐG, mới chỉ áp dụng cho kiểm tra trắc nghiệm một cách đơn điệu, thậm chí rất nhiều thầy cô chưa bao giờ ứng dụng công nghệ số vào KTĐG. Mục tiêu phát triển năng lực phẩm chất người học chưa được đầu tư và chú trọng, đặc biệt chưa bao giờ biết khái niệm “Phát triển năng lực số” cho học sinh.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong thời điểm hiện nay, việc ứng dụng nền tảng CNTT vào quá trình KTĐG học sinh là một vấn đề rất cần thiết của ngành giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học, thực hiện được những mục tiêu mới: phát triển phẩm chât và năng lực cho người học theo quan điểm của Đảng ta hiện nay.
Từ những lý do trên, sau hai năm nghiên cứu, trực tiếp giảng dạy, đánh giá học sinh, nhóm chúng tôi thu được một số kết quả nhất định ban đầu. Vì vậy, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến: “Ứng dụng một số nền tảng CNTT trong quá trình kiểm KTĐG môn Giáo dục công dân/Giáo dục Kinh tế và Pháp luật góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An”.
- Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình kiểm KTĐG môn GDCD/GDKT&PL góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất cách thức ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình kiểm KTĐG môn GDCD/GDKT&PL góp phần hình thành và phát triển năng lực số, phát huy tính tích cực, chủ động cho người học, đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có phẩm chất, năng lực tốt, có khả năng sử dụng tốt CNTT, thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển đời sống cộng đồng.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm việc ứng dụng một số nền tảng CNTT trong quá trình kiểm KTĐG môn GDCD/GDKT&PL góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đã tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm tại đơn vị công tác và có ứng dụng rộng rãi, phù hợp với các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.
VI. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài
Đề tài này có khả năng áp dụng và triển khai KTĐG cho học sinh trung học phổ thông, giúp các thầy cô dạy môn GDCD/GDKT&PL bậc THPT tham khảo. Đề tài hoàn toàn phù hợp với các đối tượng học sinh THPT trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu; Thời gian nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu những vấn đề về việc ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình kiểm tra, đánh giá góp phần phát triển năng lực số cho học sinh.
- Nghiên cứu thực tiễn.
+ Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế
+ Khảo sát, xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp.
+ Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu trong thời gian 2 năm: Năm học 2021-2022; Năm học 2022-2023.
VI. Tính mới của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu, đề xuất và đúc rút kinh nghiệm thành công việc ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình kiểm KTĐG môn GDCD/GDKT&PL theo định hướng phát triển năng lực, góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực, đặc biệt góp phần hình thành năng lực số cho học sinh THPT một cách tương đối đầy đủ.
Mặt khác, đề tài đã vận dụng đa dạng hình thức, phương pháp KTĐG học sinh theo định hướng phát triển năng lực, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp KTĐG theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Đề tài cũng đã xây dựng và thực hiện những công cụ kiểm tra đánh giá cụ thể cho học sinh, xây dựng được các tiêu chí đánh giá sau mỗi hoạt động của học sinh, giúp cho giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá bản thân mình một cách chính xác. Giúp học sinh tích cực, chủ động, say mê, hào hứng trong quá trình tham gia KTĐG, phát huy hết những điểm mạnh, hạn chế những nhược điểm của bản thân, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực của mình, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Đề tài cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn GDCD/GDKT&PL cấp THPT.
Đặc biệt, đề tài đã thực hiện có kết quả nhất định, góp phần hình thành và phát triển được các năng lực số cho học sinh như: năng lực học tập và phát triển kỹ năng số, năng sử dụng máy tính và các phần mềm liên quan Internet (hoặc mạng), năng lực cần thiết để xác định vị trí và đánh giá thông tin, lưu trữ và truy xuất thông tin, năng lực sử dụng thông tin hiệu quả, năng lực hiểu và tự biết chăm sóc sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của mình trong môi trường số. như sự an toàn, quyền riêng tư… Đây là một trong những nhóm năng lực rất cần thiết cho nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu cho đất nước hiện nay.
VII. Tính hiệu quả
Đề tài đã được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình dạy học, đã được áp dụng tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An và đem lại hiệu quả tương đối tốt. Đề tài này giúp giáo viên thực hiện được đa dạng hóa hình thức KTĐG học sinh, đồng thời ứng dụng một số nền tảng CNTT vào quá trình KTĐG, giúp học sinh tiếp cận và hình thành được năng lực số, góp phần đáp ứng được mục tiêu của Đảng và nhà nước ta trong quá trình thực hiện các chính sách về chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số vấn đề về CNTT và Năng lực số
1.1.1. Một số khái niệm
Công nghệ thông tin: là một nhánh nghành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trử, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. (Wikipedia)
Nền tảng Công nghệ thông tin: là nhóm các công nghệ được sử dụng nhằm mục đích phát triển các quy trình công nghệ khác. Nhìn chung, nền tảng công nghệ bao gồm phần cứng và phần mềm, ngoài ra còn bao gồm môi trường lưu trử, hoạt
động, tính toán với tính bảo mật cao. (The Unique Solutin)
Năng lực số: là việc sử dụng một cách tự tin và có ý nghĩa quan trọng của công nghệ xã hội thông tin cho công việc, giải trí, học tập và giao tiếp. Nó được củng cố bởi các kỹ năng cơ bản trong CNTT-TT, tức là việc sử dụng máy tính để truy xuất, truy cập, lưu trữ, sản xuất, trình bày và trao đổi thông tin, giao tiếp và tham gia vào các mạng cộng tác thông qua internet. (Theo Từ điển Tiếng Việt)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 10
- [product_views]